Các công ty game online Trung Quốc đổ xô sang mobile
Đầu tư vào những công ty game mobile Trung Quốc đang là một vấn đề nóng được nhiều người quan tâm. Những nhà vận hành game online PC truyền thống cũng phải đầu tư vào game mobile để theo kịp xu hướng của thị trường, và giữ vững được lợi thế trước những đối thủ mới trên thị trường.
Trong khoảng 1 – 2 năm trở lại đây, nhiều công ty game Trung Quốc đã dần phá vỡ tiêu chí chỉ tập trung vào game online PC truyền thống và nhìn nhận xu hướng trong tương lai chính là ở nền tảng mobile. Những công ty này đang vật lộn để tái cơ cấu lại chính mình để có thể bắt kịp cơn thủy triều trước khi các công ty chỉ game mobile mới thành lập vượt quá xa phía trước.
Trong năm 2013, doanh thu từ game mobile ở Trung Quốc đạt khoảng 1,5 tỷ USD, và dự kiến sẽ có tỷ lệ tăng trưởng hàng năm rất cao tới giai đoạn 2017, dựa theo tính toán của Niko Partners.
Một số nhà vận hành game online đã sớm hiểu rằng game mobile rất quan trọng và đã cho thành lập những bộ phận chuyên môn về lĩnh vực này từ 1 – 2 năm trước, và số khác thì chậm chân hơn bởi họ phải tập trung vào mục tiêu cạnh tranh chính ở thị phần game online PC chứ không phải đa dạng hóa (nhưng rồi họ cũng phải quyết định làm nhu vậy).
Ví dụ điển hình của những công ty đã nhạy bén nắm được thị trường và nhanh chân nhảy vào lĩnh vực mobile ở Trung Quốc là Tencent, NetDragon và KongZhong. Ngược lại, cũng có nhiều công ty lớn phải chờ tới năm 2013 vừa qua mới chính thức tuyên bố chiến lược cho lĩnh vực game mobile như Giant, Perfect World và ChangYou.
Có luồng lập luận cho rằng tập trung hành động vào lĩnh vực cạnh tranh chính là trên hết, và cũng có lập luận đồng ý với quan điểm nên nhanh nhẹn thâm nhập vào phân khúc đang tăng trưởng nhanh của một ngành có liên quan (ví như mobile sau thành công với game online PC). Công ty nghiên cứu thị trường Niko Partners không đưa ra ý kiến cái nào hay hơn, họ chỉ nói về những gì đang xảy ra trên thị trường hiện tại mà thôi.
Dưới đây là một vài tóm tắt về các hoạt động trong lĩnh vực mobile của những công ty game hàng đầu Trung Quốc hiện nay.
Giant Interactive
Gần đây, bà Lưu Vĩ, CEO công ty, đã tuyên bố rằng Giant sẽ tiến hành tư hữu hóa và tập trung vào game mobile lẫn game online PC, qua đó sẽ dần dần chinh phục phân khúc mobile.
Video đang HOT
Perfect World
Trong năm 2013, CEO Tiêu Hoằng chia sẻ rằng mobile game đang là một phần quan trọng trong chiến lươc đầu tư toàn cầu của công ty có tên PWIN. Perfect World đã cho ra mắt hai game mobile và chi mạnh tay cho kế hoạch quảng cáo.
CEO Đinh Lỗi nó rằng công ty này sẽ tung ra 10 game mobile trong năm 2014, và khẳng định mobile là một phân khúc quan trọng trong mức tăng trưởng tương lai.
Shanda
CEO Trương Hướng Đông cho biết công ty này sẽ cho mắt mỗi tháng 1 game mobile trong năm 2014, sau sự thành công của Million Arthur trong năm 2013. Ông chia sẻ thêm rằng game mobile đã đóng góp 14% tổng doanh thu trong quý 3 năm 2013, và nó sẽ tăng lên mức 50% ở năm 2016. Ngoài trừ những sản phẩm mua bản quyền và tự phát triển, Shanda còn vận hành một nền tảng mobile gọi là G Family, hoạt động theo hình thức chia sẻ doanh thu với các nhà phát triển.
ChangYou
ChangYou gần đây có công bố rằng họ sẽ mua bản quyền và tự phát triển game mobile vào danh mục đầu tư của mình, bắt đầu với một sản phẩm cùng Smilegate. ChangYou có vạch định một chiến lược hàng tỷ nhân dân tệ cho việc đầu tư IP, quảng cáo và phân phối, và cả hoa hồng cho studio phát triển dưới tên gọi là CYou Win Plan. Hiện nay, công ty này đang rất năng động tìm kiếm đối tác ở lĩnh vực mobile.
