Các cơ quan Trung ương sẽ có trụ sở tại Tây Hồ Tây
Theo phương án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết Dự án Khu trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây, trụ sở các cơ quan Trung ương sẽ được xây dựng bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong khu vực.
Theo quy hoạch chung của TP. Hà Nội đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011, Tây Hồ Tây được quy hoạch thành một khu đô thị với đầy đủ các chức năng đa dạng, như văn hóa, hành chính, giáo dục, thương mại, tài chính, dịch vụ quốc tế, nhà ở… và sẽ là nơi đặt trụ sở của một số bộ, ngành (sau khi được di dời khỏi khu vực nội đô).
Trên cơ sở đề nghị của UBND thành phố Hà Nội, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý phương án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết Dự án Khu trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây.
Phó Thủ tướng giao UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng trao đổi thống nhất với nhà đầu tư giải pháp tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.
Phối cảnh Khu đô thị Tây Hồ Tây
Bộ Xây dựng chỉ đạo, giám sát UBND thành phố Hà Nội trong việc lập quy hoạch xây dựng trụ sở các cơ quan Trung ương tại Khu trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây, bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong khu vực.
Video đang HOT
Trước đó, tại lễ động thể vào trung tuần tháng 11/2012, theo công bố của chủ đầu tư, dự án khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ có tổng vốn đầu tư lên tới 2,5 tỷ USD. Với tổng diện tích là 207,66 ha, dự án Tây Hồ Tây nằm tại khu vực Tây Hồ Tây trên địa giới hành chính của phường Xuân La (quận Tây Hồ), Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy), xã Xuân Đỉnh và Cổ Nhuế (huyện Từ Liêm).
Trên tổng diện tích hơn 207 ha, sẽ có hơn 89 ha dành cho đường giao thông, đường dạo, công viên, cây xanh, hồ điều hòa. Hơn 25 ha của dự án dành cho không gian mở phục vụ hoạt động công ích của Hà Nội và xây dựng trụ sở mới các bộ ngành sẽ di dời về đây. Phần diện tích gồm 46 ha dành cho các công trình thương mại, trung tâm tài chính, văn phòng với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, cùng với các công trình văn hóa, giáo dục như nhà hát Thăng Long, trường học các cấp.
Riêng khu đất ở rộng 26 ha, với quy mô dân số khoảng 25.000 dân, được quy hoạch đa dạng với các khu chung cư cao tầng, nhà liền kề và biệt thự thiết kế kiến trúc hiện đại.
Dự án khu trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây có vị trí đắc địa ở khu vực phía Tây Hà Nội, kết nối với một loạt các dự án trọng điểm của thành phố như đường nối cầu Nhật Tân – sân bay Nội Bài, dự án nhà ga T2, dự án đường vành đai 1, vành đai 2, vành đai 3, cầu Nhật Tân… và do đó được kỳ vọng “sẽ làm thay đổi bộ mặt cảnh quan và diện mạo kiến trúc của khu vực phía Tây Hà Nội”.
Theo vietbao
Hàng loạt dự án giao thông bị "vướng"
Do bị ảnh hưởng bởi quy hoạch chung xây dựng Thủ đô hay chưa xác định được quỹ đất đối ứng, nhiều công trình giao thông được đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) đã buộc phải điều chỉnh hoặc chưa được triển khai.
Với các nhà đầu tư hạ tầng ở Việt Nam, quỹ đất đối ứng là việc sống còn khi triển khai dự án BT. Tuy nhiên, trong suốt một thời gian dài, các dự án BT đã gặp phải rào cản từ chính vấn đề này.
Dự án đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên là một ví dụ điển hình. Theo dự kiến, con đường này sẽ được hoàn thành trong năm 2013. Hiện dự án đã thực hiện được khoảng 58,5% về giá trị và hoàn thành khoảng 80% về khối lượng.
Dự án đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến giờ vẫn chưa xác định chính thức quỹ đất đối ứng.
Tuy nhiên, cho đến giờ, quỹ đất đối ứng vẫn chưa được xác định chính thức và chưa triển khai các thủ tục về quy hoạch chi tiết, đầu tư, giải phóng mặt bằng do quy hoạch phân khu đô thị chưa được phê duyệt.
Còn đối với đường nối từ đường Lê Đức Thọ đến Xuân Phương, quỹ đất đối ứng tại khu đô thị Xuân Phương thì đang phải điều chỉnh lại quy hoạch chi tiết do nằm trong hành lang xanh sông Nhuệ và cần xác định bổ sung quỹ đất này.
Thậm chí, dự án Đường trục Bắc - Nam tỉnh Hà Tây cũ thì không chỉ quỹ đất đối ứng bị ảnh hưởng do một phần nằm trong vành đai xanh mà bản thân dự án cũng bị ảnh hưởng bởi Quy hoạch chung xây dựng thủ đô. Dự án đường Đỗ Xá - Quan Sơn cũng nằm trong hoàn cảnh tương tự.
Trước những khó khăn về việc bố trí quỹ đất đối ứng, một số nhà đầu tư đã đề xuất những phương án khác để thay thế. Điển hình như công ty CP BĐS Thái An đã đề nghị được chuyển phương án thu hồi vốn đầu tư đối với dự án đường 70 đoạn Đại lộ Thăng Long - Nhổn sang thanh toán bằng tiền.
Tuy nhiên, theo ý kiến của Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội, việc thanh toán dự án bằng tiền sẽ rất khó khăn, do đó đơn vị này đề nghị tiếp tục xem xét cân đối bằng dự án khác. Trường hợp nhà đầu tư không thống nhất sẽ xem xét lựa chọn nhà đầu tư khác để thực hiện.
Ngoài ra, đã có 1 dự án nhà đầu tư có văn bản xin thôi, đó là dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 3 đoạn trên địa phận Hà Nội. Tổng công ty Sông Đà đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ xin thôi làm chủ đầu tư và đã được Thủ tướng chấp thuận.
Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, trên địa bàn thành phố đã có 63 dự án BT đã và đang triển khai trên địa bàn thành phố. Trong đó, do quy hoạch ngành (chủ yếu là Quy hoạch phát triển hệ thống giao thông vận tải) và các quy hoạch phân khu đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu đô thị vệ tinh chưa được phê duyệt dẫn đến việc xác định phạm vi quy mô của một số công trình BT và xác định quỹ đất đối ứng chưa được thực hiện.
Bên cạnh đó, do tình hình kinh tế suy thoái, thị trường bất động sản suy giảm đã ảnh hưởng rất lớn tới khả năng huy động đầu tư theo hình thức hợp đồng BT.
Cuối cùng chính là sự bất cập từ chính sách. Việc quy định thanh toán công trình BT bằng dự án khác nhưng cơ quan nhà nước chỉ giao dự án khác cho nhà đầu tư khi công trình BT đã được nghiệm thu, bàn giao dẫn đến nhà đầu tư gặp khó khăn trong huy động nguồn vốn và giảm hiệu quả khai thác nguồn lực từ quỹ đất...
Theo Dantri
Xử lý các mặt hàng "té nước theo giá xăng" Bộ Tài chính vừa có văn bản yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp tự ý tăng giá, đối với mặt hàng không chịu tác động trực tiếp của việc điều chỉnh giá xăng dầu. Ngay sau khi giá xăng chính thức được điều chỉnh tăng, để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo...