Các cụ xưa bảo: ‘Phụ nữ 30 như sói, 40 như hổ’, ẩn ý nhắc nhở 1 điều
‘Đàn bà 30 như sói, 40 như hổ’, cốt để lột tả trúng nhất, đắt nhất nhu cầu dục vọng của phụ nữ ở tuổi trung niên.
Thực tế, câu nói “Ba mươi như sói, bốn mươi như hổ” của người xưa bắt nguồn từ suy tư của Khổng Tử. Khổng Tử từng viết rằng: “Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tòng tâm sở dục bất du củ”.
Tạm dịch là: “Ta năm 15 tuổi chí ở học hành, 30 tuổi có thể tự lập, 40 tuổi không còn nghi hoặc, 50 tuổi biết được mệnh Trời, 60 tuổi ta biết điều phải trái, 70 tuổi tâm theo ý mình, có thể làm một cách tùy ý nhưng lại không vượt quá quy tắc”.
Ảnh minh họa
Ở độ tuổi 30 là độ tuổi trưởng thành, là bước ngoặt của cuộc đời. Con người ở độ tuổi này về cơ bản đã có thể xác định được đường đi lối rẽ cho mình. Họ cũng có thể tự thân tự lực mà gánh vác những việc lớn trong đời.
Trong khi đó, 40 tuổi là độ tuổi có thể nhìn thấu vạn vật trên thế gian, có thể dùng bất biến để ứng vạn biến, là độ tuổi chín muồi. Họ có đủ sự tỉnh táo để nhìn nhận bản thân, về mọi người và những sự vật sự việc xung quanh mình.
Con người không thể tách rời khỏi xã hội, mối quan hệ giữa con người và xã hội là mối quan hệ giữa cá thể và quần thể. Cá thể chính là một phần tử trong quần thể. Lý tưởng và nguyện vọng của một cá nhân phải được kiến lập trên cơ sở của một xã hội hiện thực. Để ứng phó với thế giới bên ngoài, trong tâm mỗi người cần phải có một sức mạnh điềm nhiên.
Có thể nói, câu trên chính là tổng kết của Khổng Tử về cuộc đời mình. Đồng thời, đây cũng là tấm gương cho những ai muốn theo đuổi cuộc đời hoàn mỹ, đặc biệt là sau tuổi 30. Vậy khi đến ngưỡng 30 tuổi, 40 tuổi, 50 tuổi, 60 tuổi và 70 tuổi thì chúng ta cần phải sống như thế nào?
Video đang HOT
Tại sao nói “Ba mươi như sói, bốn mươi như hổ”?
Thực tế, câu nói này giống như một tiếng thở dài của Khổng Tử, là một lời tổng kết về cuộc đời của mình. Ý nghĩa của câu nói muốn chỉ về những cột mốc thời gian quan trọng trong đời người.
Ở tuổi 30, bạn đã được mọi người xung quanh công nhận, có địa vị xã hội nhất định và là một người độc lập. Đến tuổi 40, bạn càng trở nên thành thục hơn và có lý tưởng của riêng mình. Giống như lời Khổng Tử, ý nghĩa của câu này đó là: “Ba mươi giống như một con sói, bốn mươi giống như một con hổ” là biểu thị một cách diễn đạt chính xác hơn.
Khi đàn ông bước vào độ tuổi 30, 40 chính là độ tuổi sung sức và quyền lực nhất. Họ là những người có gia đình, có trách nhiệm, có kinh nghiệm và bản lĩnh, đạt được một số thành tựu trong sự nghiệp. Vì thế, câu “Ba mươi như sói, bốn mươi như hổ” là để mô tả khí chất của người đàn ông lúc này.
