Các cuộc đảo chính và âm mưu đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ trong 50 năm qua
Trong vòng 50 năm qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã trải qua nhiều cuộc đảo chính, gây ra hàng loạt xáo trộn trong đời sống chính trị, xã hội của đất nước này.
Đêm 15/7, các tướng lĩnh quân sự Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ tiến hành đảo chính. Cuộc đảo chính sau đó đã bị dập tắt nhưng sự bất ổn ở đất nước này vẫn chưa kết thúc. Trong vòng 50 năm qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã trải qua nhiều cuộc đảo chính. Sau đây là chi tiết của những cuộc đảo chính và âm mưu đảo chính ở đất nước này.
Người dân Thổ Nhĩ Kỳ bao vây xe tăng của nhóm đảo chính tối 15/7. Ảnh: Reuters.
Năm 1960
Ngày 2/5/1960, các sĩ quan và học viên của các trường võ bị ở Istabul và Ankara đã tổ chức một cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Người đứng đầu cuộc đảo chính là Tư lệnh lực lượng bộ binh, Tướng Cemal Gursel đã đòi cải cách chính trị trước đó. Tuy nhiên, yêu cầu của ông bị từ chối và ông từ chức. Giới chức quân sự Thổ Nhĩ Kỳ đã thành lập Ủy ban Đoàn kết Dân tộc với Tướng Gursel làm Chủ tịch để tiến hành đảo chính.
Cuộc đảo chính kết thúc với 601 người bị đưa ra xét xử, 464 người bị kết án. Ba Bộ trưởng và Thủ tướng Adnan Menderes bị tử hình. 12 người khác trong đó có Tổng thống Celal Bayar được giảm án từ tử hình xuống tù chung thân.
Năm 1971
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa tối hậu thư cho chính phủ cảnh báo rằng cần lập lại trật tự sau nhiều tháng giao tranh, biểu tình giữa phe cánh tả và những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
Vài tháng sau đó, cựu Thủ tướng Suleyman Demirel bị ép buộc từ chức và chính phủ mới được thành lập dưới sự giám sát của quân đội. Thiết quân luật được hình thành tại nhiều vùng và cho đến tháng 9/1973 mới được dỡ bỏ hoàn toàn.
Video đang HOT
Năm 1980
Ngày 12/9/2980, Tướng lĩnh cấp cao của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ Kenan Evren đã dẫn đầu tiến hành vụ đảo chính.
Cuộc đảo chính đã kéo theo những xung đột bạo lực trên đường phố giữa cánh tả và những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Các nhà chính trị hàng đầu bị bắt giữ, Quốc hội, các đảng phái chính trị, và các liên đoàn thương mại bị giải tán.
Hội đồng An ninh Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ được thành lập với 5 thành viên lên nắm quyền. Hội đồng này đã đình chỉ Hiến pháp hiện hành và thảo ra một Hiến pháp tạm thời, trong đó có quy định gần như không giới hạn quyền lực của các tướng lĩnh quân sự.
Tướng Kenan Evren sau đó đã lên làm Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ trong 7 năm tiếp theo.
Năm 1997
Cuộc đảo chính ngày 18/6/1997 diễn ra do Tướng Mustafa Kemal Ataturk dẫn đầu. Phe đảo chính cho rằng Thủ tướng Necmettin Erbakan đã gây ra sự mất ổn định của đất nước.
Dưới sức ép của quân đội, giới doanh nhân, tư pháp và các nhà chính trị gia, Thủ tướng Erbakan đã từ chức.
Năm 2007
Nhóm Ergenekon lần đầu xuất hiện trở lại sau rất nhiều năm vắng bóng trên chính trường. Trong một chiến dịch truy quyết ở Istanbul, Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã phát hiện nơi ẩn náu của các thành viên nhóm này cùng kho vũ khí, đạn dược. Hàng trăm người bị bắt giữ với cáo buộc có âm mưu đảo chính chống lại chính phủ của Thủ tướng Tayyip Erdogan.
Tòa đã kết án 275 người trong đó có nhiều luật sư, nhà báo bị tuyên bố là có tội. Hồi đầu năm nay, phiên tòa xét xử những người này đã được tiếp tục mở với tuyên bố của chính phủ rằng nhóm Ergenekon không còn tồn tại.
Năm 2010
Một tờ báo tiết lộ âm mưu đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ được đặt tên là Sledgehammer nhằm mục đích kích động sự hỗn loạn trong xã hội để lật đổ đảng Công lý và Phát triển (AK) của ông Erdogan./.
