Các công ty truyền thông tẩy chay sự kiện tại Saudi Arabia
Các công ty truyền thông đã từ chối tham dự một cuộc hội thảo đầu tư tại Saudi Arabia, bày tỏ sự phẫn nộ của mình về việc nhà báo Jamal Khashoggi mất tích.
Nhà báo Jamal Khashoggi. Ảnh: Reuters
Tổng biên tập tờ Economist Zanny MInton Beddoes sẽ không tham dự hội thảo đầu tư tại Riyadh, người phát ngôn của ông cho hay.
Andrew Ross Sorkin., MC của đài CNBC kiêm phóng viên kinh tế của tờ New York Times, đã nói rằng ông cũng sẽ không tham dự sự kiện này “vì bị ám ảnh bởi vụ mất tích của nhà báo Jamal Khashoggi cũng như các báo cáo rằng ông này đã thiệt mạng”.
Áp lực lên Saudi Arabia đã gia tăng kể từ khi có thông tin rằng ông Khashoggi đã mất tích sau khi tiến vào lãnh sự quán Saudi Arabia tại Istanbul hôm 2/10 vừa qua.
Video đang HOT
Tờ New York Times cũng quyết định rút khỏi vai trò bảo trợ thông tin của sự kiện hội đàm đầu tư này, người phát ngôn Eileen Murphy cho hay.
Tờ FT nói rằng họ cũng đang xem xét lại tư cách đối tác truyền thông.
CEO của Viacom Bob Bakish, người dự kiến sẽ phát biểu tại hội nghị, cũng quyết định không tham dự, người phát ngôn của công ty Justin Dini cho hay.
Các công ty truyền thông khác dự kiến tham dự bao gồm CNN và Bloomberg, theo như trang web sự kiện cho hay.
Hội nghị đầu tư này dự kiến bắt đầu vào ngày 23/10 tới và dự kiến diễn ra trong 3 ngày tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia. Sự kiện thu hút một số giới đầu tư lớn của thế giới, bao gồm những ông trùm hàng đầu của Wall Street, những lãnh đạo cấp cao của các công ty truyền thông đa quốc gia, các công ty công nghệ và tài chính.
Tỷ phí Steve Case, nhà sáng lập nên AOL cũng quyết định không tham dự sự kiện này.
“Với những sự kiện gần đây, tôi quyết định không tham dự sự kiện tới khi có thêm thông tin về Jamal”, ông Case viết trên Twitter.
Hoàng Việt (Theo Reuters)
Sẽ khám xét Lãnh sự quán Saudi Arabia sau vụ nhà báo mất tích
Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ ngày 9-10, tuyên bố sẽ tiến hành khám xét lãnh sự quán Saudi Arabia tại Istanbul như một phần của cuộc điều tra về sự mất tích của nhà báo Jamal Khashoggi, người Saudi Arabia sau khi ông này đến đây vào tuần trước.
Theo hãng thông tấn Reuters , trong tuyên bố bằng văn bản, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Hami Aksoy cho biết, mặc dù Công ước Vienna nêu rõ các tòa lãnh sự được hưởng quyền miễn trừ, nhưng nơi đây vẫn có thể bị giới chức nước chủ nhà khám xét với sự đồng ý của người đứng đầu phái bộ này.
Nhà báo người Arab Saudi Jamal Khashoggi. Ảnh: AFP
Tuyên bố nêu rõ: "Tòa lãnh sự Saudi Arabia sẽ bị khám xét trong khuôn khổ cuộc điều tra".
Trước đó, hôm 5-10, Thái tử Mohammed bin Salman cho biết, giới chức Saudi Arabia sẽ cho phép Thổ Nhĩ Kỳ khám xét Lãnh sự quán của vương quốc này tại Istanbul, sau khi giới chức hai nước đưa ra những lời giải thích mâu thuẫn với nhau về vụ mất tích của nhà báo trên.
Sự việc xảy ra hôm 2-10, sau khi ông Khashoggi tới Lãnh sự quán Saudi Arabia để nhận giấy tờ chuẩn bị cho đám cưới sắp tới của ông. Phía Saudi Arabia khẳng định ông Khashoggi đã rời đi nhưng vị hôn thê của nhà báo này quả quyết rằng cô đã đợi ở ngoài nhưng ông chưa hề bước chân ra khỏi Lãnh sự quán.
Nhà báo Khashoggi, người nổi tiếng với cuộc phỏng vấn với ông trùm khủng bố Osama bin Laden, là một thành viên trong hoàng gia Saudi Arabia trước khi ông rời khỏi nước này vào năm 2017 để đến Washington. Ông Khashoggi là người thường xuyên chỉ trích chính quyền Saudi Arabia về chính sách đối ngoại và việc đàn áp những người bất đồng chính kiến. Nhà báo này đã rời Saudi Arabia do lo sợ bị trả thù do quan điểm bất đồng của mình.
TÚ QUYÊN
Theo PLO
Mỹ và Saudi Arabia chia rẽ vì vụ nhà báo Khashoggi mất tích Vụ nhà báo Jamal Khashoggi mất tích đang khiến mối quan hệ giữa Mỹ và đồng minh Saudi Arabia căng thẳng. Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua (11/10) cho biết các nhà điều tra nước này đang phối hợp với nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia để làm rõ vụ nhà báo Jamal Khashoggi mang quốc tịch Saudi Arabia...