Tencent
Tencent là người dẫn đầu trong lĩnh vực game mobile ở Trung Quốc với 2 hệ thống Mobile QQ Game Center và WeChat. Hiện nay, nền tảng phần phối mobile của Tencent sẽ trả 70% cho các nhà phát triển nếu họ không vận hành game, 50% nếu họ có vận hành game, và tùy trường hợp cụ thể nếu đó là mối quan hệ hợp tác độc quyền. Tỷ lệ 70% sẽ còn thấp hơn nữa, bởi Tencent còn tính phí kênh và phí marketing. Công ty này đang phải đối mặt với sự canh trạnh trong lĩnh vực game mobile từ Alibaba và Qihoo360.
Kingsoft có một công ty con chuyên phát triển game online và mobile có tên là Westhouse Group. Gần đây, thương hiệu Xiaomi có bỏ ra một số tiền lớn để đầu tư vào Kingsoft, qua đó họ cũng nắm một phần sở hữu của Westhouse và sẽ hỗ trợ phát triển game bởi công ty này. Xiaomi đang mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trong lĩnh vực game mobile với Xiaomi Game Center được vận hành dưới lá cờ của một bộ phận mới thành lập có tên Xiaomi Interactive Entertainment.
Đầu tư vào những công ty game mobile Trung Quốc đang là một vấn đề nóng được nhiều người quan tâm. Những nhà vận hành game online PC truyền thống cũng phải đầu tư vào game mobile để theo kịp xu hướng của thị trường, và giữ vững được lợi thế trước những đối thủ mới trên thị trường.
Theo VNE
Kiếm Thế 2 sinh ra để phục vụ người chơi bận rộn
Cùng lắng nghe ông Nghê Chí Cương - trưởng dự án game Kiếm Thế 2 trực thuộc studio Tây Sơn Cư công ty Kingsoft, chia sẻ về những khó khăn khi phát triển trò chơi này.
Trong nhiều năm trôi qua Tây Sơn Cư có gì đổi mới không thưa ông?
(Playpark và Gamenoob phối hợp thực hiện)Khi Tổng giám đốc Lôi thành lập nên studio Tây Sơn Cư đã đưa ra bảy chữ tâm đắc nhất của mình đó là Chuyên Chú, Thống Nhất, Danh Tiếng, Nhanh. Và phần nhiều nhân viên đã kế thứa truyền thống đó. Do đó từ lúc thành lập studio cho đến hiện tại thì tôn chỉ làm việc của chúng tôi vẫn là chú ý vào user (tập khách hàng người dùng), kết bạn với user, phân tích thị trường, đánh vào những điểm thích thú của user, phải nhanh chóng tìm ra điểm chính, khiến cho user phải thốt lên vì sảng khoái,...có như vậy mới tạo ra tên tuổi, rồi bản thân sản phẩm sẽ tự quảng bá.
Ông Nghê Chí Cương - trưởng dự án game Kiếm Thế 2 trực thuộc studio Tây Sơn Cư công ty Kingsoft.
Vậy cụ thể đội ngũ của chúng ta đã làm như thế nào để đáp ứng những mong mỏi nêu trên?
Đó chính là dự án game Kiếm Thế 2. Vì theo nguyên tắc thừa kế và thay đổi của Tây Sơn Cư thì Kiếm Thế 2 chủ yếu nhắm vào thị trường game võ hiệp client 2D. Đây vốn dĩ là thể loại game MMORPG truyền thống đã quá đỗi quen thuộc với nhiều tầng lớp game thủ. Song cũng rất dễ nản và nhàm chán khi lặp đi lặp lại mô-típ đánh quai thẳng cấp, luyện skill rồi đi chiến trường. Do đó, chúng tôi đã dung hợp các yếu tố truyền thống vào Kiếm Thế 2 và mở ra một số sự thay đổi phù hợp với thị trường hiện tại, nơi mà bất kể phân nhóm game thủ nào cũng đều có thể tiếp cận và chơi tốt nó.
Vâng, nhìn chung lối chơi của Kiếm Thế 2 có phần thoải mãi hơn so với phiên bản đầu. Tuy nhiên, ông có sợ nếu làm như thế thì phong cách chơi "hành tẩu giang hồ" trước giờ của dòng game Kiếm hiệp Tình duyên liệu còn tồn tại? Khi mà mọi thứ giờ đây đã trở nên quá đỗi nhẹ nhàng, giảm hẳn đi sự cạnh tranh, nhiệt huyết nơi người chơi?
