Các cuộc gặp bên lề G20 chỉ tập trung an ninh, chính trị
Bên lề hội nghị G20 đã diễn ra các cuộc gặp song phương Mỹ-Nga, Trung Quốc-Hàn Quốc.
Bên lề ngày hội nghị G20 thứ hai ở Hàng Châu (Trung Quốc) 5-9 tiếp tục diễn ra một số cuộc gặp song phương: Mỹ-Nga, Trung Quốc-Hàn Quốc. Nội dung các cuộc gặp chỉ tập trung an ninh, chính trị.
Obama, Putin bàn về Syria, Ukraine
Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin diễn ra 90 phút, lâu hơn thời gian dự kiến, ông Dmitry Peskov – người phát ngôn tổng thống Nga nói với hãng tin RIA (Nga). Các chủ đề chính trong cuộc gặp của hai lãnh đạo là Syria và Ukraine.
Hai ông Obama và Putin chưa thống nhất được sẽ kết thúc xung đột giữa phe nổi dậy và chính phủ Syria như thế nào, tuy nhiên cam kết sẽ tiếp tục thương lượng về vấn đề này. Hai lãnh đạo đã chỉ đạo hai phái đoàn thương lượng hai nước tiếp tục làm việc trong tuần này.
Tổng thống Nga Putin (trái) và Tổng thống Mỹ Obama tại cuộc gặp. Ảnh: REUTERS
Trong ngày 5-9 hai Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Nga Sregey Lavrov cũng gặp nhau khoảng một giờ, nhưng không ra tuyên bố sau cuộc gặp. Hãng tin AP (Mỹ) dẫn lời một quan chức ngoại giao cấp cao Mỹ cho biết hai Ngoại trưởng vẫn bất đồng về nhiều vấn đề.
Tập Cận Bình, Park Geun-hye nói về Triều Tiên
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye rằng Trung Quốc luôn hướng tới mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, theo Tân Hoa xã.
Về phần mình, Tổng thống Park nhận định lần thử hạt nhân thứ tư của Triều Tiên đầu năm nay kéo theo hàng loạt vụ thử tên lửa không những đã làm tổn hại nghiêm trọng hòa bình trên bán đảo Triều Tiên cũng như khu vực, mà còn gây thách thức cho quan hệ giữa Hàn Quốc và Trung Quốc, theo Yonhap.
Video đang HOT
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye tại cuộc gặp. Ảnh: REUTERS
Ông Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc phản đối Hàn Quốc đồng ý để Mỹ triển khai hệ thống tên lửa phòng thủ THAAD với lý do đối phó các đe dọa hạt nhân và tên lửa từ Triều Tiên.
Trong ngày 5-9, trong lúc các lãnh đạo thế giới đang dự hội nghị G20 tại Trung Quốc, Triều Tiên phóng 3 tên lửa đạn đạo Rodong tầm bắn 1.000km xuống vùng đặc quyền kinh tế của Nhật trên biển Nhật Bản mà theo Reuters là để khoe sức mạnh.
Hai năm trước, Triều Tiên đã phóng hai tên lửa đạn đạo tầm trung Rodong trong lúc Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Obama đang gặp nhau tại Hague (Hà Lan) bàn cách đối phó chương trình tên lửa Triều Tiên.
ĐĂNG KHOA
Theo PLO
Mỹ bắt tay Nga và buông Syria?
Một giải pháp chính trị cho vấn đề Syria để tập trung tiêu diệt IS, quân khủng bố...là nhu cầu tất yếu của đôi bên Nga-Mỹ và phương Tây.
Sau biến cố máy bay SU-24 của Nga bị bắn hạ thì phương Tây và Mỹ đã rút ra được 2 kết luận:
Thứ nhất, khẳng định chắc chắn rằng, dùng biện pháp quân sự để lật đổ chế độ Assad là không thể. Thứ hai, nếu để tình trạng này kéo dài thì tại Syria liên minh 3 2, gồm Nga, Syria, Iran và Hezbollah, YPG người Kurd sẽ thắng.
Đây là cơ sở để có kết luận này:
Trước hết là gần 4 năm Mỹ, phương Tây, các quốc gia Ả rập như Saudi, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ và IS đã tiến hành hoạt động quân sự nhưng vẫn chưa loại bỏ được Assad. Ngày 30/9/2015, Nga trực tiếp can thiệp quân sự vào Syria theo đề nghị của chính phủ hợp pháp Syria.
