Các cơ sở tôn giáo cần thực hiện nghiêm phòng, chống dịch trong tình hình mới
Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ) kêu gọi Giáo hội các tổ chức tôn giáo thực hiện nghiêm phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.
Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, hiện nay đã xuất hiện một số ổ dịch liên quan đến các cơ sở tôn giáo, các điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung tại TP.HCM và một số địa phương như: Điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung “Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng”; Viện Thánh kinh Thần học thuộc Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam); chùa Lâm Quang, chùa Ấn Quang (TP.HCM); chùa Thiên Quang (Bình Dương) và nhiều chức sắc, tín đồ các tôn giáo bị lây nhiễm COVID-19.
Trước tình hình đó, Ban Tôn giáo Chính phủ ban hành công văn khẩn yêu cầu Giáo hội các tổ chức tôn giáo thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.
Ban Tôn giáo Chính phủ ban hành công văn khẩn yêu cầu Giáo hội các tổ chức tôn giáo thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. (Ảnh minh hoạ)
Theo đó, Giáo hội các tổ chức tôn giáo tiếp tục tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc, tín đồ thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, tự giác thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với tinh thần “ai ở đâu ở đấy”; tuyệt đối không đi khỏi nơi cư trú từ 1/8 đến khi hết giãn cách (trừ những trường hợp được chính quyền cho phép).
Lãnh đạo các tổ chức tôn giáo, người đứng đầu, phụ trách cơ sở tôn giáo, điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung có thái độ nghiêm khắc và xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức tôn giáo, các cơ sở tôn giáo không chấp hành quy định về phòng, chống dịch.
Xử lý theo giáo luật đối với các cơ sở tôn giáo, chức sắc, tín đồ tôn giáo có hành vi lợi dụng tôn giáo, mạng xã hội, internet để tuyên truyền, đưa thông tin tiêu cực, không đúng về tình hình dịch bệnh, gây tâm lý hoang mang trong tín đồ, quần chúng nhân dân; chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc không chấp hành quy định phòng dịch, để lây nhiễm dịch tại cơ sở thờ tự, trong chức sắc, tín đồ và ngoài cộng đồng.
Đối với các tỉnh, thành phố chưa thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16, hướng dẫn chức sắc, chức việc, tín đồ và các cơ sở tôn giáo, các điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung tạm dừng hoặc hạn chế tối đa các sinh hoạt tôn giáo tập trung.
Thực hiện giãn cách tại cơ sở thờ tự 2m/người, khuyến khích thực hiện các sinh hoạt tôn giáo theo hình thức online, trực tuyến; vận động chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo và nhân dân khai báo y tế online trên tokhaiyte.vn và đăng ký tiêm vaccine phòng COVID-19 với chính quyền, góp phần ngăn chặn dịch bệnh.
Lãnh đạo Giáo hội các tổ chức tôn giáo, các trang truyền thông của Giáo hội cập nhật thông tin, tình hình phòng, chống dịch COVID-19 từ các nguồn tin chính thống và phổ biến đến các cơ sở thờ tự, điểm nhóm đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng trọng điểm về dịch, nâng cao ý thức phòng dịch của chức sắc, tín đồ và nhân dân.
Tiếp tục vận động tình nguyện viên, y sỹ, bác sỹ trong các các tôn giáo có đủ điều kiện sức khỏe tham gia chăm sóc bệnh nhân ở vùng dịch; lựa chọn các cơ sở tôn giáo phù hợp để sử dụng làm điểm cách ly y tế, bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19.
Lãnh đạo Giáo hội các tổ chức tôn giáo tiếp tục kêu gọi các tổ chức tôn giáo trực thuộc, các chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ tôn giáo ở trong và ngoài nước chung tay với các cấp chính quyền hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân trong các vùng dịch, nhất là những người lao động nghèo, mất thu nhập, không còn dự trữ.