Trước tiên, yêu tố nhẹ nhàng sẽ giảm đi tính "cày cuốc", "mệt nhọc" cho các nhóm game thủ bận bịu hay đang còn đi học. Bù lại họ vẫn có cơ hội vui chơi, khỏa lấp với game. Đơn cử là các hoạt động PvE và PvP thú vị, nơi mà bất kỳ khi nào, lúc nào bạn cũng có thể chạm trán đối thủ để phần tài cao thấp. Còn các sân chơi lớn, đòi hỏi sự "mệt não" và tốn kém thời gian, tiền của như Bang hội chiến, Công thành chiến,...sẽ là đất diễn dành cho các tay chơi lãng làng, thực sự muốn chứng tỏ trong game. Nói chung, Kiếm Thế 2 vẫn có nhiều tính năng hấp dẫn hòng khỏa lấp các đối tượng người dùng của mình và đảm bảo sự hưng phấn tột độ khi họ tham gia vào trải nghiệm.
Nhìn từ góc độ trực quan cá nhân tôi thấy Kiếm Thế 2 và Kiếm Thế 1 hình như không có khác biệt gì lớn lắm. Trong khi theo truyền thống của Tây Sơn Cư thì các game mới và cũ đều phải có sự khác biệt lớn. Thế tại sao Kiếm Thế 2 lại không đáp ứng được tôn chỉ này thưa ông?
Nói thẳng ra thì Kiếm Thế 1 là sản phẩm thuần phong cách Kiếm Hiệp Tình Duyên kiểu cổ điển, còn Kiếm Thế 2 đã dung hợp và tối ưu hóa các chức năng này lại với nhau hòng tạo nên một thể loại MMORPG 2D võ hiệp tinh túy nhất. Về bản chất chúng đã rất khác biệt, nhất là khi Kiếm Thế 2 hướng đến đối tượng người chơi bận bịu nhiều hơn so với phiên bản "thuần cày kéo" của Kiếm Thế 1.
Ngoài ra Kiếm Thế 2 cũng mang đến cho người chơi một bối cảnh hoàn toàn mới với rất nhiều nhân vật anh hùng, môn phái khác lạ. Đặc biệt hệ thống thú cưỡi tiến hòa, hình thức chiến đấu chạy như tên bắn cũng lần đầu tiên xuất hiện trong seri game Kiếm Thế. Nói tóm lại Kiếm Thế 2 có nhiều cách chơi hoàn toàn mới, đáng để người chơi thể nghiệm và tìm hiểu.
Trong tương lai các game của Tây Sơn Cư sẽ có sự khác biệt lớn hơn chứ?
Hình thức nghiên cứu và phát triển của Tây Sơn Cư từ trước đến nay được chứng minh là rất công hiệu thông qua các sản phẩm thành danh trong và ngoài nước. Vì trước khi bắt tay vào một dự án bất kỳ thì chúng tôi đã nghiên cứu, phân tích chiến lược rất kĩ để hòng đi đến các quyết định về thông số tính năng cũng như điều chỉnh mặt gameplay của dự án. Và Kiếm Thế 2 cũng là một trong số những sản phẩm được nhào nặn ra sau quy trình đó. Cho nên, tôi chắc chắn rằng sau Kiếm Thế 2 hay các sản mới nhất nữa thì các game của Tây Sơn Cư đều có những nét đột phá, mởi mẻ riêng của mình.
Nếu như Kiếm Thế 2 trong năm 2014 là game 2D và trước đó Võ Lâm Truyền Kỳ 3 năm 2009 là game 3D thì liệu sắp tới Tây Sơn Cư có ra mắt thêm sản phẩm mới nào về game 3D không thưa ông?
Chúng tôi sẽ tiếp tục nhắm vào các sản phẩm về chủ đề Kiếm hiệp tình Duyên, trong đó Võ Lâm Truyền Kỳ 3 là một minh chứng dễ thấy nhất về sức hút mãnh liệt vượt thời gian của nội dung kiếm hiệp này. Đồng thời chúng tôi vẫn kế thừa những tinh hoa từ các sản phẩm đi trước, vì vậy trong giai đoạn này điều quan trọng nhất với Tây Sơn Cư là không ngừng ưu hóa sản phẩm, phục vụ user, còn về kế hoạch cụ thể thì tôi xin phép được giữ bí mật. À, chúng tôi cũng đang quan tâm đến thị trường smartphone đấy!
Trang chủ: http://jxsj2.xoyo.com/
Theo VNE
Kiếm Thế 2 đang được nhiều công ty game Việt Nam chú ý Theo thông tin ghi nhận của Playpark.vn thì tựa MMORPG 2D võ hiệp mới nhất của Kingsoft mang tên Kiếm Hiệp Thế Giới 2 tức Kiếm Thế 2 (theo tên Việt hóa mà VNG đã gán cho Kiếm Hiệp Thế Giới 1 khi về nước) đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều NPH Game tại Việt Nam. Những tưởng sau dự...