Các cuộc đảo chính quân sự làm chấn động thế giới 10 năm qua
Bất ổn tái bùng phát ở Myanmar sau khi quân đội bắt nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi, cùng hàng loạt lãnh đạo của đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) cầm quyền.
Nhìn lại 1 thập niên vừa qua, thế giới đã chứng kiến nhiều vụ việc tương tự, trong đó châu Phi xảy ra nhiều nhất.
Đảo chính tại Mali năm 2020
Mali
Ngày 18/8/2020, quân đội Mali phát động một cuộc binh biến tại một căn cứ quân sự lớn gần thủ đô Bamako.
Những binh lính nổi dậy đã yêu cầu tiến hành cải cách chính trị, một cuộc chuyển giao quyền lực và tổ chức tổng tuyển cử. Hàng loạt quan chức cấp cao của chính quyền bị bắt giữ, trong đó có Tổng thống Ibrahim Boubacar Keita và Thủ tướng Boubou Cisse.
Ngày 19/8, ông Keita tuyên bố từ chức, giải tán chính phủ và quốc hội. Những người lãnh đạo cuộc đảo chính thành lập Ủy ban Quốc gia Bảo vệ Nhân dân, đứng đầu là Đại tá Assimi Goita, đồng thời ra lệnh đóng cửa biên giới và giới nghiêm toàn quốc. Ngày 27/8, Tổng thống Keita được trả tự do.
Sau nhiều cuộc đàm phán với giới lãnh đạo chính trị và đại diện xã hội dân sự, ngày 12/9, quân đội Mali đã thông qua “một luật cơ bản và lộ trình chuyển tiếp” tại quốc gia châu Phi này. Ngày 25/9, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ba Ndau nhậm chức Tổng thống Mali giai đoạn chuyển tiếp, trong khi Đại tá Assimi Goita tuyên thệ Phó Tổng thống.
Đảo chính tại Sudan năm 2019. Ảnh: RNZ
Sudan
Quân đội Sudan hạ bệ và bắt giữ Tổng thống lâu năm Omar al-Bashir ngày 11/4/2019, đưa Hội đồng Quân đội Chuyển tiếp lên cầm quyền, nhiều tháng sau khi các cuộc biểu tình chống chính phủ làm rung chuyển đất nước.
Tháng 5/2019, ông Bashir, người đã cầm quyền tại Sudan gần 30 năm, bị cáo buộc dính líu tới các vụ sát hại người biểu tình.
Cựu lãnh đạo Sudan cũng bị tố gian lận tài chính và hiện đang phải thụ án tù 2 năm tại nhà tù Kober ở thủ đô Khartoum.
Video đang HOT
Cố Tổng thống Robert Mugabe bị lật đổ trong cuộc đảo chính năm 2017. Ảnh: Huffington Post UK
Ngày 15/11/2017, quân đội Zimbabwe đã ép Tổng thống Robert Mugabe, vị lãnh đạo có thời gian cầm quyền dài nhất ở châu Phi, phải từ chức sau thời gian quản thúc tại gia. Vụ chính biến này của quân đội Zimbabwe được coi là một nỗ lực nhằm ngăn chặn nguy cơ ông Mugabe “chuyển giao” cương vị Tổng thống cho vợ mình là bà Grace Mugabe.
Sau đó, Phó Tổng thống Emerson Mnangagwa, người được quân đội và lực lượng an ninh ủng hộ, đã lên nắm quyền. Ông Robert Mugabe qua đời ngày 6/9/2019 tại một bệnh viện ở Singapore.
Binh sĩ quân đội Burkina Faso. Ảnh: Greenbreporters
Burkina Faso
Ngày 16/9/2015, các thành viên Trung đoàn An ninh Tổng thống (RSP), một đơn vị bán quân sự được thành lập dưới thời Tổng thống Blaise Compaore, đã bắt giữa các thành viên nội các nước này, trong đó có Tổng thống giai đoạn chuyển tiếp Michel Kafando, Thủ tướng Yacouba Isaac Zida, người từng là Phó Tư lệnh RSP.
