Các công ty công nghệ số ‘ngược dòng’ trong đại dịch Covid-19
Các ngành nghề kinh doanh truyền thống như hàng không, du lịch… bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, nhưng nhiều lĩnh vực kinh tế số lại ghi nhận sự tăng trưởng cả về người dùng lẫn quy mô thị trường trong thời gian qua.
Thị trường CNTT Việt Nam.
Giãn cách xã hội ở nhiều mức độ khiến cho hoạt động kinh doanh của các khách sạn, trung tâm giải trí, du lịch, hãng hàng không… bị đóng băng. Trong một thời gian dài, Covid-19 cũng khiến cho hành vi tiêu dùng của người dân thay đổi nhiều: tự nấu ăn, liên hoan tại nhà nhiều hơn, mua sắm trực tuyến nhiều hơn, ngại sử dụng tiền mặt, làm việc từ xa trở nên phổ biến… Như một hệ quả tất yếu, các ngành thương mại điện tử, thanh toán điện tử, giao nhận hàng… trở thành điểm sáng hiếm hoi trong bối cảnh dịch bệnh.
Cụ thể, trong lĩnh vực thương mại điện tử, tỷ lệ tăng trưởng hằng năm của tổng giá trị giao dịch trong giai đoạn quý 1/2021 đã tăng 5,5 lần so với quý 4/2020. Trong đợt giãn cách mới nhất tại TP.HCM, Tiki ghi nhận mức độ tăng trưởng gấp 3 lần trên toàn sàn so với trước giãn cách. Đặc biệt, các mặt hàng như tiêu dùng, thiết bị gia dụng – nhà cửa đời sống, chăm sóc sức khỏe, công nghệ, thời trang tăng trưởng 30% chỉ sau một tuần giãn cách. Còn với Lazada, sự kiện khuyến mại 6.6 năm nay cũng đạt mức tăng trưởng gấp 3 lần so với năm ngoái; riêng mảng thực phẩm tươi sống tăng trưởng 8 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Mua hàng online bùng nổ trong mùa dịch
Video đang HOT
Trong lĩnh vực thanh toán điện tử, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, quý 1/2021, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt qua kênh internet đạt 8,1 triệu tỉ đồng, tăng 55,9% về số lượng và 28,4% về giá trị; giao dịch qua kênh điện thoại di động hơn 4,6 triệu tỉ đồng, tăng 78% về số lượng và 103% về giá trị; giao dịch qua kênh QR code đạt 4.479 tỉ đồng, tăng 83% về số lượng và 146% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Số liệu mới công bố từ ZaloPay, Top 5 ví điện tử tại Việt Nam hiện nay cho hay, tính đến quý 1/2021, tổng giao dịch thanh toán đã tăng 314,4% và lượng người dùng mới tăng 210,7% so với cùng kỳ năm trước.
Theo dự báo của hãng thống kê Statista (Đức), doanh thu dịch vụ CNTT của Việt Nam năm 2021 sẽ lấy lại đà tăng như thời điểm trước khi đại dịch bùng nổ, con số dự tính năm nay là hơn 1,18 tỉ USD, và tiếp tục tăng lên 1,43 tỉ USD vào năm 2025.
Mua hàng online bùng nổ trong mùa dịch
Đẩy mạnh kinh tế số để phục hồi
Sự tăng trưởng “ngược dòng” Covid-19 của các ngành kinh tế số điển hình chính là động lực khiến cho nhiều doanh nghiệp truyền thống quyết tâm chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng ứng dụng công nghệ và hiện diện “online” nhiều hơn. Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới (World Bank), 59% doanh nghiệp Việt Nam chuyển sang nền tảng số tính đến tháng 10.2020. Trong năm 2020, đã có trên 13.000 doanh nghiệp công nghệ số ra đời, tăng 28%.
Mới đây nhất, chuỗi siêu thị Big C đã thử nghiệm kênh bán hàng mới trên Zalo OA (tài khoản Zalo chính thức của Big C). Theo đó, Big C niêm yết và cập nhật danh mục sản phẩm hàng hóa, nhu yếu phẩm cung cấp ngay trên Zalo, ứng dụng nhắn tin được yêu thích bậc nhất tại Việt Nam. Người dùng Zalo chỉ việc ấn quan tâm kênh Zalo OA của Big C là có thể “đi chợ” ngay trên điện thoại. Đại diện ZaloPay cho biết ngoài Big C, tính năng bán hàng qua Zalo OA hiện đã triển khai với 20 chuỗi nhà hàng, cửa hàng lớn khác như Highlands, Lazada, Trung Nguyên… và tập đoàn điện lực EVN.
“Kỳ lân” VNG cũng đang cho thấy tiềm năng “trụ vững” trong bối cảnh dịch bệnh. Doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam này ghi nhận hơn 1,5 tỉ tin nhắn được gửi đi mỗi ngày thông qua Zalo, với số lượng người dùng thường xuyên gần 65 triệu người/tháng. Zalo cũng trở thành kênh thông tin, truyền thông hiệu quả của Chính phủ tới người dân về diễn biến dịch, vắc xin trong hơn một năm qua.
Cũng trong năm 2020, một doanh nghiệp công nghệ top đầu khác là Thế Giới Di Động ghi nhận mức tăng 6% doanh thu, đạt 108.546 tỉ đồng; tăng trưởng 2% lợi nhuận sau thuế, đạt 3.920 tỉ đồng so với 2019, tiếp tục là công ty có doanh số lớn nhất trong thị trường bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Covid-19 khiến người dùng tăng mua hàng thiết yếu, giúp chuỗi cửa hàng Bách hóa Xanh của Thế Giới Di Động đạt doanh thu hơn 21.000 tỉ đồng.