Người ta cũng khuyên đàn ông không nên trì hoãn những điều tốt đẹp ở thời điểm này, những điều phải làm thì nên làm, biết đương đầu và vượt qua khó khăn, thách thức. Ở tuổi 40 đã hiểu thấu được bản thân mình, qua quá trình tôi luyện sẽ khiến nội tâm càng trở nên mạnh mẽ, biết biến những thứ bên ngoài thành năng lượng bên trong. Người 40 tuổi là người có độ tuổi thực tế nhất, không nên phạm quá nhiều sai lầm kẻo hối hận cũng không kịp.
Những người ở tuổi 40 cũng đã hiểu rõ trách nhiệm của bản thân, họ phải gánh vác trách nhiệm gia đình, trách nhiệm xã hội, vừa dưỡng dục con cái vừa phải hiếu thuận với cha mẹ. Tuổi 40 là độ tuổi huy hoàng trong đời người, cũng là thời kỳ có cống hiến lớn nhất cho gia đình và xã hội.
Còn khi miêu tả về phụ nữ, ý nghĩa ban đầu của câu nói này là “một người phụ nữ giống như một con sói ở tuổi ba mươi và một con hổ ở tuổi bốn mươi”. Trên thực tế, những người đàn ông phóng đãng thời xưa đã dùng cách nói này để hủy hoại phụ nữ. Dù là đàn ông hay đàn bà, khi đến tuổi 30 và 40 tuổi đều đang ở độ tuổi trẻ trung, cường tráng. Thật ra, phụ nữ lúc này cũng có kinh nghiệm sống, cũng có năng lực. Tuy nhiên, phụ nữ cũng cần phải làm việc nhà và chăm sóc con cái và họ cũng có thể kinh doanh.
Trong xã hội cổ đại, nhiệm vụ của phụ nữ gần như là chăm sóc gia đình và con cái. Họ không được ra ngoài xã hội và hầu như phải ru rú ở trong nhà. Đặc biệt, một người đàn ông có thể tam thê tứ thiếp. Họ có thể vung tiền cưới thêm thê thiếp trẻ mà quên đi người vợ đầu tiên đã đầu gối vai ấp với mình.
Tuy nhiên, phụ nữ ở độ tuổi 30 và 40 rất cần tình yêu thương của chồng. Khi đang ở độ tuổi “sung mãn”, chồng họ lại mải mê tìm kiếm thú vui bên ngoài mà lạnh nhạt với cả vợ con của mình. Điều này khiến người vợ cảm thấy trống trải, dẫn đến tình trạng một số người bắt đầu tìm kiếm đối tượng phù hợp với mình để chia sẻ nỗi cô đơn. Và họ sẽ gặp những đối tượng cùng mục tiêu để tìm hiểu và kết thân.
Vì vậy, những người này cũng bị kết luận rằng: “Phụ nữ 30 tuổi như sói, 40 tuổi như hổ”. Thực tế, nếu đàn ông chăm sóc vợ chu đáo thì đã không có nhận xét bất công thế này!
Pha xử lý cồng kềnh của sư tử đực khiến cả đàn phải mất ăn
Tham lam là một liều thuốc độc, dục vọng là con dao hai lưỡi.
Trong họ nhà mèo, sư tử là loài có thân hình to lớn thứ hai xếp sau hổ và là loài duy nhất sống theo hình thái tổ chức xã hội gồm gia đình và bầy đàn.
Một bầy sư tử sẽ có số lượng từ 10 - 40 con bao gồm nhiều con đực trưởng thành, sư tử cái và các con của chúng. Bầy sư tử càng đông thành viên thì càng có nhiều uy thế cũng như nhiều sư tử đực thì càng có nhiều sức mạnh.
Có thế nói, giống như một đại gia đình, một bầy sư tử do một con sư tử đực khỏe mạnh làm đầu đàn, tuy nhiên nó sẽ không đi kiếm thức ăn hay tham gia nhiều hoạt động mà gánh vác các công việc mang tính "cao cả" như đảm bảo sự an toàn cho cả đàn hay đối phó với những kẻ xâm phạm lãnh thổ.