Trước đó, Burkina Faso bất ổn liên miên sau khi một chính phủ tạm quyền được thành lập như là hệ quả của làn sóng nổi dậy năm 2014 nhằm lật đổ Tổng thống khi đó – ông Compaore. Bản thân Compaore cũng lên cầm quyền trong cuộc đảo chính năm 1987.
Các chính khách bị bắt tháng 9/2015 sau đó được trả tự do, trong khi những người chỉ huy cuộc đảo chính và các binh sĩ trung thành đã ký một thỏa thuận nhằm ngăn chặn bạo lực leo thang tại thủ đô Ouagadougou.
Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra. Ảnh: Asia Times
Thái Lan
Thái Lan giữa năm 2014 chìm trong bất ổn khi làm sóng biểu tình của phe đối lập diễn ra trên qui mô lớn, kéo theo nhiều vụ đụng độ đường phố giữa phe ủng hộ và phe phản đối gia tộc chính trị nổi tiếng Shinawatra.
Tháng 5/2014, quân đội Thái Lan tiến hành một cuộc đảo chính với khẩu hiệu “hòa giải dân tộc”. Cuộc đảo chính quân sự đã hạ bệ Thủ tướng Yingluck Shinawatra và tước bỏ quyền lực của ông Thaksin Shinawatra, anh trai bà Yingluck.
Tư lệnh Lục quân Thái Lan, Tướng Prayut Chan-Ocha, là người lãnh đạo cuộc đảo chính và sau đó đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Hội đồng Quốc gia vì Hòa bình và Trật tự (NSMP), một chính quyền quân sự ở nước này.
Tháng 12/2018, chính quyền quân sự tại Thái Lan đã nới lỏng một số hạn chế đối với vụ tập trung nơi công cộng và các hoạt động chính trị. Theo đó, các chính đảng tại nước này có thể mở chiến dịch vận động bầu cử.
Ngày 24/3/2019, Thái Lan tổ chức bầu cử quốc hội, từng bước đưa đất nước ổn định trở lại.
Đảo chính tại Ai Cập năm 2013. Ảnh: The Times of Israel
Ai Cập
Năm 2012, Anh em Hồi giáo, một tổ chức Hồi giáo qui mô lớn được thành lập năm 1929, đã lợi dụng khủng hoảng chính trị tại Ai Cập sau khi cựu Tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ vào năm 2011, để đưa ông Mohamed Morsi lên cầm quyền.
Tuy nhiên, vào tháng 7/2013, sau thời gian làn sóng biểu tình và bất ổn chính trị leo thang liên quan tới vai trò lãnh đạo của tổ chức Anh em Hồi giáo, Tổng tư lệnh Quân đội Ấn Độ, Tướng Abdel Fattah al-Sisi đã lãnh đạo một liên minh hạ bệ Tổng thống Mohamed Morsi. Anh em Hồi giáo sau đó bị loại khỏi vòng luật pháp và liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố.
Mohamed Morsi và trên 100 người bị tuyên án tử hình vào tháng 5/2015. Tuy nhiên, Tòa Phá án Ai Cập sau đó tuyên hủy bản án này. Ông Morsi qua đời ngày 17/6/2019 ở tuổi 67 vì một cơn trụy tim.
Đảo chính tại CH Trung Phi năm 2013. Ảnh: BBC
Cộng hòa Trung Phi
Ngày 24/3/2013, Cộng hòa Trung Phi rơi vào khủng hoảng chính trị khi lực lượng Seleka có chủ yếu là người Hồi giáo lật đổ Tổng thống Francois Bozize, một người Cơ đốc giáo.
Lãnh đạo cuộc đảo chính, Michel Jotodia, tự phong làm tổng thống, trong khi ông Bozizet buộc phải bỏ chạy sang Cameroon. Các nhà lãnh đạo châu Phi lên án cuộc đảo chính và không công nhận chính quyền của Tổng thống Jotodia. Cộng hòa Trung Phi từ đó chứng kiến xung đột leo thang, với hàng loạt vụ đụng độ giữa các tay súng Hồi giáo và Cơ đốc giáo.
Tháng 2/2016, Cộng hòa Trung Phi tổ chức bầu cử và Tổng Faustin-Archange Touadera lên cầm quyền với cam kết giải giáp vũ trang các nhóm sắc tộc và mang lại hòa bình cho đất nước. Tuy nhiên, bạo lực tới nay vẫn tiếp diễn.
