Các con phố đông đúc qua khung hình 8 giây
Bằng phương thức chồng phim và phơi sáng, nhiếp ảnh gia Nicolas Ruel bắt trọn màu sắc, năng lượng và nhịp sống của các thành phố đông đúc nhất thế giới.
Mỗi bức hình của Nicolas Ruel đều được phơi sáng trong 8 giây. Nhiếp ảnh gia lý giải con số này tương đồng với biểu tượng vô cực () qua đó truyền tải sự bất tận trong các bức cảnh chồng phim chụp thành phố.
Hà Nội, Vietnam.
Lang thang khắp chốn, Nicolas ghi lại khoảnh khắc của các đô thị đông đúc, từ ga tàu đến nhà thờ, thư viện, sân vận động,.. bất kỳ nơi nào con người đang tụ tập. Anh đặt chân máy và chụp một tấm ảnh phơi sáng 4 giây một chiều, sau đó đổi hướng máy khi cửa chập vẫn còn đang mở và tiếp tục phơi sáng bốn giây vào một chiều khác để tạo ra một tư liệu hai chiều 8 giây.
Hongkong.
Những bức ảnh phơi sáng lâu sẽ ghi lại các chuyển động qua các bóng mờ. Còn việc chồng phim sẽ khiến hai khung cảnh tách biệt xen lẫn vào nhau. Bằng việc kết hợp hai thủ pháp mang đến cho bức ảnh chiều sâu, cho phép người xem đứng tại chỗ nhưng vẫn có một góc nhìn xung quanh.
Amsterdam, Hà Lan.
Nicolas bị thu hút bởi cuộc sống bộn bề của con người hơn là nét bình yên của thiên nhiên. Sở hữu con mắt nghệ thuật độc đáo, Nicolas lột tả những địa điểm quen thuộc như Quảng trường Thời đại của New York hay Giao lộ Oxford Circus của London bằng một góc nhìn đầy biến động, nhộn nhịp.
Quảng trường Thời đại, New York, Mỹ.
Giao lộ Oxford Circus, London, Anh.
Nicolas du ngoạn khắp thế giới để lưu giữ các khoảnh khắc rung động của sự sống. Bắt đầu từ 6 thành phố nay có đến 68 cái tên góp mặt trong bộ sưu tập của Nicolas và anh đang hướng đến con số 100. Tuy nhiên anh cũng không muốn giới hạn bản thân bởi một con số nào, mục tiêu của anh là hướng đến vô cực.
Berlin, Đức
Venice, Ý
Pudapest, Hungary.
Rome, Ý
Bắc Kinh, Trung Quốc.
Porto, Bồ Đào Nha.
Những người kiếm bộn tiền nhờ đi quanh thành phố
Chỉ với một video ngắn quay lại cảnh quảng trường Thời đại vắng vẻ trong đêm giao thừa, Kenneth Chin thu về 2.000 USD.
Kenneth Chin sống ở New York. Đầu tháng 1, anh đã nghỉ công việc kế toán để tập trung cho việc đi dạo quanh các khu phố như quảng trường Thời đại, khu Jackson Heights (thuộc quận Queens) hay phố Williamsburg (thuộc quận Brooklyn). Sau đó, anh phát livestreaming các hoạt động đi bộ quanh những khu này của mình lên YouTube cho hàng nghìn người xem.
Các YouTuber đang "ăn nên làm ra" với các video giới thiệu thành phố mình sống. Video: YouTube
"Thành phố New York thực sự là một nơi tràn đầy sức sống, và có vô số điều để làm; luôn có những cơ hội mới, những điều mới mẻ. Mọi người đang nhận ra rằng chúng ta có thể thực sự giới thiệu với thế giới về thành phố của mình theo cách mà chúng ta thích", Chin, 33 tuổi cho biết. Hiện tại, kênh YouTube của anh có gần 270.000 người theo dõi với hơn 84,8 triệu lượt xem. Chin bắt đầu sự nghiệp blogger du lịch của mình từ cuối năm 2019, vào từ tháng 3/2020, trung bình mỗi tháng anh có hơn 4 triệu lượt người xem các video của mình.
Chin cũng đến các điểm được nhiều du khách yêu thích như tiểu Italy hay cầu Brooklyn để quay video.
Đến nay, Chin có gần 3.000 video, trong đó nhiều video về việc đi dạo quanh quảng trường Thời Đại hay trung tâm quân Brooklyn đều đạt hơn triệu view. Anh cho biết một buổi phát trực tiếp có thể thu về hàng trăm USD hoặc hơn. Việc Chin phát cảnh quảng trường Thời đại vắng vẻ vào đêm giao thừa năm nay giúp anh kiếm được hơn 2.000 USD sau khi đã trừ thuế.
Sifat Razwan, 23 tuổi, cũng là một ví dụ. Razwan có một kênh riêng trên mạng và kiếm được từ 400 đến 1.000 USD cho một video đạt hơn 100.000 lượt xem. Anh thường đến các điểm du lịch nổi tiếng như công viên Trung tâm, đảo Roosevelt hay Coney để phát trực tiếp. Dù không dành toàn bộ thời gian để theo đuổi việc phát trực tiếp trên mạng như Chin, Razwan vẫn thừa nhận rằng những gì đang làm đã giúp anh mang về một khoản thu nhập để sống thoải mái. "Tôi nghĩ mọi người thích sự nhiệt tình, cách nói chuyện, chia sẻ kinh nghiệm của tôi", chàng sinh viên trẻ cho biết.
Thời tiết thay đổi cũng giúp Ariel Viera, một người sở hữu kênh riêng trên mạng với gần 50.000 người theo dõi. "Tôi nghĩ mọi người chỉ muốn có cảm giác gần gũi với thành phố hơn, dù họ đang ở cách đó hàng chục nghìn cây số. Với họ, một trận bão tuyết lớn cũng thành một sự kiện đáng để theo dõi", Viera nói. Ngoài việc phát cảnh quan thành phố, Viera thường trò chuyện với những người xem về lịch sử nơi anh đang quay hay kiến trúc của những tòa nhà. Để có được các video hút khách, anh cũng đầu tư thời gian tìm hiểu nơi mình sẽ quay từ 3 đến 10 tiếng.
Các tour đi bộ phát trực tiếp quanh thành phố New York trở nên phổ biến từ khi đại dịch bùng phát. Lý do là mọi người trên thế giới đều háo hức muốn nhìn thấy thứ gì đó ngoài nơi mình đang sinh sống. Người xem theo dõi và tò mò về những thành phố vắng vẻ, nơi từng đông đúc du khách để sau này sẽ quay lại khi nhịp sống bình thường quay lại. Các streamer hy vọng xu hướng này sẽ tồn tại lâu, để bù đắp phần nào sự buồn chán mà đại dịch đã mang lại cho thế giới.
Đạp xe khám phá Cuba trước khi xe hơi 'thống trị' các con phố Khoảng cách giữa các điểm đến không quá xa cho phép bạn khám phá Cuba trên chiếc xe đạp, từ thành phố đến núi non, bãi biển,... Ở Cuba, ô tô không phải là vua. Vốn nổi tiếng với bộ sưu tập xe hơi cổ điển của Mỹ những năm 1950, thế nhưng trái ngược với sự nổi tiếng đó, Cuba là một...