“Chúng tôi tin rằng dù đại dịch xảy ra nhưng toàn bộ quá trình chuyển đổi kỹ thuật số vẫn sẽ tiếp tục tăng tốc, sự chuyển đổi công nghệ sẽ trở thành một phần trọng tâm của mỗi cá nhân, doanh nghiệp, và cả chính phủ. Đây là một cơ hội to lớn đối với các công ty công nghệ trong đó có cả VNG và chúng tôi tin vào lợi thế cạnh tranh của mình”, ông Lê Hồng Minh, CEO VNG chia sẻ.
Có thể nói, công nghệ đang định hình cách mà người Việt Nam kinh doanh, sản xuất hàng hóa, mua sắm và giao tiếp. Lĩnh vực công nghệ nếu được đầu tư đúng đắn để phát triển có thể sẽ mang tới những tiềm năng tăng trưởng vượt ngoài kỳ vọng cho nền kinh tế, vượt qua những khó khăn mà đại dịch Covid-19 đang gây ra cho các ngành thế mạnh truyền thống.
'Tác dụng phụ' của công nghệ số thời Covid
Trung bình mỗi người dùng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương tạo ra 17 tài khoản trực tuyến mới trong suốt thời gian đại dịch.
Theo nhóm Bảo mật IBM, Covid-19 đang thay đổi hành vi tiêu dùng khi ngày càng nhiều người thích nghi với các tính năng và giao dịch trực tuyến. Ngược lại, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, đối với cá nhân, sự tiện lợi thường vượt trội so với các mối quan tâm về bảo mật và quyền riêng tư, dẫn đến việc lựa chọn mật khẩu và thái độ ứng phó với an ninh mạng còn kém.
"Hiểu biết hạn chế về các nguy cơ an ninh mạng của người tiêu dùng, cùng tiến trình chuyển đối số nhanh và mạnh của các doanh nghiệp trong đại dịch, đã tạo ra những kẽ hở không tưởng cho các nhóm tấn công mạng vào mọi ngành nghề", đại diện IBM nhấn mạnh.
Khảo sát của IBM cho thấy người tiêu dùng châu Á - Thái Bình Dương đã tạo trung bình 17 tài khoản trực tuyến mới trong đại dịch. Trong đó, 37% nói không có kế hoạch xóa hoặc hủy kích hoạt bất kỳ tài khoản mà họ đã tạo khi đại dịch qua đi.
Người dùng đang lập hàng loạt tài khoản mới để phục vụ việc giải trí, mua sắm, thanh toán, giao hàng... trực tuyến.
Tuy nhiên, "tác dụng phụ" của sự gia tăng số lượng tài khoản số là việc sử dụng mật khẩu lỏng lẻo. 86% thừa nhận vẫn dùng lại thông tin đăng nhập trực tuyến trên các tài khoản đã lập trước đây. 54% thích đặt hàng và thanh toán trực tuyến hơn là trực tiếp đến cửa hàng và tỷ lệ này lên tới 60% đối với thệ hệ Millennials (sinh từ 1980 đến 2000). Họ quan tâm tới sự thuận tiện khi đặt hàng trực tuyến nên thường bỏ qua các lo ngại về bảo mật, tăng gánh nặng bảo mật sẽ đặt lên vai các công ty cung cấp dịch vụ trực tuyến trong việc đề phòng gian lận.
Cũng theo khảo sát, 57% người tham gia khảo sát kỳ vọng chỉ mất dưới 5 phút cho mỗi lần khởi tạo tài khoản trực tuyến mới Ngoài ra, họ muốn chỉ cần 3 - 4 thao tác để tái tạo tài khoản, tính cả bước đặt mới hoặc thay đổi mật khẩu. 47% cho biết họ cho phép thiết bị số của mình tự ghi nhớ các thông tin liên quan tới các tài khoản trực tuyến, trong khi đó 34% nói họ ghi các thông tin này ra giấy.
"Từ các cửa hàng tiện lợi, ngân hàng cho tới các dịch vụ đặc biệt như y tế, hành chính công, nhu cầu chuyển dịch từ trực tiếp sang trực tuyến của người tiêu dùng ngày càng cao. Nhiều doanh nghiệp, tổ chức phụ thuộc vào các kênh bán hàng hoá và dịch vụ trực tuyến để dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng, đồng nghĩa tạo thêm nhiều sơ hở cho các cuộc tấn công an ninh mạng. Để tối ưu hoá mức độ bảo mật cao nhất, doanh nghiệp, tổ chức cần thích nghi và ứng dụng cách tiếp cận tuyệt đối không tin tưởng (zero-trust) trên mọi giao diện tiếp xúc, mọi thiết bị và trong mọi giao dịch", ông Matthew Glitzer, Phó Chủ tịch Nhóm Bảo mật IBM châu Á - Thái Bình Dương, nói.
Giúp nông dân chuyển đổi số Thay vì cách sản xuất và bán hàng truyền thống nhỏ lẻ, giờ đây nông dân bắt đầu quen với việc đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử để bán với sô lượng lớn và giá cả tốt hơn. Nông sản được hỗ trợ lên sàn thương mại điện tử Mới đây, UBND tỉnh Sơn La, Cục Xúc tiến thương mại...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Điện thoại Android sẽ tự khởi động lại nếu bị 'bỏ quên' 72 tiếng

