Các công tố viên Mỹ cáo buộc thêm tội danh hối lộ đối với cựu CEO của FTX
Ngày 28/3, các công tố viên Mỹ đã đưa ra bản cáo trạng mới đối với người sáng lập sàn giao dịch tiền kỹ thuật số FTX, Sam Bankman-Fried, trong đó cáo buộc ông này hối lộ 40 triệu USD cho giới chức Trung Quốc để dỡ bỏ phong tỏa các tài khoản quỹ phòng hộ.
Samuel Bankman-Fried, người sáng lập và Giám đốc điều hành FTX. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Hiện cựu tỷ phú 31 tuổi này đang phải đối mặt với cáo trạng gồm 13 tội danh liên quan vụ sụp đổ của FTX hồi tháng 11/2022. Theo dự kiến, ông Bankman-Fried sẽ bị cáo buộc tội danh mới vào ngày 30/3 trước thẩm phán Lewis Kaplan tại Tòa án liên bang ở Manhattan. Các nguồn thạo tin cho biết ông Bankman-Fried sẽ phủ nhận tội danh mới này.
Theo bản cáo trạng mới nhất, Bankman-Fried đã chỉ đạo chuyển 40 triệu USD tiền kỹ thuật số vào một ví riêng từ tài khoản thương mại chính của quỹ đầu tư tiền kỹ thuật số Alameda Research, nhằm thuyết phục giới chức Trung Quốc gỡ bỏ phong tỏa các tài khoản của Alameda với hơn 1 tỷ USD tiền kỹ thuật số. Các công tố viên cho biết các tài khoản của Alameda trước đó đã bị phong tỏa trong khuôn khổ cuộc điều tra đối với một bên đối tác, do đó ý định của ông Bankman-Fried tìm cách dỡ bỏ phong tỏa không thành công. Vào khoảng tháng 11/2021, ông Bankman-Fried đã cho phép chuyển thêm hàng chục triệu USD tiền kỹ thuật số để “hoàn tất” việc hối lộ.
Video đang HOT
FTX và các công ty con của sàn giao dịch này tại Mỹ đã nộp đơn xin phá sản và ông Sam Bankman-Fried từ chức Giám đốc điều hành (CEO) của FTX. Sàn giao dịch tiền kỹ thuật số từng lớn thứ hai thế giới này đã sụp đổ nhanh chóng sau vài ngày nhà đầu tư liên tục rút tài sản khỏi các ví tiền, đồng thời không thể tìm được “phao cứu sinh” sau khi sàn giao dịch Binance từ chối mua lại. Trong quá trình điều tra sau đó, các công tố viên phát hiện nhiều chi tiết đáng ngờ về dòng tiền giữa FTX với quỹ đầu tư tiền điện tử Alameda Research. Đồng thời, sàn tiền điện tử này cũng vướng nghi án chiếm dụng tiền gửi của khách hàng.
Ông Bankman-Fried đã phủ nhận 8 trong số 13 tội danh bị cáo buộc. Mặc dù thừa nhận quản lý rủi ro không hợp lý tại FTX, song nhà sáng lập sàn giao dịch điện tử này phủ nhận chiếm dụng tiền.
Trong khi đó, 3 người thân cận với ông Bankman-Fried là CEO Alameda Caroline Ellison, cựu Giám đốc công nghệ FTX Zixiao “Gary” Wang, và cựu giám đốc kỹ thuật FTX Nishad Singh đã nhận tội và đồng ý hợp tác với các công tố viên.
Mạng xã hội khiến nhiều quan chức Indonesia bị điều tra
Một quan chức Indonesia đang bị điều tra vì đăng ảnh lên mạng xã hội khoe bản thân tạo dáng trong xế hộp hạng sang và thậm chí trên máy bay 4 chỗ Cessna.
Một quan chức khác bị đình chỉ vì những bức ảnh cho thấy ông ta tặng cho vợ nhiều thỏi vàng, ô tô mới và túi xách sang trọng làm quà kỷ niệm.