Hoạt động quân sự của Nga tại Syria khiến Mỹ-NATO bị sửng sốt, bất ngờ mà báo chí thế giới đã bàn tán, phân tích quá nhiều. Quyết tâm, ý chí, cộng với sức mạnh quân sự của Nga để đạt mục tiêu đề ra tại Syria đã chứng tỏ các lực lượng nổi dậy, khủng bố, IS dù được sự hỗ trợ, nuôi dưỡng của các thế lực bên ngoài cũng không thể là đối thủ của Nga.
Việc xuất hiện của Nga tại Syria đã chấm hết ý tưởng dùng biện pháp quân sự để lật đổ Assad.
Tương lai Syria chờ đợi cái bắt tay của hai vị Tổng thống?
Một cơ sở khác dựa trên đánh giá tình thế, thế trận chiến trường Syria hiện tại.
Có thể nói chắc chắn là trên vùng trời Syria hoàn toàn do không quân Nga làm chủ. Các lực lượng mà Nga coi là đối tượng tác chiến bị không kích suốt ngày đêm mà không có sự chống trả.
Hãng tin Thổ Nhĩ Kỳ Zaman cho biết, do không quân Nga yểm trợ hỏa lực đường không và không kích vào khu vực Jabal al-Turkman liên tục không ngừng nghỉ, sức chống đỡ và chịu đựng của lữ đoàn quân nổi dậy người Syria gốc Thổ Nhĩ Kỳ đang trên bờ vực của sự sụp đổ. Một người lính thuộc nhóm này đã phải thốt lên: "Hãy tin tôi đi, chỉ có thần thánh mới chịu được, sức chúng tôi đã cạn kiệt rồi".
Điều đó có nghĩa là lực lượng đối lập do Thổ Nhĩ Kỳ chống lưng mất hoàn toàn khả năng kiểm soát tuyến biên giới Syria Thổ Nhĩ Kỳ dài 911 km, chỉ còn lại một đoạn biên giới dài 90 km, đang nằm trong tay của IS. Khi tuyến biên giới giáp Thổ Nhĩ Kỳ bị Nga và quân đội Assad kiểm soát thì lực lượng nổi dậy, khủng bố như bị cắt "động mạch chủ" và chỉ có 3 sự lựa chọn: chết, đầu hàng và tháo chạy ra nước ngoài là không phải bàn cãi.
Quả thật, không có một lực lượng quân sự nào khi tác chiến, bị không quân các loại của đối phương tha hồ, thỏa mái, không bị giáng trả, cứ giã hết bom này đến bom kia vào đầu mà giành được chiến thắng.
Hy vọng cho đối tượng tác chiến của Nga chỉ là liệu Nga có đủ sức kéo dài mãi hay không? Trả lời của Tổng thống Nga Putin đã làm họ tiêu tan hy vọng. Putin khẳng định rằng, chiến dịch quân sự của Nga tại Syria tiêu tốn không bằng các cuộc tập trận lớn hàng năm của Nga và đây (tác chiến tại Syria) là cuộc tập trận có giá trị nhất. Rằng, sử dụng lực lượng, vũ khí trang bị của Nga tại Syria chưa phải là tất cả những gì Nga có...
Như vậy, không thiếu bom đạn để dội xuống đầu quân khủng bố và không bị giáng trả (cho đến nay, Nga chỉ hy sinh 2 người lính trong vụ SU-24 bị bắn hạ) là 2 điều kiện để Nga không lùi bước, lung lay ý chí. Nga không bị áp lực nào.
Nếu như Mỹ-NATO không can thiệp bằng không quân, lực lượng mặt đất, thì liên minh 3 2 thắng cuộc tại Syria chỉ là vấn đề thời gian. Nhưng đáng tiếc là Mỹ-NATO không có ý tưởng đưa bộ binh vào Syria để đụng độ với lực lượng không quân - vũ trụ Nga. Hiện tại trên chiến trường Syria, lực lượng mặt đất mạnh nhất để chống lại IS và các loại khủng bố khác là quân Assad và liên minh của họ. Vì vậy sẽ không là chủ quan khi nói rằng thế trận tại Syria đang do liên minh 3 2 làm chủ.