Theo VOV
Tội phạm có tổ chức chuyên nghiệp và phức tạp hơn
Đó là khẳng định của trung tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016 do Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an tổ chức tại TP.HCM ngày 29.6
Tội phạm có tổ chức chuyên nghiệp và phức tạp hơn
Các vụ phạm tội liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ tăng 136,7%
Phát hiện nhiều vụ phạm pháp
Theo số liệu thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2016, Bộ Công an đã góp phần làm giảm 4,66% số vụ phạm pháp hình sự, tỷ lệ điều tra khám phá án đạt cao 78,47%, án kinh tế phát hiện nhiều hơn 20,96%, án tham nhũng nhiều hơn 7,89%, số vụ buôn lậu nhiều hơn 30,33%, số vụ sản xuất, vận chuyển buôn bán hàng cấm nhiều hơn 12,76%, số vụ trốn thuế nhiều hơn 8,91%, tội phạm sử dụng công nghệ cao phát hiện nhiều hơn 21,6%, vi phạm về môi trường phát hiện nhiều hơn 38,64%, ma túy nhiều hơn 32,93%, bắt truy nã tăng 6,9%.
Tại hội nghị, trung tướng Phan Văn Vĩnh đánh giá, trong 6 tháng đầu năm 2016, toàn lực lượng đã triển khai quyết liệt
2 đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm trên phạm vi toàn quốc, và có nhiều kế hoạch, biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm trên các địa bàn trọng điểm, góp phần giải quyết những vấn đề bức xúc nổi lên, nhất là tham gia hiệu quả việc giải quyết sự cố môi trường tại các tỉnh miền Trung. Tuy nhiên, diễn biến tình hình tội phạm còn phức tạp. Chất lượng công tác điều tra xử lý tội phạm mặc dù đã được tăng cường chỉ đạo, kiểm tra nhưng còn xảy ra sai sót, nhất là ở cơ sở, điển hình là vụ quán cà phê Xin Chào ở Bình Chánh (TP.HCM) gây bức xúc dư luận. Ngoài ra, hiệu quả trấn áp tội phạm hình sự chưa đủ mạnh, đạt hiệu quả chưa cao, một số vụ án khiến dư luận quan tâm chưa được làm rõ như vụ bắn Trưởng công an TP.Phủ Lý (Hà Nam), vụ án giết 2 người ở TX.Cai Lậy (Tiền Giang)...
Trung tướng Vĩnh phân tích, tội phạm có tổ chức có dấu hiệu phức tạp trở lại trên nhiều tuyến, địa bàn trong cả nước, chủ yếu liên quan đến hoạt động bảo kê, cho vay nặng lãi, siết nợ, đòi nợ thuê, tổ chức các hoạt động cờ bạc, cá độ bóng đá. Nhiều băng nhóm lưu manh côn đồ dùng súng, lựu đạn và hung khí như dao, lê, mã tấu gây ra các vụ đâm chém nhau, có vụ hàng chục đối tượng tham gia, thậm chí vào cả bệnh viện truy sát nạn nhân gây bức xúc dư luận xã hội, xảy ra ở các địa phương như TP.HCM, Bình Định, Quảng Ngãi, Hải Dương, Phú Thọ, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Ninh Bình, Đắk Lắk. Trong khi hoạt động của các băng nhóm diễn ra phức tạp như vậy thì công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ còn nhiều sơ hở, tiềm ẩn nguy cơ tội phạm sử dụng gây án nghiêm trọng, các vụ phạm tội liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ phát hiện tăng 136,7%, nhiều vụ vận chuyển mua bán trái phép vũ khí, vật liệu nổ số lượng lớn tại Lai Châu, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Quảng Nam, Tây Ninh.
Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát cho hay đối với tội phạm trộm cắp tài sản mặc dù có giảm 11,39% nhưng hình thành nhiều đường dây, ổ nhóm trộm cắp hoạt động chuyên nghiệp hơn, nhất là trộm két sắt, tiệm vàng, công sở, trộm cắp xe máy từ một số tỉnh phía nam đưa sang Campuchia tiêu thụ. Hay tình trạng vỡ nợ "tín dụng đen" cũng có dấu hiệu bùng phát trở lại.
Tội phạm kinh tế tăng cao
Tại hội nghị, thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng cũng cho biết thêm, tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu cũng đáng báo động. Qua nắm tình hình nhận thấy tội phạm kinh tế xảy ra nhiều hơn 20,96% so với cùng kỳ năm 2015, tội phạm tham nhũng ngày càng tinh vi, xảy ra nhiều nơi, gây bức xúc dư luận xã hội. Sau khi một số vụ án lớn trong lĩnh vực ngân hàng bị phát hiện, điều tra xử lý, các ngân hàng thương mại cổ phần tự điều chỉnh hoạt động theo quy định của pháp luật, nhưng tội phạm kinh tế vẫn xảy ra nhiều và gây thiệt hại lớn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Thủ đoạn chính vẫn là thông đồng, móc ngoặc giữa các nhóm đối tượng trong và ngoài ngân hàng để trục lợi hoặc cố ý làm trái quy định nhà nước...
