Các cụ già leo núi suốt đêm để lễ hội chùa Hương
Lo ngày khai hội tắc đường, nhiều người vượt hàng trăm cây số, thức suốt đêm leo núi lễ chùa, vãn cảnh.
Sáng 13.1 (mùng 6 Tết), chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) mới chính thức khai hội. Tuy nhiên, ngay từ chiều và đêm hôm trước, hàng ngàn người đã hành hương về vùng đất này để lễ Phật cầu an. Nhiều người đi từ lúc nửa đêm, thậm chí đi suốt đêm để lễ chùa.
4h sáng, ông Trần Văn Kham (70 tuổi,Tiền Hải, Thái Bình) đứng run rẩy ở một góc sân chùa nhưng khuôn mặt vẫn lộ rõ vẻ rạng rỡ. Ông khoe mình vừa hoàn thành hành trình đi bộ từ dưới chân núi lên đến động Hương Tích. Ông Kham cùng gia đình đi chùa Hương từ 8h tối hôm trước.
“Tôi lo khai hội xong sẽ chật ních người đi lễ, không chen được nên bảo các con thuê ô tô cho cả nhà đi buổi tối. Cảnh vật nhìn buổi tối không rõ lắm nhưng đi lễ thì tôi có cảm giác rất bình yên”, ông Kham chia sẻ.
Từ 10h đêm, bà Đàm Thị Chi (60 tuổi) cũng vượt quãng đường hơn 100km từ Hưng Yên để đi lễ chùa Hương. Bà cùng hai người chị của mình vừa leo bậc thang, miệng lẩm nhẩm niệm kinh Phật. Bà Chi chia sẻ: “Tôi thường đi lễ chùa Hương vào buổi tối, hoặc sáng sớm để tránh ồn ào, xô bồ lúc chính hội. Tôi lễ cầu an, sức khoẻ cho gia đình mình trong năm mới”.
Đêm xuống, hàng ngàn chiếc thuyền chở khách neo đậu im lìm ở bến Yến
Tuy nhiên, trước ngày khai hội, vẫn có rất nhiều người ở nơi xa đi thuyền vào khu di tích chùa Hương vào ban đêm.
Nhiều gia đình mang cả trẻ nhỏ đi hội lễ hội vào ban đêm.
Đến Trình lúc 3h sáng vẫn tấp nập thuyền vào ra.
Video đang HOT
Những người lái đò trên suối Yến dò dẫm chèo thuyền trong đêm.
Lo tắc đường, chen chúc ngày khai hội nên nhiều du khách ở xa đi lễ từ lúc nửa đêm, thậm chí đi suốt đêm.
Thắp hương, dâng lễ khi trời còn tối mịt.
Ông Trần Văn Kham (70 tuổi, Tiền Hải, Thái Bình) đứng nghỉ ngơi cùng người em trai sau hành trình leo núi nửa đêm, từ chân núi lên động Hương Tích.
Ba chị em bà Đàm Thị Chi (60 tuổi, Hưng Yên) ngồi xuống đất vái vọng sau chặng đường đi bộ dài suốt đêm.
Nhiều người mệt mỏi sau một đêm thức trắng đi bộ.
4h sáng, tuyến đường lên chùa Thiên Trù đã đông nghịt người.
Theo_Dân việt
Trang phục kiêng kị khi đi chùa ngày Tết
Nếu không lựa chọn trang phục đi chùa phù hợp bạn sẽ trở nên phạm giới và bất kính trước không khí linh thiêng nơi cửa phật.
Nếu không lựa chọn trang phục đi chùa phù hợp bạn sẽ trở nên phạm giới và bất kính trước không khí linh thiêng nơi cửa phật.
Đi lễ chùa cầu may mắn, phước lộc đầu năm là một trong những nét văn hóa tâm linh truyền thống, độc đáo của người Việt. Về nơi cửa phật, giữa không gian thanh tịnh, mùi khói nhang, sắc màu của đèn hoa, mỗi chúng ta sẽ cảm thấy lòng mình trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn sau một năm mệt mỏi bon chen với cuộc sống.
Tuy nhiên nhiều quý cô phân vân không biết lựa chọn trang phục như thế nào để tới lễ chùa. Nếu không biết cách chọn đồ phù hợp chắc chắn bạn sẽ bị mọi người soi mói và gây phạm giới bất kính trước không khí linh thiêng nơi cửa phật. Chính vì vậy, mỗi cô nàng đều nên chú ý lựa chọn trang phục đi chùa phù hợp và chỉn chu khi tới lễ chùa trong dịp đầu năm.
Không nên ăn mặc quá xuề xoà, hở hang khi đi chùa
Người đi lễ chua nên chọn trang phục giản di, nhã nhặn, sạch sẽ, kín đáo, lịch sự, đăc biêt không mặc váy quá ngắn, quần côc, ao ba lỗ, áo xuyên thấu, khêu gợi... đây là điều phạm giới bất kính và không phù hợp với không khí trang nghiêm, linh thiêng tại chùa chiền.
Bạn cũng nên chú ý không mặc trang phục rườm rà lôi thôi gây vướng víu. Một lưu ý nhỏ khác là, nhiều đền chùa có quy định phải tháo bỏ giày dép trước khi vào sắp lễ nên bạn hãy chọn những đôi giày đơn giản, dễ tháo, dễ đi.
Không mặc váy ngắn, đồ bó sát không phù hợp khi đi lễ chùa.
Quần short kết hợp cùng legging tối màu, quần tất, quần short giả váy, đồ quá bó chẽn... là những kiểu trang phục tuy không hớ hênh nhưng cũng dễ gây phản cảm. Trong một không gian thiền thanh tịnh, với người đi lễ phần đông là các cụ già, những người trung niên thì những trang phục quá mức "xì - teen" như vậy sẽ không phù hợp.
Những kiểu mốt được khen là thời thượng ngoài phố không phù hợp với không gian thiền định.
Không nên mặc trang phục màu sắc quá sặc sỡ
Theo quan niệm của đạo Phật thì ở nơi thờ tự linh thiêng, sự giản dị, tôn nghiêm luôn được đưa lên hàng đầu. Những bộ đồ màu sắc nhã nhặn sẽ là lựa chọn lý tưởng. Nếu có thể, bạn hãy chọn những trang phục có cùng tông màu với loại áo tràng các Phật tử thường mặc đi lễ chùa là màu nâu và lam.
Theo quan niệm dân gian, ăn mặc gọn gàng, lịch sự và trịnh trọng thể hiện sự tôn kính, có như thế mới được thần thánh phù hộ.
Những trang phục nên mặc tới chùa
Có rất nhiều trang phục trẻ trung, đẹp, hợp thời trang bạn có thể diện để đi lễ chùa đầu năm. Một trong những lựa chọn trang phục nên mặc tới chùa đó là áo dài truyền thống màu sắc giản dị.
Ngoài ra bạn có thể chọn các kiểu quần jean, quần vải với độ ôm vừa phải, tối màu kết hợp cùng áo sơ mi, áo khoác gọn gàng. Vừa thời trang lại rất thanh lịch phải không nào.
Theo Phụ Nữ Tpday
Theo_Kiến Thức
Nhiều người cung cấp tin về kẻ giết 2 người ở Tiền Giang Nhiều người dân gọi điện đến cơ quan điều tra cung cấp thông tin một số người có đặc điểm giống nghi phạm giết 2 người trong căn biệt thự tại thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Ngày 2-2, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về trật tự...