Đồng thời, tích cực ủng hộ Quỹ vaccine phòng COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ thành lập để tiếp tục có nguồn kinh phí mua vaccine phòng dịch cho nhân dân.
Bí thư Nguyễn Văn Nên: TP.HCM cơ bản kiểm soát được các ca lây lan mới
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho hay thành phố đã cơ bản kiểm soát được các ca lây lan mới, trong đó có sự chung tay, đồng hành của người dân thông qua các mô hình tự quản, bảo vệ vùng xanh.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên. ẢNH: SỸ ĐÔNG
Tối 31.7, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM tổ chức hội nghị trực tuyến mở rộng để đánh giá 10 ngày triển khai thực hiện Chỉ thị 12 (ban hành ngày 22.7) về tăng cường một số biện pháp thực hiện Chỉ thị số 16/2020 của Thủ tướng.
Kết luận hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đánh giá về tổng thể, công tác phòng chống dịch đã đi đúng hướng, có kết quả bước đầu nên cần tiếp tục phát huy để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn. Các biện pháp tăng cường được người dân ủng hộ nên càng phải quyết tâm, phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm cao hơn nữa để không phụ lòng tin của người dân.
Các biện pháp đã vào nền nếp, bài bản, hiệu quả hơn và tạo sự chuyển biến rất quan trọng, chính quyền địa phương và các đơn vị đã chủ động hơn khi ứng phó với các tình huống khẩn cấp. Trong từng khu dân cư, khu cách ly, vai trò tự quản của người dân rộng hơn, quyết liệt hơn.
HCDC: TP.HCM tổng cộng 34.639 ca Covid-19 đã được xuất viện
Về tình hình dịch trên địa bàn, Bí thư Nguyễn Văn Nên đánh giá đã cơ bản kiểm soát được các ca lây lan mới, hầu hết F0 trong khu phong tỏa. Việc thực hiện giãn cách trong khu dân cư, xóm làng hiệu quả, không có nhiều ca mới. Cần tập trung quản lý, theo sát, hỗ trợ điều trị F0, hỗ trợ y tế, thu dung điều trị, tổ chức chặt chẽ hơn, triển khai khẩn trương, trách nhiệm và hiệu quả từng cấp cao hơn để thực hiện mục tiêu hạn chế tử vong, bảo vệ sức khỏe người dân.
Nhiều mô hình tự quản, chốt kiểm soát vùng xanh do người dân hưởng ứng đã góp phần hạn chế dịch bệnh lây lan ở TP.HCM. ẢNH: KHẢ HÒA
Nhìn nhận công tác an sinh xã hội là vấn đề cực kỳ khó khăn, Bí thư Nguyễn Văn Nên ghi nhận sự nỗ lực toàn hệ thống, các lực lượng khối đại đoàn kết từ thành phố đến cơ sở đã quy tụ được sức mạnh nồng hậu, rất lớn chặt chẽ để chăm lo. Điều này nói lên trách nhiệm niềm tin, lòng tử tế, rất đáng ghi nhận.
Hoạt động cung ứng hàng hóa hiện nay rất cần thiết nhưng cực kỳ khó khăn khi thực hiện trong điều kiện thực hiện Chỉ thị 16. Do đó, các giải pháp thực hiện cần đồng bộ để không phát sinh mâu thuẫn trong hoạt động cung ứng hàng hóa.
Ông Nguyễn Văn Nên ghi nhận sự nỗ lực của các cơ quan, đơn vị đã tổ chức được hệ thống cung ứng, phân phối hàng hóa thiết yếu đến người dân; các địa phương có cơ chế tăng cường thông tin, phát hiện người nghèo, người khó khăn, cố gắng hết sức trong tổ chức hệ thống cung ứng, tiếp nhận phân phối.
