Các cuộc thi truyền hình: Mất công tìm quán quân để làm gì?
Truyền hình đang nở rộ các cuộc thi tìm kiếm tài năng. Các Cty truyền thông đua nhau mua bản quyền truyền hình từ nước ngoài, đầu tư con số giải thưởng “khủng” nhằm mục đích cuối cùng: Tìm ra người chiến thắng.
Nhưng tìm người chiến thắng để làm gì khi đa số những người chiến thắng ấy chỉ như que diêm: Lóe sáng một lần rồi vụt tắt!
Quán quân: “Im thin thít và lặn mất tăm”
Thần tượng âm nhạc ( Việt Nam Idol) xứng đáng là chương trình đứng vị trí số 1 về việc tìm kiếm những thần tượng nhanh chóng “rơi rụng” nhất. Đây được xem là chương trình truyền hình thực tế mua bản quyền đã lâu năm hơn so với Giọng hát Việt hay Tìm kiếm Tài năng Việt Nam. Thần tượng âm nhạc lên sóng lần đầu tiên vào ngày 23-5-2007, đã nhanh chóng thu hút được một lượng lớn khán giả. Trải qua 4 mùa thi, chương trình có 4 người chiến thắng là: Phương Vy, Quốc Thiên, Uyên Linh, Ya Suy và 4 người về nhì: Ngọc Ánh, Thanh Duy, Văn Mai Hương, Hoàng Quyên. Thế nhưng, có một vài cái tên gần như đã mất hút trên con đường nghệ thuật như: Ngọc Ánh, Thanh Duy. Quốc Thiên có những tác phẩm âm nhạc nhưng quá ít ỏi và cũng không còn nhiều người nhớ tên. Phương Vy vẫn cầm chừng trên con đường âm nhạc. Văn Mai Hương và Uyên Linh đang có những bước đi rõ rệt nhưng cũng chưa tạo được “sóng” như khi họ còn trong cuộc thi, còn Hoàng Quyên mới chỉ có những bước khởi đầu.
Đáng nói hơn cả là người chiến thắng lần gần đây nhất, năm 2012: Ya Suy, sau cuộc thi trở về làm một anh nông dân chính hiệu, chưa có bất cứ một dự án âm nhạc nào. Tất nhiên, khán giả biết rõ sẽ có kết quả như vậy, bởi Ya Suy xét về giọng hát không thật xuất sắc, lại cũng không nhanh nhạy để có thể “dấn thân” vào nghệ thuật. Có lẽ bởi vì sự trong sáng, thật thà hiếm thấy của anh, mà khán giả đã chọn anh trở thành người chiến thắng. Nhưng dẫu sao, chuyện chàng ca sĩ này rút lui hẳn trên “bản đồ âm nhạc” cũng đã ngầm được đoán trước.
4 thí sinh đi sâu nhất của The Voice Việt mùa thứ nhất không có nhiều hoạt động nổi bật sau cuộc thi.
Trở lại trường hợp của Uyên Linh – “cơn chấn động” thực sự tại Việt Nam Idol năm 2010 khi người ta cho rằng, cô sẽ là một Diva mới. Tại cuộc thi đó, cô chiến thắng áp đảo, nhưng sau 2 năm, cái tên Uyên Linh “lặng” dần, không chiến thắng trong các giải thưởng uy tín về âm nhạc, nên cái tên đó hẳn không khỏi làm thất vọng bao nhiêu chờ đợi.
Tiếp đó là trường hợp của Tìm kiếm tài năng Việt Nam. Rời khỏi cuộc thi, quán quân hai mùa giải là cặp đôi nhí Đăng Quân – Bảo Ngọc và chàng “luật sư hát” Trần Hữu Kiên như quay về số 0 tròn trĩnh. Không mấy người nhớ, không còn tham gia hoạt động nghệ thuật có tính quảng đại nổi bật nào. Và biết đâu, đó cũng là cái kết cho những quán quân tiếp theo của chương trình này.
Video đang HOT
Giọng hát Việt có thể là chương trình đang “ nóng” hơn cả nhờ vào format chương trình mới lạ. Hương Tràm ngay sau khi đăng quang quán quân đã có thêm giải Cống hiến, nhưng chừng đó chưa cho thấy những bước đi trong âm nhạc một cách rõ ràng của cô. Còn lại những người đã đi “sâu” vào cuộc thi khác như: Kiên Giang, Xuân Nghi đều đang rơi dần vào quên lãng.
Chính việc người chiến thắng sẽ làm gì sau khi bước ra từ các cuộc thi là một phần để người hâm mộ cảm thấy họ có còn hào hứng đón xem các chương trình nữa hay không. Rất tiếc, nếu nhìn vào thực tế đang diễn ra, nhiều người không khỏi hoài nghi về mục đích tìm ra quán quân của những chương trình truyền hình hiện nay.
Ya Suy về làm nông dân sau khi chiến thắng tại Việt Nam Idol 2012.
Cuối cùng vẫn là… kinh doanh giải trí
Tất cả các chương trình truyền hình thực tế của chúng ta đều mua bản quyền từ nước ngoài. Nhưng tại Mỹ, nhà sản xuất America’s Got Talent đã rất phiền lòng. Dù họ đã mời siêu mẫu Heidi Klum làm giám khảo với kỳ vọng thu hút khán giả. Tuy nhiên, tỷ suất người xem chương trình thời gian qua vẫn ở mức ảm đạm. Theo đánh giá của giới phê bình, các chương trình truyền hình thực tế ở Mỹ gần đây đang thoái trào. Mới đây, chương trình American Idol đã phải hủy 10 trong số 40 chương trình của tour diễn mùa hè sau khi cuộc thi kết thúc. Việc hủy một lúc 10 chương trình làm dậy lên những đồn đoán rằng ban tổ chức không bán được vé. Đĩa đơn mới của quán quân Candice Glover và á quân Kree Harrison cũng có doanh số bán ra thấp nhất trong lịch sử American Idol.
