Các công ty startup định giá quá cao, Shark Bình: “Em đến đây để đùa với các Shark phải không?”
Trong tập Shark Tank mới nhất, cả 3 startup đều khiến các Shark hết hồn, ngao ngán vì “không phải là người của hành tinh này”.
Tập mới nhất của chương trình Shark Tank – Thương vụ bạc tỷ vừa lên sóng đã gây xôn xao dư luận.
Cụ thể trong tập này có 3 dự án xuất hiện thuộc các lĩnh vực khác nhau. Nhưng mẫu số chung chính là họ đều gọi vốn với mức giá ngoài sức tưởng tượng khiến các vị cá mập và khán giả cũng phải đứng hình vì tưởng họ… đùa.
Tối nay ăn gì: 5 tỷ đồng cho 1% của công ty
Trong tập 6 lần này, Lê Thị Thùy Linh – Founder kiêm CEO của Tối nay ăn gì đã kêu gọi 5 tỷ đồng cho 1% cổ phần công ty, mức cổ phần tối đa gọi vốn lần này là 20%, kèm ưu đãi voucher sử dụng miễn phí trọn đời sản phẩm. Tối nay ăn gì là một mobile app hỗ trợ lĩnh vực thực phẩm tươi sạch với thời gian 24h, đã từng được đánh giá cao vì sự tiện lợi.
Tuy nhiên hiện tại app này đã ngừng hoạt động, web tạm dừng. Chính vì lí do đó, lời kêu gọi từ vị CEO này khiến các Shark ngạc nhiên. Vị tân cá mập của Shark Tank – Shark Bình đã chất vấn :
“Cũng như em khẳng định, business hiện nay mới chỉ ở giai đoạn thử nghiệm và đang tạm dừng để làm cho nó tốt hơn, như vậy mà em định giá doanh nghiệp của mình 250 tỷ. Em đến đây để đùa với các Shark phải không?”
Founder của “Tối nay ăn gì?”
DrExpedia – chưa có công ty nhưng định giá 110 tỷ đồng, nói toàn điều viển vông khiến các Shark “choáng váng, xây xẩm mặt mày”
Ngay từ khi bước ra thuyết trình, founder của DrExpedia – một mô hình mang lại lợi ích cho y tế, cộng đồng và các bác sĩ đã không được đánh giá cao vì sử dụng quá nhiều keyword, khiến các Shark “xây xẩm mặt mày”.
Dù mang lại lợi ích lớn cho cộng đồng, nhưng họ đều khiến các Shark ngạc nhiên bởi DrExpedia còn chưa là công ty, chưa đi gọi vốn bao giờ, mới bỏ ra 1 tỷ để hoạt động từ tháng 6/2018 đến giờ mà đã định giá công ty lên tới 110 tỷ đồng.
Sau khi trình bày xong ý tưởng, các Shark lại càng đưa ra những ý kiến tiêu cực về startup này. Shark cho rằng họ quá viển vông và chưa có gì thực tế, thiếu kinh nghiệm. Thậm chí, đến cả người già dặn kinh nghiệm như Shark Liên cũng không thể hiểu họ gọi vốn để làm gì, cần đầu tư gì và sản phẩm là gì?
Cho dù đây là một mô hình công nghệ nhưng các Shark công nghệ như Shark Bình, Shark Hưng và Shark Dũng cũng không thể ủng hộ, mà đều đáp trả rất “gắt”. Shark Hưng nói:
“Anh cảm thấy rất phục bản thân vì đã ngồi nghe được đến tận bây giờ. Đây là thành công của các em rồi”, còn shark Bình thì khẳng định : “Anh không thể đầu tư vì các em không phải người ở hành tinh này.”
Shark Bình và Founder của DrExpedia
Dự án khung xếp đa năng tự lực Khánh Trình: Viển vông và hoang đường
Sản phẩm khung xếp đa năng tự lực của công ty Khánh Trình có công dụng hỗ trợ khách hàng tập luyện, phòng ngừa, điều trị các bệnh đau lưng, cột sống, thoát vị đĩa đệm… Không những vậy, sản phẩm còn giúp thanh niên tăng chiều cao.
Điểm lợi ích là người dùng có thể luyện tập ngay tại nhà. Không những vậy, khi không có nhu cầu sử dụng thì có thể dùng để… treo quần áo.
Không ai có thể phủ nhận rằng sản phẩm này rất có lợi ích. Tuy nhiên, nó quá đơn giản và hoàn toàn có thể bắt chước và nhân bản một cách dễ dàng. Do đó, con số 5 triệu USD (tương đương với hơn 116 tỷ đồng) đổi lấy 10% cổ phẩn là quá hoang đường và phi thực tế.
Các Shark lên trải nghiệm khung sắt 5 tỷ đô
Tất nhiên, startup cũng có những lý lẽ của riêng mình. CEO Khánh Trình chia sẻ: “Mặc dù sản phẩm trông rất đơn giản nhưng chúng tôi đã xuất khẩu hơn 1000 sản phẩm qua 40 quốc gia. Hiện nay, trên website bán lẻ của chúng tôi hoặc trên Amazon, mỗi bộ sản phẩm có giá hơn 300USD (hơn 7 triệu đồng). Doanh thu trung bình của công ty là 1 tỷ đồng/tháng, lợi nhuận chiếm 30%. Nếu các Shark đầu tư, dự kiến từ 3-5 năm sẽ thu hồi được vốn”.
