Các công ty Đông Âu tăng cường sản xuất vũ khí để gửi cho Ukraine
Ngành vũ khí của Đông Âu đang sản xuất súng, đạn pháo và các vật tư quân sự khác với tốc độ chưa từng thấy kể từ Chiến tranh Lạnh trong bối cảnh các chính phủ trong khu vực đi đầu trong hỗ trợ Ukraine chống Nga.
Một hệ thống súng trường tấn công tại nhà máy vũ khí PGZ ở Ba Lan ngày 7/11. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters ngày 24/11, các đồng minh đã cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho Ukraine kể từ khi Nga thực hiện chiến dịch đặc biệt ngày 24/2, khiến kho vũ khí của chính các nước này đang cạn dần.
Một chương trình theo dõi của Viện Kiel cho thấy Mỹ và Anh đã cam kết viện trợ quân sự trực tiếp nhiều nhất cho Ukraine trong khoảng thời gian từ ngày 24/1 đến ngày 3/10, còn Ba Lan đứng ở vị trí thứ ba và Cộng hòa Séc đứng thứ 9.
Gần chục quan chức chính phủ và công ty cũng như các nhà phân tích cho biết cuộc xung đột ở Ukraine đã mang đến những cơ hội mới cho ngành công nghiệp vũ khí của khu vực.
Ông Sebastian Chwalek, Giám đốc điều hành tập đoàn PGZ của Ba Lan, nói: “Xét thực tế của cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine và xu hướng rõ ràng là nhiều quốc gia tăng chi tiêu trong lĩnh vực ngân sách quốc phòng, có cơ hội thực sự để thâm nhập thị trường mới và tăng doanh thu xuất khẩu trong những năm tới”.
Tập đoàn PGZ kiểm soát hơn 50 công ty sản xuất vũ khí và đạn dược, từ xe vận chuyển bọc thép đến hệ thống máy bay không người lái. Tập đoàn này nắm giữ cổ phần trong hàng chục công ty khác.
Ông Chwalek cho biết PGZ hiện có kế hoạch đầu tư tới 1,8 tỷ USD trong thập kỷ tới, nhiều hơn gấp đôi so với mục tiêu trước xung đột ở Ukraine. Các khoản đầu tư này được rót vào xây các cơ sở mới nằm cách xa biên giới với Belarus vì lý do an ninh.
Các công ty và quan chức chính phủ Ba Lan, Slovakia và Cộng hòa Séc cho biết các nhà sản xuất khác cũng đang tăng công suất sản xuất và chạy đua để thuê công nhân.
Video đang HOT
Ngay sau khi nổ ra xung đột ở Ukraine, một số quân đội và nhà sản xuất ở Đông Âu đã bắt đầu cạn kho vũ khí và đạn dược thời Liên Xô để gửi cho Ukraine.
Khi những kho vũ khí dự trữ cạn kiệt, các nhà sản xuất đã tăng cường sản xuất cả thiết bị cũ và thiết bị hiện đại để duy trì nguồn cung cho Ukraine. Dòng vũ khí đã giúp Ukraine đẩy lùi lực lượng Nga và giành lại nhiều vùng lãnh thổ.
Ông Chwalek cho biết PGZ sẽ sản xuất 1.000 hệ thống phòng không Piorun vác vai di động vào năm 2023 so với 600 hệ thống vào năm 2022 và 300 – 350 trong những năm trước. Tuy nhiên, không phải toàn bộ 1.000 hệ thống này đều dành cho Ukraine.
Năm 2022, PGZ có khả năng vượt qua mục tiêu doanh thu đặt ra trước xung đột.
Ngành công nghiệp vũ khí của Đông Âu có từ thế kỷ 19, khi ông Emil Skoda người Séc bắt đầu sản xuất vũ khí cho Đế quốc Áo – Hung.
Thời đó, các nhà máy lớn ở Tiệp Khắc (nước sản xuất vũ khí lớn thứ hai thuộc khối Hiệp ước Warsaw), Ba Lan và các nước khác trong khu vực đã giúp người dân có việc làm thông qua sản xuất vũ khí cho các cuộc xung đột thời Chiến tranh Lạnh.
Đại sứ Séc tại NATO Jakub Landovsky nói với Reuters: “Cộng hòa Séc là một trong những cường quốc xuất khẩu vũ khí và chúng tôi có nhân sự, cơ sở vật chất, dây chuyền sản xuất cần thiết để tăng công suất”.
Một công nhân kiểm tra chất lượng bắn của hệ thống súng trường tấn công tại nhà máy sản xuất vũ khí PGZ ở Ba Lan. Ảnh: Reuters
Séc đã giao đến Ukraine đạn cho lựu pháo 152mm và rocket 122mm mà các công ty phương Tây không sản xuất. Ukraine đã mua vũ khí và thiết bị thông qua tiền quyên góp từ các chính phủ và hợp đồng thương mại trực tiếp giữa Ukraine và các nhà sản xuất.
Ông Christoph Trebesch, Giáo sư tại Viện Kiel, cho biết: “Các nước Đông Âu hỗ trợ Ukraine một cách đáng kể. Đồng thời, đây là cơ hội để họ xây dựng ngành công nghiệp sản xuất quân sự của mình”.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Séc Tomas Kopecny nói rằng Ukraine đã nhận được vũ khí và thiết bị trị giá gần 2,1 tỷ USD từ các công ty Séc, khoảng 95% trong số đó là giao hàng thương mại. Ông cho biết xuất khẩu vũ khí của Séc năm nay sẽ cao nhất kể từ năm 1989, khi nhiều công ty trong lĩnh vực này tăng thêm việc làm và công suất.