Những món ăn giải trí trên thế giới đã rơi vào thoái trào mà chúng ta vẫn mê mải đầu tư tiền của và công sức để thực hiện. Thậm chí đầu tư giải thưởng cho người chiến thắng cũng lên đến nửa tỷ đồng hoặc hơn. Lý do là vì sao? Phải chăng vì món ăn đó “cũ người” nhưng vẫn đang “mới ta”? – Đó chỉ là một phần nổi của tảng băng mà thôi.
Tại một số nước tại châu Âu và Mỹ, người xem truyền hình phải trả tiền, vì vậy, để hút người xem, mỗi kênh truyền hình phải đầu tư những chương trình có chất lượng nhất định. Tỷ suất người xem vừa là tiền bạc vừa là tên tuổi của kênh truyền hình đó. Vì vậy nếu chương trình đó giảm sức hút, người ta có thể ngừng ngay, không sản xuất tiếp các mùa tiếp theo hoặc cắt giảm số lần lên sóng…
Còn tại Việt Nam, không có một thước đo cụ thể nào về tỷ suất người xem, bao giờ cũng rất chung chung kiểu: Thu hút rất đông khán giả. Nhưng chương trình vẫn lên sóng đều đặn chỉ để: Quảng cáo. Nếu so sánh, tại phiên bản The Voice Mỹ, thời gian dành cho mỗi lần quảng cáo khoảng chưa đầy một phút, một chương trình không quảng cáo quá hai lần và chủ yếu là quảng cáo cho chính cuộc thi đó. Còn ở Việt Nam, các chương trình bị cắt xẻ từ 3-4 lần để quảng cáo. Mỗi lần quảng cáo gần 15 phút. Mặc cho khán giả than phiền về độ mệt mỏi, nhà đài vẫn quảng cáo. Như vậy, việc đua nhau tổ chức các cuộc thi, treo giải thưởng cao, nói cho cùng là để thu hút quảng cáo.
Tại Việt Nam, sau cuộc thi, chuyện thí sinh “lặn mất tăm” cũng dễ hiểu bởi chính các show truyền hình thực tế, các nhà sản xuất đã bỏ quên thí sinh của mình. Phải chăng, mục đích trước tiên của họ là kinh doanh giải trí?
Theo PL&XH
American Idol: Nào cùng đếm ngược!
Đêm thi "American Idol" cuối cùng đã kết thúc, giờ cuộc chiến là của các khán giả.
Nếu như The Voice US vẫn còn vài tuần nữa mới khép lại, American Idol giờ đây đang là một trò chơi đếm ngược. Chỉ còn chưa đầy 24 giờ nữa, cái tên quán quân mùa giải 12 sẽ được xướng lên. Tối 15/5 (giờ địa phương), Candice Glover và Kree Harrison đã có trận quyết chiến cuối cùng, phần việc còn lại là ở khán giả Mỹ.
"Chasing Pavements" - Candice Glover
"Angel" - Kree Harrison
Cặp đôi thí sinh Top 2 mở hàng cho đêm thi cuối cùng với các ca khúc do Simon Fuller lựa chọn: Kree thể hiện Angel (Sarah McLachlan) còn Candice thể hiện Chasing Pavements (Adele). Tiếp đó, hai cô gái thể hiện những ca khúc chiến thắng của riêng mình: Kree với bản Power Ballad All Cried Out còn Candice với I Am Beautiful. Trong phần cuối cùng, Kree và Candice lên sân khấu với ca khúc mà mình yêu thích nhất trong mùa giải. Candice làm khán giả và BGK "rụng tim" trong I (Who Have Nothing)(Ben E King), Kree cuốn hút với Up To The Mountain (Patty Griffin).
"I Am Beautiful" - Candice Glover
"All Cried Out" - Kree Harrison
"Cô vừa đưa đêm diễn tối nay lên một tầm cao mới", Randy Jackson thốt lên đầy phấn khích sau khi Candice biểu diễn ca khúc của Ben E King. Mariah Carey cũng bị ấn tượng mạnh: "Tôi biết rằng tôi sẽ còn nghe cô hát trong nhiều năm tới nữa. Chúa phù hộ cho cô". Về phần Nicki Minaj, sau khi trêu Candice vì lần đầu khoe chân trong suốt mùa giải nhờ chiếc váy ngắn, ngôi sao Starships gọi nữ thí sinh tài năng là một "siêu sao" với khả năng "làm chủ sân khấu" dù cho đang có 7.000 khán giả theo dõi trực tiếp vào hàng triệu người xem ở nhà.
"I (Who Have Nothing)" - Candice Glover
"Up To The Mountain" - Kree Harrison
Các khán giả Mỹ có 4 tiếng đồng hồ sau khi đêm thi Top 2 kết thúc để bình chọn. Kết quả sẽ được công bố vào tối thứ năm 16/5 (giờ địa phương).
"I Take A Picture" - Carly Rae Jepsen
Biểu diễn trong đêm thi tối 15/5 có Carly Rae Jepsen với ca khúc I Take A Picture.
Theo Kenh 14
Chiến thắng của Hương Tràm, Ya Suy và câu chuyện về khán giả Không phải các lựa chọn của khán giả lúc nào cũng chính xác hoàn toàn. Ya Suy - Người chiến thắng của riêng mỗi khán giả Ya Suy rõ ràng đang là người chiến thắng kém thuyết phục nhất nếu quan sát theo cách nhìn của giới chuyên môn và người làm nghề. Giọng hát trung bình, ngoại hình không nổi bật -...