Google nâng tầm Gemini với khả năng tạo video dựa trên AI

Cập nhật iOS 18.4.1 để sửa lỗi nghiêm trọng trên iPhone

Pin lỏng có thể định hình lại thế giới thiết bị thông minh

iPhone 16e giúp Apple thắng lớn

Vì sao các dự án điện thoại năng lượng mặt trời luôn 'chết yểu'?

Nghe nhạc bass có thể giúp chống say tàu xe

Giá điện thoại Galaxy vẫn 'an toàn' sau 'bão' thuế quan của ông Trump

Đánh giá sàn giao dịch XS.com Broker 2025: Uy tín hay lừa đảo?

MSI có thể chuyển sang dùng chip AMD cho dòng máy Claw kế tiếp

Netflix thử nghiệm tính năng tìm kiếm AI dựa trên cảm xúc

Google dừng hỗ trợ, hàng triệu điện thoại Android gặp nguy hiểm
Có thể bạn quan tâm

Hàng cây cổ thụ 'khổng lồ' ôm trọn đoạn đường khiến dân mạng thổn thức
Netizen
17:52:03 17/04/2025
Xung đột Hamas - Israel: Thủ tướng Israel tiếp tục thúc đẩy việc thả con tin ở Gaza
Thế giới
17:01:09 17/04/2025
Arteta tự hào khi Arsenal thẳng tay loại Real Madrid
Sao thể thao
16:25:59 17/04/2025
Mẹ mua 5 món đồ giá rẻ, ban đầu tôi bĩu môi chê, bây giờ hối hận đến mức tự "vả mặt"
Sáng tạo
16:23:29 17/04/2025
Sao Việt 17/4: Hòa Minzy hạnh phúc vì được tôn vinh trong "Việc tử tế"
Sao việt
16:05:42 17/04/2025
Lâm Canh Tân bị "bắt gọn" đưa mỹ nữ về nhà riêng hẹn hò, thuyền couple với Triệu Lệ Dĩnh lật tan tành
Sao châu á
15:33:29 17/04/2025
Động đất 5,2 độ richter, đàn voi nhanh chóng quây thành vòng tròn, biết lý do tất cả đều vỡ oà thán phục
Lạ vui
15:27:53 17/04/2025