Đảo chính tại Guinea-Bissau. Ảnh: The Economist
Guinea-Bissau
Ngày 12/4/2012, đảo chính đã xảy ra ngay trước thềm vòng 2 cuộc bầu cử tổng thống tại nước này giữa hai ứng cử viên Carlos Gomes Junior và Kumba Iala.
Quân đội Guinea-Bissau kiểm soát hầu hết đất nước, mở cuộc trấn áp nhằm vào dinh thự của cựu Thủ tướng kiêm ứng cử viên Tổng thống của đảng cầm quyền Gomes Junior. Quyền Tổng thống Raymund Pereira và ông Gomes Junior bị bắt giữ. Các thành viên Hội đồng Quân sự Guinea-Bissau lãnh đạo đất nước tới khi Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp tạm thời được thành lập ngày 15/4.
Tháng 4/2014, sau một cuộc bầu cử gay cấn, ứng cử viên Jose Mario Vaz đại diện cho Đảng châu Phi vì Độc lập của Guinea và (Cape Verde) đã được bầu làm tổng thống.
Anh triệu Đại sứ Myanmar sau đảo chính
Chính phủ Anh triệu Đại sứ Myanmar tại London, lên án việc quân đội nước này bắt Aung San Suu Kyi cùng các quan chức chính phủ hôm 1/2.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Anh hôm 1/2 thông báo Đại sứ Myanmar Kyaw Zwar Minn đã được mời tới văn phòng Bộ cùng ngày để đề cập về cuộc đảo chính của quân đội.
"Quốc vụ khanh Anh phụ trách vấn đề châu Á Nigel Adams lên án cuộc đảo chính quân sự và bắt giam các công dân, bao gồm cả bà Aung San Suu Kyi", Bộ Ngoại giao Anh ra tuyên bố sau đó.
Adams kêu gọi Myanmar đảm bảo an toàn cho những người bị bắt và trả tự do cho họ ngay lập tức. Ông cũng đề nghị quốc hội Myanmar được phép họp lại trong hòa bình.
Thủ tướng Anh Boris Johnson trước đó cũng đăng trên Twitter lên án cuộc đảo chính hôm 1/2 ở Myanmar và việc bắt Cố vấn Nhà nước Suu Kyi. "Lá phiếu của người dân phải được tôn trọng và các nhà lãnh đạo dân sự phải được phóng thích", Johnson viết.
Quốc vụ khanh Anh phụ trách vấn đề châu Á Nigel Adams tại London hồi tháng 4/2020. Reuters.
The Elders, nhóm gồm các cựu lãnh đạo thế giới do Nelson Mandela thành lập vào năm 2007, cùng ngày cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế gây áp lực để đưa chế độ dân sự quay trở lại Myanmar.
"Cuộc đảo chính này là sự vi phạm nghiêm trọng đối với dân chủ và pháp quyền ở Myanmar. Cộng đồng quốc tế phải làm rõ rằng các lãnh đạo quân đội nắm quyền sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động của họ", Mary Robinson, chủ tịch The Elders và cựu tổng thống Ireland, cho biết.
Quân đội Myanmar hôm 1/2 tuyên bố sẽ nắm quyền kiểm soát đất nước sau khi bắt loạt quan chức đảng cầm quyền Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD) với cáo buộc gian lận trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 11 năm ngoái. Lực lượng này cũng cam kết sẽ tổ chức cuộc bầu cử mới và trao lại quyền cho bên giành chiến thắng.
Lãnh đạo các nước và tổ chức thế giới đã lên tiếng hy vọng Myanmar giải quyết khác biệt bằng biện pháp hòa bình cũng như sớm trở lại ổn định. Cuộc đảo chính ngày 1/2 cũng dẫn tới một số cuộc biểu tình phản đối ở các nước như Thái Lan và Nhật Bản.
Đảo chính quân sự: Vẫn còn giải pháp cho Myanmar Chuyên gia nhận định việc ban bố tình trạng khẩn cấp và bắt giam Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi sẽ tác động lớn đối với quân đội và đất nước Myanmar thời gian tới. Quyết định bất ngờ của quân đội Myanmar khi bắt giữ Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi cũng như tuyên bố tình trạng...