Mario Dandy Satrio (ngoài cùng bên phải) đã bị bắt giữ. Ảnh: ABC News
Các nhân vật này là mục tiêu mới nhất trong bê bối mà truyền thông Indonesia gọi là "Những quan chức siêu giàu". Chính phủ Indonesia đã ra lệnh kỷ luật nghiêm khắc những công chức phô trương sự giàu có của họ ở một đất nước có mức lương tối thiểu dưới 400 USD/tháng.
Trong nhiều tuần, người dùng mạng xã hội Indonesia đã nêu tên nhiều cán bộ công chức, những người thể hiện lối sống xa hoa dường như vượt quá khả năng của họ trên mạng xã hội. Chiến dịch trên mạng xã hội này bắt đầu vào tháng 2 khi con trai 20 tuổi của một quan chức thuế cấp cao bị bắt và buộc tội đánh đập một thiếu niên đến hôn mê.
Các nhân chứng cho biết bị cáo Mario Dandy Satrio điều khiển một chiếc xe Jeep đắt đỏ đến hiện trường. Các bức ảnh trên mạng xã hội cho thấy Satrio ngồi trong các xế hộp hạng sang, được cho là do cha của anh ta chi trả. Vụ án đã khiến công chúng phẫn nộ và đặt ra nhiều câu hỏi về việc cha của anh ta - lãnh đạo cấp cao tại phòng thuế South Jakarta - ông Rafael Alun Trisambodo, lại tích lũy được quá nhiều của cải như vậy.
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati sau đó tuyên bố bà đã cách chức quan chức thuế này và ra lệnh điều tra toàn diện về những cáo buộc rằng ông ta đã giấu tài sản hàng triệu USD và trốn thuế.
Nữ bộ trưởng cũng đã hành động sau khi người dùng mạng xã hội hướng sự chú ý đến Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế của Indonesia Suryo Utamo, phơi bày những bức ảnh chụp ông và nhân viên đi xe máy phân khối lớn tại một câu lạc bộ xe. Vụ việc đã phơi bày việc ông này sở hữu đến 5 xe ô tô và 6 xe máy. Bà Sri Mulyani ngay lập tức ra lệnh đóng cửa câu lạc bộ xe do ông Utomo và các quan chức thuế cấp cao khác thành lập này.
Ban thư ký nhà nước Indonesia đã đình chỉ công tác một quan chức có tên Esha Rahmansah Abrar trong bối cảnh diễn ra cuộc điều tra về các bài đăng trên mạng xã hội của vợ ông này. Theo các bài đăng, ông Abrar đã tặng vợ một chiếc ô tô và một số thỏi vàng 24K nhân dịp kỷ niệm ngày cưới. Cả Ủy ban chống tham nhũng (KPK) cùng Trung tâm phân tích và báo cáo giao dịch tài chính Indonesia (PPATK) đều đang điều tra khối tài sản của ông Esha Rahmansah Abrar.
Hai quan chức hải quan ở Jogjakarta và Makassar cũng đã trở thành mục tiêu khi những bức ảnh trên mạng xã hội cho thấy họ cũng đang sống một lối sống xa hoa đáng ngờ không thể chi trả bằng tiền lương của một nhân viên nhà nước. Một người sau đó đã bị Ủy ban Chống tham nhũng của Indonesia thẩm vấn về sự khác biệt rõ ràng với báo cáo tài sản hàng năm mà tất cả các công chức nộp.
Bộ trưởng Bộ máy nhà nước và Cải cách hành chính Indonesia Abdullah Azwar Anas cho biết chính phủ sẽ tiếp tục chương trình tăng cường cải cách hành chính để xử lý tham nhũng.
Cảnh sát Pakistan ngừng bao vây dinh thự của cựu Thủ tướng Imran Khan Cảnh sát và lực lượng kiểm lâm bán quân sự đã rút lui sau khi bỏ một loạt rào chắn và trạm kiểm soát xung quanh dinh thự của ông Imran Khan ở ngoại ô Zaman Park sang trọng của thành phố Lahore. Cựu Thủ tướng Pakistan Imran Khan. (Ảnh: AFP/TTXVN) Ngày 15/3, cảnh sát Pakistan dường như đã từ bỏ nỗ lực...