Thiếu tướng Hùng đặc biệt nhấn mạnh về an toàn vệ sinh thực phẩm đã, đang diễn ra đáng báo động trong hầu hết các công đoạn chế biến và các ngành thực phẩm, nhất là lĩnh vực nhập khẩu, chế biến thực phẩm, giết mổ, vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch, nhập khẩu và kinh doanh thực phẩm đông lạnh đã hư hỏng, đặc biệt là sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, sử dụng kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y gây tồn dư trong rau, củ, quả và thực phẩm diễn ra rất nghiêm trọng. Đây đều là những vấn đề quan tâm và bức xúc của người dân và toàn xã hội hiện nay.
Phát biểu tại hội nghị, trung tướng Vĩnh chỉ đạo, 6 tháng cuối năm 2016, dự báo xu hướng tình hình tội phạm sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Các tội phạm theo kiểu "xã hội đen" có dấu hiệu hoạt động mạnh trở lại... nên lực lượng cảnh sát cần tăng cường kiểm tra, hướng dẫn công tác điều tra, xử lý tội phạm, phòng chống oan sai, bức cung, nhục hình. Đặc biệt các đơn vị tăng cường biện pháp tấn công trấn áp tội phạm, giải quyết vấn đề phức tạp nổi lên về tội phạm và trật tự xã hội trên tuyến địa bàn trọng điểm. Đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tội phạm kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại, hàng cấm, hàng giả... theo chỉ đạo của Bộ.
Tặng 100 xe gắn máy để săn bắt cướp
Sáng 29.6, Công an TP.HCM tiếp nhận 100 xe gắn máy do Công ty CP Nova Bắc Nam 79 trao tặng. Tại buổi tiếp nhận, trung tướng Bùi Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết sẵn sàng ủng hộ các đề xuất tham mưu của CATP cho Thành ủy, UBND TP.HCM về việc trang bị thêm phương tiện, vũ khí, thiết bị, công nghệ hiện đại cần thiết cho công tác trấn áp tội phạm để đảm bảo an ninh trật tự xã hội (ANTTXH) trên địa bàn. Về việc phát huy công tác phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, trung tướng Bùi Văn Thành khen ngợi Công ty CP Nova Bắc Nam 79 đã tài trợ 100 xe gắn máy cho CATP. Ông cho đó là việc làm hết sức ý nghĩa, thiết thực trong công tác phòng, chống tội phạm.
Ông Phan Văn Anh Vũ, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nova Bắc Nam 79 - đơn vị tài trợ 100 xe gắn máy nói trên, chia sẻ: "Hiện công ty của tôi đang hoạt động trên địa bàn thành phố, với hơn 2.000 nhân viên, trong đó không ít nhân viên đã từng là nạn nhân của cướp giật, bị thương phải nhập viện làm ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc. Qua thông tin đại chúng phản ánh về tình hình cướp giật diễn biến phức tạp, bản thân tôi là doanh nghiệp của thành phố ý thức chung tay góp sức, đồng hành trong công cuộc phòng, chống đấu tranh cướp giật nên góp phần nhỏ của mình cho thành phố trong việc trấn áp tội phạm. Nếu tình hình ANTTXH của thành phố càng được đảm bảo thì càng tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc đầu tư, kinh doanh phát triển, trong đó có công ty của tôi...".
Theo một cán bộ của Công an TP.HCM, 100 xe gắn máy trên mang nhãn hiệu Exciter, Sonic, 150 phân khối với tổng trị giá khoảng 7 tỉ đồng (ảnh). Số xe này sẽ được phân bổ cho lực lượng cảnh sát phòng, chống cướp giật của TP và quận, huyện.
Theo Tuổi Trẻ)
Hai đội "săn bắt cướp" ra đời sẽ đẩy lùi được tội phạm? "Tôi đặt lòng tin hi vọng vào họ đạt được sự hiệu quả vào hai đội "săn bắt cướp" ra đời. Tuy nhiên, sự thành công cần phụ thuộc vào tổ chức điều hành của người đứng đầu đó là Giám đốc Công an Hà Nội và TP HCM đối với đội "săn bắt cướp" này. Đó là chia sẻ của Thiếu tướng,...