Tuy nhiên, những con số này vẫn không thu hút được các nhà đầu tư. Shark Bình hài hước phân tích:
“Em phải tỉnh giá, đừng có ngáo giá. Cái sản phẩm đơn giản này làm cho tôi thấy là rất mất thời gian”. Còn Shark Hưng có màn đối đáp khá “gắt”: “Anh nghĩ em đừng nên sản xuất mấy cái khung sắt này mà nên sản xuất máy in tiền thì 1 năm may ra in ra được 5 triệu đô.”
Founder của Dự án khung xếp đa năng tự lực Khánh Trình
Có thể nói, tập phát sóng này đang thu hút sự chú ý nhất từ đầu mùa đến giờ. Hầu hết mọi người đều thấy các Shark nói rất thực tế, chính xác tuy nhiên nhiều người cũng cho rằng sự thẳng thắn quá mức là đang vùi dập và làm mất tinh thần startup.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về nhận xét của các Shark trong tập này?
Theo yan new
Shark Tank Việt Nam: Mới ngồi ghế nóng, Shark Bình đã "cá cược" 2,5 tỷ đồng với nữ startup
"Anh cá với em thêm 2,5 tỷ nữa nếu em làm thành công mô hình này. Anh xin em hãy chuyển mô hình kinh doanh đi như anh đã gợi ý" - Shark Bình nói với startup.
Phần gọi vốn cho Ứng dụng Tối nay ăn gì - Lê Thị Thùy Linh
Nổi bật trong tập 6 chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ, "bể cá mập" mùa 3 chính thức chào đón thêm một thành viên mới là Shark Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch Tập đoàn NextTech. Với mục tiêu trở thành "Tri kỷ của Startup" và tìm kiếm các cơ hội đầu tư cho Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp Next100.vc của NextTech, Shark Bình đã có màn ra mắt vô cùng ấn tượng với những lời khuyên khởi nghiệp rất thực tế dành cho các startup tham gia chương trình.
Thương vụ mở màn tập 6 Shark Tank Việt Nam đến từ nhà sáng lập ứng dụng Tối nay ăn gì - Lê Thị Thùy Linh. Ý tưởng kinh doanh giúp những người phụ nữ hiện đại vừa đảm đương công việc ngoài xã hội, vừa chu toàn việc nhà của Thùy Linh khiến nhà đầu tư mới và cũ bất đồng quan điểm về tầm nhìn thị trường. Lần đầu tiên trong lịch sử Shark Tank, startup đã bắt tay nhận lời cá cược trị giá 2,5 tỷ đồng với nhà đầu tư - Shark Nguyễn Hòa Bình.
Mở đầu phần thuyết trình, Thùy Linh gửi đến các nhà đầu tư lời mời 5 tỷ đồng cho 1% cổ phần công ty, kèm ưu đãi voucher sử dụng miễn phí trọn đời sản phẩm.
Startup giới thiệu, Tối nay ăn gì là một mobile app giúp cho khách hàng có thể nhanh chóng tìm thấy thực đơn ưa thích của gia đình mình trên app, đặt mua nguyên liệu nhanh chóng và nhận thực phẩm được sơ chế tiện dụng tại địa điểm nhận hàng mà mình chọn. Thực phẩm tươi, sạch, lành mạnh, với thời gian từ lúc thu hái tới lúc chế biến không quá 24 giờ để giữ được hương vị và chất dinh dưỡng và thời gian giao hàng diễn ra nhanh chóng thuận tiện cho người mua.
Được thành lập cách đây 3 năm, startup hiện đã phát triển được 6 ứng dụng xoay quanh việc vận hành của Tối nay ăn gì bao gồm: Mobile App cho người dùng, Mobile App cho Coder, Mobile App cho nhà cung cấp, Mobile App cho đơn vị vận chuyển và Website dùng cho Help BOT quản lý hoàn toàn hệ thống.
Chia sẻ về doanh thu, Thùy Linh cho hay, ứng dụng triển khai chạy thử trong 1 tháng đã đạt doanh số 700 triệu đồng. Tuy nhiên, startup đã cho dừng lại để hoàn thiện ứng dụng. Trong 60 khách hàng áp dụng thử nghiệm, Tối nay ăn gì ghi nhận 40 khách hàng sử dụng thường xuyên tối thiểu 5 lần/ tuần và 19 khách hàng sử dụng ít hơn.
