Các con kênh ở Đà Nẵng đang ngày càng ô nhiễm nặng
Thời gian gần đây, tình trạng ô nhiễm tại các con kênh chứa nước thải của thành phố Đà Nẵng đang ngày càng nghiêm trọng. Nước kênh chuyển sang màu đen ngòm và bốc mùi hôi rất khó chịu làm ảnh hưởng đến đời sống và gây bức xúc cho người dân ở xung quanh khu vực.
Tại phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu), thời gian này, đang bước vào mùa nắng nên nước của các con kênh đều chuyển màu, bốc mùi hôi thối nghiêm trọng.
Ông Tưởng, sống tại phường Hòa Minh – cho biết, con kênh bắt đầu từ đường Hoàng Văn Thái bên cạnh Bệnh Viện giao thông vận tải chạy dọc các tuyến đường Thích Quảng Đức, đường Đồng Trí 1,2, chảy ra hồ điều tiết cuối đường Mộc Bài 7 dù là ban ngày hay ban đêm đều bốc mùi hôi, nếu trời có gió, mùi hôi càng bốc đi xa, ban đêm không thể nào ngủ được.
Màu đen của con kênh ở đoạn đường Hoàng Văn Thái chảy đến hồ cuối đường Mộc Bài 7
Còn đoạn kênh hở chạy song song đường Hồng Thái và đường Tân Trào chảy ra hồ điều tiết cuối đường Nguyễn Tường Phổ cũng bốc mùi hôi thối, nước sủi bọt và chuyển màu, rác thải nhiều vô kể. Phía bên kia con kênh chạy song song đường Yên Thế và đường Bắc Sơn thuộc phường Hòa An đã được thành phố đầu tư làm cống hộp và lấp đất nên đã hạn chế phần nào mùi hôi cho người dân xung quanh.
Con kênh ở đường Hồng Thái, đường Tân Trào bốc mùi hôi khó chịu
Video đang HOT
Ông Lê Thế Nhân, Chủ tịch UBND Phường Hòa Minh – cho hay, hiện nay trên địa bàn phường có khoảng 12km kênh hở và 4 hồ điều tiết. Các kênh hở trên địa bàn đang bị ô nhiễm, khi trời mưa thì đỡ mùi hôi hơn nhưng khi trời nắng, nguồn nước cạn kết hợp nhiệt độ nóng nên bốc mùi nặng. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do nước thải sinh hoạt của người dân đổ dồn về các con kênh ngày càng tăng, cùng với đó là một số xưởng, nhà máy, nhà hàng hoạt động quanh khu vực các con kênh ngày càng nhiều.
Rác thải nổi kín kênh
Theo ông Nhân, giải quyết vấn đề ô nhiễm thuộc về trách nhiệm của Công ty thoát nước và xử lý nước thải thành phố Đà Nẵng xử lý. Chính quyền phường chỉ có thể kiểm tra giám sát và tuyên truyền cho người dân về ý thức bảo vệ môi trường chứ không thể đi sâu vào vấn đề xử lý ô nhiễm được.
Dòng nước đen ngầu chảy ra từ khe kênh bên cạnh Bệnh viện giao thông vận tải
“Chính quyền địa phương cũng như người dân rất mong muốn thành phố sớm đầu tư xây dựng hệ thống cống hộp và đổ đất cho các con kênh trên địa bàn phường Hòa Minh như con kênh ở đường Bắc Sơn và đường Yên Thế. Trồng thêm cây xanh để tạo cảnh quan môi trường và không khí trong lành phục vụ người dân ở hai bên khu vực các con kênh này”, ông Nhân nói.
Chí Lê
Theo Dantri
Công bố xét nghiệm 10 "làng ung thư" tại VN
Tỉ lệ mắc mới ung thư tại Việt Nam là 135/100.000 dân đối với nữ và 181,3/100.000 dân đối với nam.
Nguồn nước bị ô nhiễm nặng có thể liên quan đến ung thư (ảnh minh họa)
Ngày 21-12, tin từ Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế cho biết đã có văn bản gửi đến các Sở Y tế Hà Nội, Hà Nam, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Bình Định và Bình Thuận để thông báo kết quả xét nghiệm tại 10 "làng ung thư" ở các địa phương này.
Theo Cục Quản lý môi trường y tế, theo báo cáo kết quả điều tra của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia, Cục đã yêu cầu các sở y tế và trung tâm y tế dự phòng các tỉnh thành cung cấp thông tin về 10 làng nghi có nguồn nước bị ô nhiễm nặng.
Đến nay căn cứ báo cáo rà soát thông tin về số liệu mắc, tử vong do ung thư của trung tâm y tế dự phòng các tỉnh, thành nói trên; căn cứ kết quả xét nghiệm chất lượng nước do Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, Viện Pastuer Nha Trang tiến hành tại 10 làng có nghi ngờ về nguồn nước bị ô nhiễm nặng liên quan đến ung thư.
Cục Quản lý môi trường y tế đã tổng hợp số liệu, kết quả xét nghiệm chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt tại 10 làng nói trên.
Cụ thể, tỉ lệ mắc ung thư các làng đã điều tra dao động 73-169 trường hợp/100.000 dân, tương đương với tỉ lệ mắc ung thư chung của toàn quốc (tỉ lệ mắc mới ung thư tại Việt Nam là 135/100.000 dân đối với nữ và 181,3/100.000 dân đối với nam), thấp hơn so với tỉ lệ chung của thế giới (182/100.000 dân). Các loại ung thư chủ yếu gặp phải là ung thư gan, phổi, dạ dày, vòm, hầu họng, lưỡi, tử cung, máu, xương.
Về tình hình chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt chủ yếu là nước giếng lấy từ các hộ gia đình có người mắc, chết cho ung thư và phân tích 24-25 chỉ tiêu bao gồm: Clorua, sắt tổng số, mangan, nhôm, asen, xianua, antimon, cadimi...
Kết quả xét nghiệm theo báo cáo của hai viện trên cho thấy các mẫu nước ăn uống, sinh hoạt đều có hàm lượng chất hữu cơ, hóa chất bảo vệ thực vật và kim loại nặng nằm trong giới hạn cho phép.
Một số mẫu (22/63 mẫu) có các chỉ tiêu như độ đục, clorua, sắt, mangan, pecmanganat, E.Coli, coliform cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, các chất này chưa có khả năng gây ung thư.
Theo Cục Quản lý môi trường y tế, qua khảo sát và xét nghiệm chất lượng nước chưa thấy có tỉ lệ mắc ung thư cao bất thường tại 10 làng được điều tra.
Nguồn nước ăn uống, sinh hoạt của người dân chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi tác nhân có khả năng gây ung thư. Chưa có mối liên quan giữa các trường hợp mắc ung thư và chất lượng nước của người dân tại các làng này.
Tuy nhiên, Cục Quản lý môi trường y tế cũng cho biết: "Đây mới chỉ là khảo sát ban đầu, để có thể xác định nguyên nhân gây ung thư cần phải có những nghiên cứu dịch tễ học sâu hơn".
Theo PHƯƠNG NAM (Pháp luật TP.HCM)
Thủ tướng yêu cầu sớm làm rõ nguyên nhân cá chết ở Hồ Tây Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu UBND TP Hà Nội tập trung xử lý vụ cá chết bất thường ở Hồ Tây, nhất là xử lý ô nhiễm, phòng ngừa dịch bệnh có thể xảy ra, nghiêm cấm sử dụng cá chết làm thực phẩm, đồng thời khẩn trương kiểm tra làm rõ nguyên nhân. Văn phòng Chính phủ vừa có...