Cách nhận biết bệnh nhân Covid-19 đang có nguy cơ trở nặng
4 nhiệm vụ trọng tâm của 2 tuần tới
Trước những diễn biến phức tạp, khó lường của biến chủng Delta, TP.HCM tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội thêm 2 tuần theo chỉ đạo của Thủ tướng với 4 nhóm nhiệm vụ trọng tâm.
Thứ nhất, tiếp tục tập trung triệt để giãn cách xã hội, phát huy vai trò nhân dân tự quản tại các khu phố, tổ dân phố, khu dân cư; đây là nhân tố quyết định thực hiện thắng lợi công tác phòng, chống dịch Covid-19. Bí thư Nguyễn Văn Nên bày tỏ mong muốn người dân tiếp tục chung tay cùng thành phố thực hiện công tác phòng chống dịch.
Bên cạnh đó, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị cần phát huy tinh thần trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch, xử lý bài bản khi phát hiện ca F0, không để dịch bệnh lây lan.
Thứ 2 là tập trung quản lý, theo dõi, tư vấn hướng dẫn, vận chuyển điều trị F0 theo các quy trình, quy định đã đề ra, nơi nào để xảy ra tình trạng F0 chậm chăm sóc nơi đó người đứng đầu chịu trách nhiệm. Khi người dân cần tư vấn hay vào bệnh viện phải đảm bảo người trực, luân phiên chia ca 24/7 ca để giải quyết việc này.
TP.HCM đặt mục tiêu tiêm vắc xin cho hơn 70% người dân đủ điều kiện trong tháng 8.2021. ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Nhấn mạnh tiêm vắc xin là chìa khóa quan trọng để bảo vệ sức khỏe người dân, Bí thư Nguyễn Văn Nên một lần nữa đặt mục đến tháng 8 đạt trên 70% người dân được tiêm vắc xin Covid-19 bằng những giải pháp thích hợp, khẩn trương, chặt chẽ trên tinh thần càng sớm, càng tốt. Cách thức triển khai rải đều các điểm tiêm, thậm chí đến từng nhà dân, tiêm ngoài giờ, chuẩn bị tình huống xử trí khi có rủi ro.
Cuối cùng, Bí thư Thành ủy TP.HCM yêu cầu công tác hỗ trợ người nghèo cần được quan tâm đặc biệt, tránh để sót, không được kéo dài và cố gắng tiếp sức kịp thời bằng kinh nghiệm, cách làm của mỗi địa phương, không chủ quan; sẵn sàng đón nhận hỗ trợ của các địa phương để chăm lo cho người nghèo.
Các địa phương rà soát, thống kê người dân ở các tỉnh để có biện pháp hỗ trợ, chia sẻ tạo điều kiện để người dân bám trụ; nếu người dân muốn về quê thì có kế hoạch, lập danh sách cụ thể và giao về địa phương. TP.HCM sẵn sàng lo cho mọi người dân nhưng người dân cần hợp tác, không đi lại tự do gây nguy cơ lây nhiễm cho các tỉnh.
Đối với đội ngũ nhân viên y tế, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh cần bảo vệ nguồn lực y tế bằng nhiều cách, cần có chính sách dưỡng quân, giữ gìn, bảo vệ, hạn chế tối đa lây nhiễm để ngành y tế chiến đấu lâu dài, không chỉ riêng với dịch bệnh Covid-19 mà còn nhiều bệnh khác. Khẩn trương triển khai các chính sách, chế độ đối với cán bộ, nhân viên y tế; đồng thời đẩy nhanh mua sắm các trang thiết bị, phương tiện hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch.
Từ 0h ngày 2/8: Người dân tuyệt đối không tự rời khỏi TP.HCM đến khi kết thúc lệnh giãn cách Ngày 1/8, UBND TP.HCM vừa có văn bản quyết định tiếp tục thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội toàn TP theo Chỉ thị số 16 thêm 14 ngày, kể từ 0h ngày 2/8. Theo đó, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong yêu cầu các sở, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, TP. Thủ Đức các doanh nghiệp trên...