Các công trình nghệ thuật đặc sắc của xứ sở ‘Nghìn lẻ một đêm’
Đất nước Iran được biết tới là xứ sở ‘Nghìn lẻ một đêm’ với những câu chuyện cổ tích bất tận, xứ sở Ba Tư huyền diệu với những chiếc thảm bay nổi tiếng thế giới.
Tới với đất nước Iran ngày nay, du khách còn bị chinh phục bởi vẻ đẹp cổ kính của các công trình kiến trúc cổ xưa pha lẫn nét hiện đại đặc sắc.
Nhà tắm Sultan Amir Ahmad là một loại nhà tắm công cộng truyền thống của người Ba Tư (Iran) được xây dựng tại Kashan, tỉnh Isfahan vào thế kỷ 16. Đây là nhà tắm đẹp nhất Iran còn được bảo tồn đến ngày nay và được công nhận là di sản quốc gia vào năm 1976.
Ảnh: Samin Akrami
Cung điện Taara (Cung điện mùa Đông) thuộc quần thể Persepolis (550-330 TCN), được xây dựng dưới thời Darius Đại Đế (550-486 TCN) và được hoàn thiện bởi hoàng đế Xerxes I, con trai Darius I.
Ảnh: Ahmad Belbasi
Tháp Azadi (Tháp Tự Do) được biết đến là một trong những công trình nổi tiếng của thủ đô Tehran, và là một biểu tượng của Iran hiện đại. Công trình được khởi công năm 1969 và hoàn thiện vào năm 1971.
Ảnh: Arin Javadian
Cung điện Fat’habadcó diện tích 1500m2, được xây dựng vào năm 1876 SCN theo lệnh của Lãnh chúa tỉnh Kerman (một tỉnh nằm ở Đông Nam, Iran), Ngài Fazlali Khan Biglarbeigi
Ảnh: Yadollah Alimardani
Dinh thự Shapouri tọa lạc tại trung tâm thành phố Shiraz, Iran. Dinh thự này được xây dựng vào khoảng những năm 1930-1935, thuộc sở hữu của một lái buôn giàu có tên là Abdolsaheb Shapuri.
Ảnh: Abbas Kalanta
Video đang HOT
Bức ảnh chụp một đám cưới truyền thống của người Kurmanj, làng Emamgholi Ghuchan, tỉnh Khorsan Razavi vào năm 2019. Trong ảnh, một nhóm nhảy địa phương đồng hành đưa cô dâu, chú rể về nhà mới.
Ảnh: Elahe Molaii
Chân dung Em gái xinh đẹp người dân tộc Turkmen của Iran trong trang phục áo dài và mũ truyền thống của người Turkmen.
Ảnh: Eid Tofighi
Núi Damavand (cao 5609m) thuộc tỉnh Mazandaran, Iran; là ngọn núi cao nhất Iran. Núi Damavand đối với người Iran không chỉ là một ngọn núi bình thường mà là một biểu tượng, một thần thoại trường tồn và một di sản dân tộc.
Ảnh: Mohammad Razzazan
Thánh đường Hồi giáo Nasir ol Molk còn được mệnh danh là Thánh đường Hồng có diện tích khoảng 2890m2, nằm tại Shiraz, Iran. Công trình này được xây dựng theo lệnh của lãnh chúa Shiraz, Ngài Mirza Hassan Ali Nasir ol Molk vào năm 1876 và hoàn thiện vào năm 1888 SCN.
Ảnh: Ahsan Jazini
Bức ảnh miêu tả cảnh sắc vào thu tại làng Sangdeh, Bắc Iran. Ảnh: Sadeqmiri
Tại trưng bày “Di sản nghệ thuật Iran, cái nôi của nền văn minh” tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam còn trưng bày các tấm thảm bay nổi tiếng của đất nước Iran
Ngài Ali Akbar Nazari, Đại sứ nước Cộng hòa Hồi giáo Iran tại Việt Nam giới thiệu về những chiếc bình được chạm khắc bằng đồng
Các công trình nghệ thuật tiêu biểu của Iran được giới thiệu tại trưng bày
Ngắm những thư viện đẹp nhất hành tinh không khác gì công trình nghệ thuật, bước vào là bị cuốn hút không muốn rời
Những công trình thư viện không chỉ là nơi lưu trữ sách mà đôi khi còn được coi như một điểm đến du lịch, biểu tượng văn hóa.
