Các con của Công Minh từ chối nghiệp cầu thủ
Thay vì nối nghiệp sân cỏ của người cha nổi tiếng, Công Hậu sang Mỹ du học ngành kỹ sư hàng không, trong khi Công Hiếu cũng có đam mê về công nghệ máy móc.
Thuộc “thế hệ vàng” của bóng đá Việt Nam nhưng cựu danh thủ Trần Công Minh không hướng các con theo nghiệp cầu thủ. Thấy đam mê học hành của Công Hậu, cựu danh thủ sinh năm 1970 quyết định đầu tư để cậu cả sang Mỹ du học 5 năm.
Đa phần các du học sinh Việt Nam theo đuổi ngành quản trị khách sạn hoặc ngân hàng…, Công Hậu khiến cả nhà bất ngờ với giấc mơ trở thành kỹ sư hàng không. Tôn trọng ý kiến của con trai, Công Minh cho cậu cả nhập trường Cao đẳng Cộng đồng Edmonds từ giữa năm 2013. Học tập tại TP Seattle, bang Washington, Công Hậu bắt đầu cuộc sống xa gia đình.
Chàng sinh viên Công Hậu học cách sống tự lập trên đất Mỹ. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
“Khó khăn lớn nhất của tôi khi du học là ngôn ngữ và văn hóa. Mọi thứ đều khác xa so với Việt Nam”, anh chia sẻ với chúng tôi. “May mắn là ở trường du học sinh Việt Nam chiếm hơn 30 phần trăm. Hiện tại có hai đồng hương cũng đang theo đuổi ngành hàng không và tôi vì vậy được giúp đỡ rất nhiều để hòa nhập với cuộc sống mới tại Mỹ”.
Video đang HOT
Công Hậu cho biết tình yêu với những chiếc máy bay đến với anh từ lúc còn bé. Nó thúc đẩy anh chấp nhận con đường chông gai để trở thành một kỹ sư lắp ráp hoặc sửa chữa máy bay sau này, dù luôn ngưỡng mộ cha mình trên phương diện của một cầu thủ. “Tôi thích trở thành kỹ sư lắp ráp những dòng máy bay dân dụng nổi tiếng như Boeing hay Airbus. Trong hai năm đầu, tôi phải hoàn tất từ 15 đến 18 tín chỉ và tăng lên 20 tín chỉ trong ba năm cuối. Thành phố Seattle cũng là nơi chế tạo Boeing nên tôi hy vọng sẽ sớm có thời cơ hội thử việc. Tôi hạnh phúc với tình yêu của mình và nỗ lực để thành tài trên đất Mỹ”.
Vợ chồng cựu danh thủ Công Minh bên hai cậu con trai Công Hậu, Công Hiếu trên sân cỏ nhân tạo của gia đình tại thị trấn Lai Vung, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Cuộc sống bươn trải xa quê hương giúp Công Hậu trưởng thành chỉ sau một năm. Anh vừa về quê nghỉ hè và đầu tháng 9 sẽ trở lại Mỹ tiếp tục học năm hai. Công Minh và bà xã Thanh Phượng rất đỗi hạnh phúc khi thấy con trai chín chắn, chỉn chu hơn hẳn trong công việc và cuộc sống. Cựu hậu vệ phải của Đồng Tháp và đội tuyển Việt Nam cũng yên tâm khi thấy Công Hậu chăm lo việc học chứ không rơi vào cám dỗ của cuộc sống phù hoa nơi quê người.
Trường Edmonds cấm sinh viên làm việc ngoài giờ, nên Công Hậu không thể làm thêm để trang trải việc ăn học. Trong hai năm đầu, vợ chồng Công Minh xác định mất một tỷ đồng để lo cho con. Ba năm cuối, tổng số tiền có thể tăng lên gần hai tỷ đồng. Bên cạnh khoản tiền tích cóp sau nhiều năm đá bóng, Công Minh còn kinh doanh sân cỏ nhân tạo ở Lai Vung (Đồng Tháp) để có tiền đầu tư cho con ăn học.
“Công Hậu cũng có khiếu đá bóng và chơi hậu vệ giỏi không kém gì bố. Nhiều đồng đội khuyên tôi cho cháu khoác áo đội bóng quê hương, nhưng thấy cháu học được nên tôi không cản. Nghề cầu thủ cũng nhiều rủi ro. Tôi muốn cháu theo việc học để có hướng đi tươi sáng, ổn định cuộc sống sau này”, Quả bóng Vàng Việt nam năm 1999 nói.
Tiếp bước người anh trai, cậu út Công Hiếu năm nay vào lớp 10 và vừa thi đỗ trường chuyên Nguyễn Đình Chiểu nổi tiếng nhất nhì ở Sa Đéc. Công Hiếu cũng có đam mê lớn với máy móc công nghệ như anh trai, chứ không phải là sân cỏ với nghiệp quần đùi áo số như ông bố nổi tiếng.
Theo Bongda
Cầu thủ 'thế hệ vàng' tiếc thương Tam Lang
Hồng Sơn, Minh Chiến, Đỗ Khải... bày tỏ sự hụt hẫng sau cái chết bất ngờ của cựu danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang.
Phạm Huỳnh Tam Lang (phải) là một trong số rất ít người làm bóng đá được nhiều thế hệ tôn kính. Ảnh: Đức Đồng.