Sản phẩm vẫn chưa chính thức tung ra thị trường nhưng đã tự tin định giá doanh nghiệp ở mức 250 tỷ đồng, nhà sáng lập Tối nay ăn gì ngay lập tức vấp phải hàng loạt ánh mắt nghi ngờ của nhà đầu tư. Thùy Linh giải thích IRR (hiệu suất lợi nhuận) rơi vào khoảng 18%, tối đa 400 tỷ trong vòng 1 năm chia cho phí sử dụng vốn 6 tỷ/ năm. Vì vậy, startup này định giá doanh nghiệp rơi vào khoảng 225 tỷ. Thùy Linh tự tin cam kết: "Theo dự tính, cuối năm thứ 2 chúng tôi có thể đạt được 400 tỷ doanh thu, cỡ 9 tháng là hòa vốn".
Đánh giá mô hình của startup chưa chín muồi, chưa trúng "long mạch" mà đã lên gọi vốn với giá trị không tưởng, Shark Nguyễn Hòa Bình đưa ra dẫn chứng: 92% startup trên thế giới ra đời bị tàn trong ba năm đầu, 47% trong số đó làm những thứ mà xã hội không cần hoặc có cũng được mà không có cũng được. Và Tối nay ăn gì cũng đang mắc sai lầm tương tự như thế khi đây là mô hình đã được các chuỗi siêu thị triển khai chứ không phải là ý tưởng mới như startup tự tin.
Trái ngược với đánh giá của Shark Bình, "vị cá mập" đến từ Quỹ đầu tư Cyber Agent Thái Lan & Việt Nam - Shark Dzung Nguyễn cho rằng sản phẩm có nhu cầu thị trường, tuy nhiên startup chưa phân biệt được mình đang là công ty thực phẩm ứng dụng công nghệ hay công ty công nghệ cung cấp thực phẩm và "mù tịt" về các lợi thế cạnh tranh. Vì vậy, đến khi startup chín muồi, nhà đầu tư có thể bắt tay cùng startup.
Đồng quan điểm, đánh giá cao nhu cầu thị trường nhưng mô hình, hướng đi của startup không hợp lý, Shark Phạm Thanh Hưng tuyên bố rút lui. Tiếp đến, Shark Đỗ Liên cũng lắc đầu từ chối vì cho rằng startup chưa kiểm soát được an toàn thực phẩm.
Bị 4/5 "cá mập" từ chối, mọi hy vọng của startup đổ dồn vào Shark Nguyễn Thanh Việt. Startup tiết lộ thêm thông tin công ty có hai cổ đông với số vốn điều lệ là 100 tỷ đồng, hiện đã rót vào 19 tỷ đồng. Đội ngũ công nghệ của Tối nay ăn gì gồm 8 người.
Sau phần chia sẻ của startup, Shark Việt đã đưa ra đề nghị 2,5 tỷ đồng cho 36% cổ phần vì tin tưởng vào Thùy Linh và đội ngũ của Tối nay ăn gì. Shark Việt bày tỏ mong muốn góp phần giúp startup bổ sung những thiếu sót trong việc định hình lại mô hình kinh doanh cũng như phương án kinh doanh của mình.
Chỉ muốn chia sẻ tối đa 20% trong vòng này, startup ngập ngừng mong nhà đầu tư hạ số cổ phần. Tuy nhiên, nhà đầu tư không đồng ý. Shark Việt khuyên startup: "Ý tưởng rất tốt và Giấc mơ của em rất đẹp nhưng cần người định hướng cùng em. Đã mơ thì phải mơ cho rực rỡ lên".
Cuối cùng, Thùy Linh đã gật đầu hợp tác cùng Shark Việt. Tưởng như thương vụ khép lại sau màn bắt tay giữa nhà sáng lập Tối nay ăn gì với nhà đầu tư thì startup bất ngờ nhận ngay lời thách thức đến từ Shark Bình.
Không tin mô hình startup đang theo đuổi có thể thành công, Shark Bình tuyên bố: "Từ sự tiếc rẻ 19 tỷ vốn điều lệ đã đóng và 2,5 tỷ Shark Việt sắp góp, anh xin em đừng làm mô hình kinh doanh này nữa vì em sẽ mất tiền. Anh cá với em thêm 2,5 tỷ nữa nếu em làm thành công mô hình này. Anh xin em hãy chuyển mô hình kinh doanh đi như anh đã gợi ý".
Bắt tay cá cược với Shark Bình trước sự chứng kiến của 4 nhà đầu tư khác, nhà sáng lập Tối nay ăn gì thể hiện sự quyết tâm cao độ để chứng minh cho Shark thấy sự tiềm năng từ ý tưởng kinh doanh của mình.
Mời quý vị đón xem các tập tiếp theo của Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ phát sóng vào 20h30 thứ Tư hàng tuần trên kênh VTV3!
Theo vtv.vn
Dùng toàn thuật ngữ "chém" cho tương lai, 2 nữ startup khiến Shark Bình... xây xẩm mặt mày "Ở Việt Nam các công nghệ em vừa nói được ứng dụng còn rất hạn hẹp và nó đều là thuật ngữ "chém" cho tương lai" - Shark Bình thẳng thắn nhận xét startup. Xổ Thuật Ngữ Công Nghệ - Startup Trẻ Khiến Shark Bình Xây Xẩm Mặt Mày Thương vụ thứ hai của tập 6 chương trình Shark Tank Việt Nam -...