Thư viện là địa điểm yêu thích của bất kỳ ai mê sách. Không chỉ là nơi cung cấp tri thức, đây còn là nơi giúp con người ta thư giãn, được tĩnh lặng. Là khu vực công cộng quan trọng trong mọi cộng đồng, không ít thư viện được xây dựng cực kỳ đầu tư. Thậm chí có những thư viện đẹp đến nỗi đã trở thành địa điểm du lịch, thu hút rất nhiều người đến tham quan, chụp ảnh.
Thư viện và Bảo tàng Morgan, Mỹ
Nằm ở giữa trung tâm New York phồn hoa, đây là thư viện riêng của JP Morgan - nhà đầu tư tỷ phú người Mỹ. Nơi đây không chỉ đơn thuần có sách mà còn lưu trữ, trưng bày rất nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị như bản gốc bản thảo của Walter Scott, Balzac hay tranh gốc của Leonardo, Michelangelo và Rembrandt.
Thư viện Admont Abbey, Áo
Lối kiến trúc Baroque độc đáo, đậm chất nghệ thuật và cổ điển của thư viện Admont Abbey sẽ thu hút bất cứ ai yêu mến cái đẹp. Thư viện vốn được xây dựng trên nền một trong những tu viện lớn và cổ xưa nhất thế giới. Nội thất công trình được trang hoàng lộng lẫy bằng các bức bích họa, chi tiết dát vàng và những bức tượng cổ. Bên trong Admont Abbey hiện chứa khoảng 70.000 đầu sách.
Thư viện thành phố Stuttgart, Đức
Trái ngược với 2 thư viện cổ điển kể trên, thư viện của thành phố Stuttgart lại hút khách bởi nét hiện đại, kiến trúc tối giản, thẩm mỹ mãn nhãn. Thư viện được khai trương từ năm 2011 với bên ngoài như một kim tự tháp ngược. Bên trong các giá sách, các tầng được bố trí với không gian mở.
Thư viện Strahov Monastery, Cộng hòa Czech
Thư viện nổi tiếng này đã được xây dựng từ năm 1679, nằm giữa thủ đô Prague cổ kính. Nơi đây là trung tâm văn hóa quan trọng của người Czech với hàng ngàn bản in gốc mang giá trị lịch sử từ thế kỷ 16.
Thư viện Tianjin Binhai, Trung Quốc
Thư viện nằm ở tỉnh Thiên Tân còn được gọi bằng cái tên không chính thức là "Con mắt" do hình cầu ở giữa thư viện cũng như góc nhìn độc đáo từ bên ngoài thiết kế giống như một con mắt khổng lồ. Tòa nhà thư viện 5 tầng hiện có hơn khoảng 200.000 đầu sách.
Thư viện thành phố Stockholm, Thụy Điển
Được thiết kế bởi kiến trúc sư lừng danh người Thụy Điển Gunnar Asplund và khai trương năm 1928, thư viện công cộng của Stockholm đã trở thành biểu tượng cho thủ đô đất nước Bắc Âu. Nó giữ được trọn vẹn màu sắc kiến trúc Nordic cổ điển vào thập niên 20 thế kỷ trước.
Thư viện đại học Trinity Dublin, Ireland
Thư viện Trinity College Dublin được thiết kế bởi Thomas Burgh và xây dựng từ năm 1712 đến năm 1732. Không chỉ có giá trị về mặt kiến trúc và lịch sử, nơi đây còn là một trong những kho tàng văn học cổ lớn nhất thế giới. Thư viện hiện vẫn lưu trữ hơn 200.000 bản gốc những cuốn sách cổ nhất lịch sử
Công trình nghệ thuật từ rơm rạ của người Nhật Từ những cọng rơm bình thường sau vụ thu hoạch, người nông dân và sinh viên đã tạo ra các tác phẩm nghệ thuật độc đáo và thu hút khách tham quan. Hàng năm, bờ biển vùng Niigata, Nhật Bản, lại trở nên sống động với những sinh vật đặc biệt của Lễ hội Nghệ thuật Wara, thay vì các đụn rơm chất...