Cựu danh thủ Tam Lang qua đời hôm nay 2/6 ở tuổi 72, sau một cơn đột quỵ. Sinh thời, ông là cầu thủ tài năng thi đấu nhiều năm cho đội tuyển miền Nam, và đạt nhiều thành tích ấn tượng trên cương vị HLV trưởng câu lạc bộ Cảng Sài Gòn - đỉnh cao là chức vô địch Quốc gia năm 1986, 1993, 1994 và 2002. Dưới bàn tay của ông, Cảng Sài Gòn gây ấn tượng với lối chơi nhỏ, kỹ thuật và cống hiến.
Nhớ về người thầy cũ vừa khuất núi, cựu tiền vệ Lư Đình Tuấn không khỏi bồi hồi. "Tôi cùng nhiều đồng đội bước vào đội trẻ Cảng Sài Gòn năm 18 tuổi. Chú chính là người uốn nắn cho chúng tôi cả về chuyên môn lẫn tính cách. Hồi ấy, tôi cùng bạn bè đồng trang lứa tìm đến Cảng Sài Gòn cũng vì mê lối đá đẹp mắt, phong cách fair-play được tạo dựng từ hồi chú còn làm cầu thủ. Bất luận thời gian qua đi, chúng tôi vẫn coi đó là người chú, người cha tinh thần của mình", ông Tuấn chia sẻ với PV.
"Lúc chú bệnh tật, anh em cũ ở đội Cảng Sài Gòn luôn tranh thủ vào thăm nom, động viên. Biết rằng tuổi tác, bệnh tật là khó tránh khỏi nhưng tôi vẫn sốc khi được đồng đội cũ báo tin chú mất sáng nay".
Không có nhiều thời gian gắn bó với cựu HLV Tam Lang, nhưng những ấn tượng của Trần Công Minh về người anh, người thầy cũ là không hề nhỏ. "Sáng nay tôi bận việc giỗ chạp ở dưới Đồng Tháp nên giờ mới biết tin thầy mất. Thật buồn", cựu hậu vệ phải lừng danh nói. "Khoảng thời gian làm việc với thầy trôi qua đã lâu, nhưng nhớ lại cứ thấy như mới hôm qua. Có lẽ thời gian gần gũi nhất giữa chúng tôi là lúc cùng làm việc tại trung tâm huấn luyện Thành Long năm 2005. Tôi học được rất nhiều từ thầy về sự nghiêm túc, chỉn chu trong công việc. Thầy thực sự là phần không thể thiếu lịch sử bóng đá Việt Nam".
Cựu danh thủ đội Hải Quan và đội tuyển quốc gia Đỗ Khải từng được xem là "truyền nhân" của Tam Lang với lối chơi khéo léo và tài hoa dù cùng chơi ở vị trí hậu vệ. Khi hay tin tượng đài của bóng đá miền Nam qua đời, anh cũng không tránh khỏi cảm giác chấn động. "Thời còn là cầu thủ trẻ, tôi đã mê lối đá phòng ngự hiệu quả nhưng không cố tình làm đối thủ chấn thương của chú Tam Lang. Lúc đá chuyên nghiệp rồi lên tuyển, chú cũng luôn giúp đỡ, đóng góp để tôi hoàn thiện chuyên môn", anh nói. "Đến tận lúc giải nghệ không còn theo bóng đá, mỗi lần ra sân đá bóng với chú, tôi vẫn chưa mất sự háo hức như thời còn được chú hướng dẫn ở tuyển Việt Nam. Chú Tam Lang chính là nguồn cảm hứng cho nhiều cầu thủ đàn em, đàn cháu học hỏi".
Sau khi đưa Cảng Sài Gòn trở lại giải vô địch quốc gia năm 2003 cựu HLV Tam Lang giải nghệ. Ông được mời về làm công tác đào tạo trẻ tại câu lạc bộ TP HCM.
"Là người có nhiều danh hiệu tầm cỡ nhưng khi làm công tác đào tạo trẻ, thầy Tam Lang cũng nghiêm khắc lắm", cựu tiền đạo Nguyễn Minh Chiến nói. "Sinh thời thầy từng nói 'Phải xem bóng đá trẻ như gốc rễ phát triển bóng đá chuyên nghiệp'. Tôi thấy đó là điều thấm thía và theo con đường đào tạo trẻ suốt nhiều năm qua cũng vì thế. Thầy Tam Lang mất đi khiến tôi và nhiều anh em hụt hẫng. Bóng đá Việt Nam cũng mất đi cuốn 'từ điển sống' của một quá khứ huy hoàng đã qua".
Trong khi đó, cựu danh thủ Thể Công và đội tuyển Việt Nam Nguyễn Hồng Sơn nói anh luôn ngưỡng mộ cựu HLV Tam Lam vì nhân cách sống và lòng yêu nghề bất chấp mọi khó khăn của ông. "Được làm việc thời gian ngắn ở tuyển Việt Nam cùng chú Tam Lang là may mắn với những anh em lứa thế hệ của tôi", anh nói. "Sự nghiệp cầu thủ, huấn luyện viên đồ sộ cùng chân lý chơi bóng mang phong cách Tam Lang là điều người hâm mộ và các lứa cầu thủ sau này không bao giờ quên".
Theo VNE
Công Minh về quê làm bóng đá cộng đồng Gặp anh giữa tháng 2-2014 tại Sa Đéc (Đồng Tháp), HLV Trần Công Minh nói: "Bóng đá đã ăn vào máu nên tôi không bao giờ bỏ bóng đá đâu. Gần một năm kể từ ngày bị CLB Tập đoàn Cao su Đồng Tháp bất ngờ sa thải, HLV Trần Công Minh đã về quê mở sân bóng đá cỏ nhân tạo kinh...