Rất dễ nhận ra con sư tử đứng đầu của đàn, bởi dáng vẻ uy nghi, oai phong lẫm liệt, ở cổ có bờm rất dày và luôn dựng đứng, có tác dụng bảo vệ vùng cổ khi chiến đấu và thu hút tình cảm của con cái. Sư tử đực càng già, bờm của nó càng tối màu.
Sư tử cái sẽ có kích thước nhỏ hơn, nhanh nhẹn hơn phù hợp với việc ẩn nấp, rình rập nên hầu như sẽ đảm nhận nhiệm vụ đi săn.
Không giống như các loài khác trong họ nhà mèo, sư tử rất ít khi độc lập đi săn mà tập hợp thành một nhóm, gồm nhiều con cái. Mỗi con sư tử cái sẽ có một vai trò riêng trong nhóm. Linh hoạt trong cách sắp xếp khiến cho nhóm sư tử khi đi săn mồi trở nên vô cùng tinh nhuệ, có thể hạ gục những con mồi có kích thước lớn như trâu rừng, linh dương đầu bò hay thậm chí cả voi, hươu cao cổ...
Cũng như căn nhà cần phải có nóc, mỗi khi sư tử cái cực khổ đem chiến lợi phẩm là thức ăn từ con mồi đem về, sư tử đực là người được thưởng thức đầu tiên sau đó đến con cái rồi cuối cùng mới đến lượt sư tử già yếu và sư tử con.
Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp sư tử đực vì quá đói, không giữ được bình tĩnh rồi dẫn đến những hành động ngớ ngẩn, dở khóc dở cười như đoạn clip dưới đây.
Anh chàng Cobus Visser, một kỹ sư đang ở độ tuổi ngũ tuần, đã tình cờ bắt gặp hình ảnh khiến anh có cảm giác "hồi xuân" đến chục tuổi.
Hôm đó, Visser đang lái xe trên một con đường ven sông trong công viên Marloth. Với bản tính hiếu kỳ của mình, anh chàng vừa lái xe tận hưởng bầu không khí trong lành vừa ngó nghiêng xung quanh để tìm kiếm xem có loài động vật hoang dã nào trên đường không. Cũng may vì đã nhận được thông tin về một đàn sư tử đang cư ngụ và hoạt động ở gần khu vực này nên nhóm của anh Visser không cần mất quá nhiều công sức đi lượn.
Thế chưa phải là hết, 20 năm đến thăm châu Phi, đây là lần đầu tiên Visser có cơ hội tận mắt chứng kiến cảnh một đàn sư tử đi săn mồi. Ban đầu, đàn sư tử có vẻ bình tĩnh, thậm chí lười nhác. Tuy nhiên, khi những thành viên đi săn chủ chốt đứng dậy (những con cái), đàn sư tử mới trở nên nghiêm túc hơn.
Với đẳng cấp vượt trội, không mất quá nhiều thời gian để hai con sư tử cái chộp được một con lợn rừng chậm chân. Tưởng như mọi việc đã an toàn thì bất ngờ một con sư tử đực lao vào cuộc chiến tranh giành chiến lợi phẩm. Sự xuất hiện của bên thứ 3 đã tạo ra khoảng trống đủ để con lợn rừng tăng tốc chạy trốn khỏi thế gọng kìm. Cuối cùng, tất cả sư tử đều lâm vào cảnh "xôi hỏng bỏng không".
Một người đàn ông trưởng thành có thể dùng tay không đánh bại chó sói không? Trong nhiều câu chuyện và sự kiện có thật, chó sói được miêu tả là một loài hung dữ chuyên tấn công vật nuôi và con người. Từ đó, mọi người thường tự hỏi liệu những người đàn ông trưởng thành có thể đánh bại những con sói bằng tay không? Sói là một loài ăn thịt sống trong tự nhiên. Sói có...