Nhưng Syria không phải là tất cả trong chiến lược Trung Đông của Nga cũng như của Mỹ - phương Tây, cho nên, tìm ra một giải pháp chính trị cho vấn đề Syria để tập trung tiêu diệt IS, quân khủng bố... là nhu cầu tất yếu của đôi bên Nga-Mỹ và phương Tây.
Sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ đến Moscow ngày 15/12, diễn biến quan hệ Nga-Mỹ có sự thay đổi có lợi cho Nga mà được coi như sự nhượng bộ lớn của Mỹ.
Ngày 16/12 Mỹ rút toàn bộ 12 chiếc máy bay F-15 (dùng để chống Nga) khỏi Thổ Nhĩ Kỳ; Ngày 18/12, Mỹ yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ rút quân khỏi Iraq và đồng thời HĐBA thông qua nghị quyết 2254 về Syria mà theo đó hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Nga.
Sự đảo ngược chính sách của Mỹ về Syria đã chứng tỏ có sự thỏa thuận giữa Nga và Mỹ và cho thấy 3 thông điệp:
1. Mỹ "nhường" chiến trường Syria cho Nga mặc sức tung hoành, đặc biệt là vùng biên giới phía Bắc giáp TNK. Điều này có nghĩa là ủng hộ sự can thiệp quân sự không giới hạn của Nga vào Syria.
Hiện tại, những trận đánh đang diễn ra ở miền bắc Syria gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có một tác động lớn trong việc định hình tương lai của Syria và cuộc xung đột bất tận của nó hơn bất kỳ nghị quyết của LHQ.
Tham gia vào cuộc chiến đấu tại khu vực này là những lực lượng hỗn hợp rất lớn: Nga, quân đội chính phủ, Iran và Shiite Hezbollah, YPG dân quân người Kurd, hầu hết các nhóm phiến quân quan trọng, bao gồm cả các tổ chức Sunni cực đoan gắn với Al Qaeda, như Nusra Front và Ahram al-Sham, và IS.
2. Nga và Mỹ không ưa việc khôi phục tư tưởng "Đế chế Ottoman" và muốn chặn đứng tham vọng địa chính trị nguy hiểm của Thổ Nhĩ Kỳ.
Nếu như bản đồ thỏa thuận vùng ảnh hưởng lực lượng người Kurd dưới đây là thật thì Thổ Nhĩ Kỳ coi như đã bị Nga và Mỹ loại ra khỏi bất kỳ sự xung đột nào tại Syria. Cả 2 dùng con bài người Kurd để kiềm chế sự "trỗi dậy" bá chủ Trung Đông của Thổ Nhĩ Kỳ...sau khi vùng ảnh hưởng dọc theo biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ bị Nga làm sạch và quản lý.
3. Để có sự nhượng bộ của Mỹ thì tác động và hành động quân sự của Nga trên chiến trường Syria là quyết định, tuy nhiên, Mỹ là cường quốc số 1 thế giới nên chỉ nhượng bộ khi được chia sẻ lợi ích. Vì thế, Nga không thể không mất gì để có được một giải pháp hòa bình cho Syriatheo quan điểm của mình. Nga đã công nhận "Quân đội Syria Tự do" FSA do Mỹ-phương tây hậu thuẫn là lực lượng đối lập để xích lại gần với phương Tây nhằm loại bỏ lực lượng khác do các nước Ả Rập hậu thuẫn... Sự nhượng bộ của Nga không chỉ trên vấn đề Syria mà bao gồm tiến trình hòa bình trong khu vực Trung Đông.
Mỹ và Nga đã đều bắt đầu chiến dịch quân sự tại Iraq và Syria và cũng đã đến lúc phải tính phương cách kết thúc chiến dịch quân sự có lợi nhất.
Kết thúc chiến tranh khó khăn hơn nhiều lần mở đầu chiến tranh.
Theo Lê Ngọc Thống
Đất Việt
Mỹ - Nga bất đồng về Syria Lãnh đạo Mỹ - Nga để ngỏ khả năng hợp tác giải quyết vấn đề Syria, nhưng bất đồng gay gắt về số phận của Tổng thống Bashar al-Assad. Hai nhà lãnh đạo Mỹ - Nga vẫn chưa đồng thuận về số phận của ông Assad - Ảnh: AFP Trước cuộc gặp hiếm hoi bên lề khóa họp Đại hội đồng Liên Hiệp...