Ông David Hac, Giám đốc điều hành Tập đoàn STV của Séc, đã vạch kế hoạch bổ sung dây chuyền sản xuất đạn cỡ nhỏ và cho biết họ đang xem xét mở rộng công suất sản xuất đạn cỡ lớn. Trong một thị trường lao động khan hiếm, công ty này đang cố gắng lôi kéo công nhân từ ngành ô tô vốn đang chậm lại.
Doanh số quốc phòng đã giúp Tập đoàn Czechoslovak tăng gần gấp đôi doanh thu nửa đầu năm so với một năm trước đó. Người phát ngôn Andrej Cirtek cho biết công ty này đang tăng cường sản xuất cả đạn cỡ nòng 155mm và 152mm, đồng thời tân trang lại các phương tiện chiến đấu bộ binh và xe tăng T-72 thời Liên Xô.
Triều Tiên một lần nữa phủ nhận chuyển vũ khí cho Nga
Ngày 8/11, Triều Tiên cho biết họ chưa bao giờ có giao dịch buôn bán vũ khí với Nga và không có kế hoạch làm như vậy.
Một cuộc tập trận của các đơn vị pháo binh Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) năm 2016. Ảnh: KCNA
Theo hãng tin Reuters, thông tin trên do phương tiện truyền thông nhà nước của Triều Tiên đưa ra sau khi Mỹ cho rằng Triều Tiên dường như đang cung cấp cho Nga đạn pháo để phục vụ chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Tuần trước, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby nói rằng Mỹ có thông tin cho thấy Triều Tiên đang bí mật cung cấp cho Nga một số lượng đáng kể đạn pháo.
Ông Kirby nói Triều Tiên đang tìm cách che giấu số vũ khí này bằng cách chuyển chúng qua các quốc gia ở Trung Đông và Bắc Phi. Mỹ đang theo dõi để xem liệu các lô hàng có được phía Nga nhận hay không.
Một quan chức Bộ Quốc phòng Triều Tiên gọi những cáo buộc này là tin đồn và cho biết Triều Tiên chưa bao giờ có giao dịch mua bán vũ khí với Nga. Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA dẫn lời quan chức này: "Chúng tôi coi những động thái như vậy của Mỹ là một phần nỗ lực thù địch nhằm làm hoen ố hình ảnh CHDCND Triều Tiên trên trường quốc tế bằng cách viện dẫn nghị quyết trừng phạt bất hợp pháp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm vào Triều Tiên".
Viện trợ vũ khí sẽ là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa Nga và Triều Tiên.
Triều Tiên là một trong những quốc gia duy nhất công nhận nền độc lập của các khu vực Ukraine đòi độc lập và nước này đã bày tỏ ủng hộ Nga tuyên bố sáp nhập các khu vực của Ukraine.
Ông Victor Cha thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Mỹ) nhận định Triều Tiên đang muốn thắt chặt quan hệ với Nga qua xung đột ở Ukraine. Ông Cha nói rằng các bình luận của ông Kirby cho thấy Mỹ sẽ theo dõi các lô vũ khí nhưng sẽ không can thiệp vì họ tin số vũ khí đó sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến cuộc xung đột.
Trước đó, theo Bloomberg, ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy một đoàn tàu hỏa đã chạy Triều Tiên sang biên giới Nga ngày 4/11. Đó là hoạt động đi lại đầu tiên trên tuyến đường sắt này trong vài năm qua.
Triều Tiên đã yêu cầu đóng tuyến đường sắt này vào tháng 2/2020 để phòng ngừa virus SARS-CoV-2 lây lan. Hai quốc gia vừa nhất trí khôi phục hoạt động đường sắt vào tháng 9 vừa qua.
Theo 38 North, không thể xác định mục đích của đoàn tàu này qua hình ảnh vệ tinh. Cách đây ít hôm, Mỹ đã cáo buộc Triều Tiên âm thầm gửi đạn pháo cho Nga, mặc dù trước đó Triều Tiên đã phủ nhận có kế hoạch như vậy. Hồi tháng 9, Triều Tiên khẳng định nước này không bán vũ khí cho Nga.
Trong tuần qua, Triều Tiên đã phóng số lượng tên lửa hàng ngày lớn nhất từ trước đến nay dưới thời Chủ tịch Kim Jong-un. Động thái thử vụ thử vũ khí hàng loạt này nhằm phản đối các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn giữa Mỹ và Hàn Quốc.
KCNA ngày 7/11 đưa tin quân đội Triều Tiên đã chỉ trích đây là cuộc tập trận nguy hiểm và khiêu khích công khai. Quân đội Triều Tiên sẽ tiếp tục đáp trả bằng các biện pháp quân sự áp đảo và kiên quyết.
Ngày 4/11, Triều Tiên đã bày tỏ quan ngại về việc Hàn Quốc và Mỹ kéo dài thời gian cuộc tập trận không quân Vigilant Storm và tuyên bố sẽ đáp trả bất cứ nỗ lực nào nhằm xâm phạm chủ quyền, gây tổn hại tới lợi ích an ninh của nước này.
Ấn Độ bắt đầu sản xuất phiên bản nâng cấp súng AK của Nga Ấn Độ đặt mục tiêu sản xuất hơn 600.000 khẩu súng trường tấn công Kalashnikov cải tiến. Súng trường AK-203 trưng bày tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg năm 2019. Ảnh: Sputnik Dẫn lời ông Aleksandr Mikheev - người đứng đầu Rosoboronexport, cơ quan quản lý giao thương vũ khí quốc tế thuộc nhà nước Nga, kênh truyền hình RT...