Các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên
Triều Tiên vừa tuyên bố thử hạt nhân lần ba thành công hôm nay, tại một trong nhiều cơ sở hạt nhân ở phía bắc nước này.
Bản đồ mô tả vị trí các lò phản ứng, cơ sở nhiên liệu và nơi thử bom hạt nhân của Triều Tiên. Ảnh: AFP
Hình ảnh vệ tinh cho thấy tổ hợp Yongbyon, một cơ sở hạt nhân quan trọng của Triều Tiên ngày 29/12/2004. Ba năm rưỡi sau thời điểm bức ảnh này được chụp, vào ngày 27/6/2008, Triều Tiên phá hủy tháp làm mát trong tổ hợp Yongbyon. Hành động này được coi là biểu tượng của việc Bình Nhưỡng cam kết với những cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân. Ảnh: Digital Globe
Tháp làm mát trong tổ hợp Yongbyon khi còn nguyên vẹn và khi bị phá hủy năm 2008. Ảnh: AP
Video đang HOT
Một bức ảnh vệ tinh cho thấy công trình xây dựng lò phản ứng Taechon ngày 3/9/2002. Lò phản ứng này ở vị trí cách không xa tổ hợp hạt nhân Yongbyon về phía tây. Ảnh: Digital Globe
Nhà máy làm giàu uranium ở Pakchon, rất gần lò phản ứng Teachon. Tấm hình này được Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) chụp vào tháng 5/1992. Ảnh: IAEA
Không phải cơ sở hạt nhân nào của Triều Tiên cũng có hình ảnh mô tả rõ ràng. Hình ảnh vệ tinh này được cho là chụp lại khu vực lò phản ứng Sinpo ở phía đông bắc của Triều Tiên. Ảnh: Google
Giống như lò phản ứng Sinpo, cơ sở nhiên liệu Sunchon dù ở rất gần thủ đô Bình Nhưỡng và nhiều cơ sở hạt nhân khác nhưng lại không có hình mô tả chính xác. Bức hình vệ tinh này cho thấy một sân bay quân sự tại Sunchon. Ảnh: Google
Bản đồ này mô tả vị trí của mỏ uranium Pyongsan ở tỉnh Bắc Hwanghae. Uranium tự nhiên được khai thác gần thành phố Pyongsan từ những năm 60 thế kỷ trước. Pyongsan hiện có hai mỏ uranium là Kumdongsan và Kumchon. Một số nguồn tin khẳng định có một cơ sở làm giàu uranium tại thành phố này. Đồ họa: Global Security
Hình ảnh do vệ tinh của Hàn Quốc dựng lại mô tả khu vực Kilju ở đông bắc của Triều Tiên, nơi được cho là địa điểm tiến hành hai cuộc thử nghiệm hạt nhân vào các năm 2006 và 2009. Hình nhỏ góc trái là sơ đồ quy trình một cuộc thử nghiệm hạt nhân, còn hình nhỏ ở góc phải là vị trí của Kilju trên bản đồ Triều Tiên. Cuộc thử hạt nhân của Triều Tiên được đánh giá gây chấn động ngang với một trận động đất mạnh 4,7 độ Richter. Đồ họa: Armybase, FAS, Global Security
Sơ đồ này mô tả quá trình làm giàu uranium và những kết quả khác nhau của quá trình này. Năng lượng hạt nhân được sinh ra từ Uranium 235 (U235), vốn chiếm chỉ 0,7% trong uranium tự nhiên, và phần còn lại là Uranium 238 (U238). Quá trình làm giàu sẽ làm tăng tỷ lệ U235 bằng cách tách nó ra từ U238, thông qua một máy ly tâm. Tỷ lệ U235 được tăng lên thành 4 hoặc 5% là đủ để sản sinh ra nhiên liệu cho các nhà máy điện. Tuy nhiên, khi tỷ lệ U235 được tăng lên mức ít nhất là 90%, đây sẽ là mức đủ để chế tạo ra vũ khí hạt nhân. Đồ họa: Global Security, FAS, AFP
Theo VNE
Triều Tiên bị nghi ngờ che giấu nhiều cơ sở làm giàu Uranium
Vừa qua, hãng tin Kyodo đã trích dẫn một nguồn tin của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, qua các bức ảnh chụp từ vệ tinh, Mỹ và Hàn Quốc đã nhận thấy Triều Tiên không chỉ có 1 nhà máy làm giàu Uranium.
Vào tháng 10/2011, Triều Tiên đã cho phép các chuyên gia Mỹ và đến thăm cơ sở làm giàu uranium bí mật tại cơ sở hạt nhân Yongbyon để biểu lộ thành ý của mình và cũng chứng tỏ cho thế giới thấy, Triều Tiên làm giàu Uranium nhằm phục vụ cho mục đích dân dụng. Tuy vậy, Mỹ vẫn luôn lo lắng, sở hữu khả năng làm giàu được Uranium sẽ khiến cho Triều Tiên nỗ lực đẩy mạnh sản xuất nguyên liệu hạt nhân nhằm đáp ứng nhu cầu sở hữu vũ khí hạt nhân mà họ luôn ấp ủ.
Các thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng được lưu giữ trong một hồ làm mát
tại cơ sở hạt nhân Yongbyon
Chính phủ Triều Tiên luôn khẳng định, Uranium làm giàu sẽ chỉ dùng để cung cấp nguyên liệu cho 1 lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ duy nhất ở cơ sở hạt nhân Yongbyon. Thế nhưng, vừa qua hãng tin Kyodo đã trích dẫn một nguồn tin của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, qua các bức ảnh chụp từ vệ tinh, Mỹ và Hàn Quốc đã nhận thấy Triều Tiên có rất nhiều cơ sở làm giàu Uranium.
Nếu nguồn tin của Bộ ngoại giao Hàn Quốc là chính xác, nó sẽ khẳng định lại quan điểm của thế giới về vấn đề "Triều Tiên đang che giấu các cơ sở sản xuất Uranium làm giàu, phục vụ cho việc chế tạo vũ khí hạt nhân". Bởi vì, suốt từ năm 2009 đến nay, Triều Tiên không cho phép các thanh sát viên vũ khí hạt nhân của Liên Hợp Quốc nhập cảnh vào nước mình.
Ảnh vệ tinh bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên
Từ đầu tháng 12-2012 vừa qua, Mỹ và Hàn Quốc tỏ ra hết sức chú ý vào động thái gấp rút tu sửa lại những thiệt hại sau đợt lũ lụt ở bãi thử hạt nhân Punggye-ri ở khu vực núi Mantap-san (cách Kilchu 42km về phía Tây Bắc, tỉnh Bắc Hamgyong) của Triều Tiên. Họ nghi ngờ Bình Nhưỡng nhanh chóng tái thiết lập khả năng vận hành của cơ sở này để phục vụ cho một vụ thử hạt nhân mới sắp diễn ra.
Theo ANTD
Iran chỉ cần 60 ngày để chế 1 quả bom nguyên tử Chiến lược hạt nhân của Iran cuối cùng đã có thể cho phép nước này có thể sản xuất một quả bom nguyên tử chỉ trong 60 ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak tuyên bố hôm 4-5. Cơ sở hạt nhân Fordow gần thành phố Qom của Iran Tuyên bố của ông Barak được đưa ra trong bối cảnh Iran và...