Các CLB V.League chạy đua với thời gian
Thời điểm V.League 2020 dự kiến trở lại đang được đếm ngược qua từng ngày, buộc các đội bóng phải chạy đua với thời gian để chuẩn bị chuyên môn.
Nhưng cũng vì thời gian chuẩn bị không đủ dài và để tích lũy thể lực nên nỗi lo chấn thương khi mật độ thi đấu dày đặc là khá hiện hữu với các cầu thủ.
“Nhồi” thể lực
Như đã biết, Chính phủ đã quyết định nới lỏng giãn cách xã hội từ ngày 23/4 vừa qua khi tình hình dịch bệnh do Covid-19 gây ra ở Việt Nam đang được khống chế tốt. VPF cũng đã thông báo ngày dự kiến trở lại của mùa giải 2020 với điều kiện các giải đấu được các cơ quan có thẩm quyền cho phép trở lại. Thời điểm dự kiến đã công bố buộc các đội phải tính toán chuyện quay trở lại tập luyện để đảm bảo chuyên môn cho ngày trở lại. Trong thời gian qua, một số CLB đã trở lại rèn giũa bình thường, nhưng một số CLB khác vẫn còn loay hoay với việc tập luyện do tính chất nới lỏng giãn cách của từng địa phương, từng khu vực là khác nhau.
V.League 2020 đã diễn ra được 2 vòng đấu nhưng do quãng nghỉ quá dài, thậm chí, một số đội như Than.QN hay CLB TP.HCM còn nghỉ tập luyện bằng quãng thời gian nghỉ giữa 2 mùa bóng, nên gần như công việc đầu tiên của các HLV là phải mau chóng tiến hành “nhồi” thể lực cho các cầu thủ. Cũng dễ hiểu khi theo một số HLV, các cầu thủ chỉ cần nghỉ vài tuần là coi như quá trình tích lũy chuyên môn trước đó sẽ giảm rõ rệt, nhất là vấn đề thể lực. Ngay cả những đội vẫn duy trì tập luyện mỗi ngày 1 buổi trong thời gian qua như B.Bình Dương, SLNA… cũng phải tiến hành củng cố lại yếu tố thể lực.
“Việc yêu cầu các cầu thủ tự tập luyện thể lực ở nhà chủ yếu để đảm bảo không tăng cân. Còn nếu đòi hỏi để duy trì nền tảng thể lực như tập luyện trước đây là rất khó với điều kiện tập luyện không tốt. Vì thế, công việc đầu tiên của chúng tôi khi tập trung lại là phải làm lại thể lực”, HLV Vũ Tiến Thành của Sài Gòn FC cho biết.
Sài Gòn FC là một trong những đội nghỉ dài khi toàn đội được “xả trại” từ cuối tháng 3. Cùng quan điểm như ông Thành, HLV Phan Thanh Hùng cho biết, mình thực sự lo lắng về yếu tố trên của các học trò bởi Than.QN đã nghỉ tập từ ngày 16/3. “Với quãng nghỉ quá dài ấy, chúng tôi cần một thời gian để chuẩn bị lại nền tảng thể lực từ đầu”, thuyền trưởng của đội bóng vùng Mỏ bày tỏ. Cũng với mục tiêu là “nhồi” thể lực nên CLB TP.HCM đã hành quân xuống Vũng Tàu ngay trong ngày đầu hội quân trở lại.
Video đang HOT
HLV Phan Thanh Hùng đang tìm mọi cách giúp các học trò lấy lại nền tảng thể lực sau một thời gian dài Ảnh: Đức Cường
Nỗi lo chấn thương
HLV Phan Thanh Hùng cho biết, với thời gian nghỉ dài của các cầu thủ Than.QN tương đương với khoảng trống giữa 2 mùa giải thì cần ít nhất 6-8 tuần mới có thể hy vọng đủ thời gian để chuẩn bị tốt về thể lực để chơi ở một cuộc chiến đường trường. Nếu được trang bị nền tảng sức khỏe tốt, các cầu thủ mới giảm được nguy cơ chấn thương. Tuy vậy, nếu tính từ lúc này cho đến thời điểm mùa giải dự kiến quay trở lại, các đội chỉ có hơn 3 tuần chuẩn bị. Đó thực sự là khoảng thời gian đau đầu cho những đội bóng không tập luyện bất cứ buổi nào trong 1 tháng vừa qua.
“Nếu đá cúp trong một chặng đường ngắn độ 10 ngày thì quỹ thời gian chuẩn bị này là ổn. Nhưng V.League là cuộc chiến đường trường nên cần sự chuẩn bị dài hơi hơn. Đội nào làm không kỹ về nền thể lực, ép thi đấu thì rất dễ dẫn đến chấn thương”, ông Hùng chia sẻ. Cùng quan điểm, HLV Vũ Tiến Thành cho rằng, nếu không có phương pháp tập luyện khoa học, hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng chấn thương ngay khi tập luyện. “Với quỹ thời gian eo hẹp như thế này thì nếu không có điều chỉnh việc tập thể lực cho thích hợp không khéo sẽ dẫn đến chấn thương”, thuyền trưởng của Sài Gòn FC âu lo.
Nếu V.League 2020 diễn ra cuối tháng 5 và kết thúc tầm tháng 10 thì chắc chắn, mật độ thi đấu sẽ không thể mỗi tuần 1 trận như lịch đầu mùa. Thay vào đó, BTC phải “dồn” lịch để thi đấu với mật độ dày hơn bởi bên cạnh V.League còn có cả Cúp Quốc gia. Mật độ thi đấu dày cũng đồng nghĩa, các cầu thủ sẽ dễ bị bào mòn về thể lực và khi ấy, nguy cơ trở thành “thương binh” là hiện hữu. Với một đội bóng còn phải đá AFC Cup như Than.QN (cũng như CLB TP.HCM) thì nỗi lo đội bóng trở thành “bệnh viện” lại càng lớn hơn.
“Tất nhiên, nếu lịch thi đấu đôn lên với mật độ 4-5 ngày/trận thì các đội vẫn đá được. Nhưng khả năng phục hồi trước mật độ thi đấu dày đặc ấy là câu hỏi khó trả lời. Nếu làm thể lực kỹ thì nguy cơ chấn thương sẽ ít xảy ra hơn”, HLV Phan Thanh Hùng phân tích.
Rõ ràng, việc quá trình chuẩn bị khá bị động và cập rập khiến cho các HLV nhấp nhổm không yên bởi nỗi lo “sức khỏe và chuyên môn” cho chặng đường trường. Nhưng “khó người khó ta”, khi gần như tất cả 14 đội ở V.League đều phải chịu chung “nghịch cảnh” không mong đợi thì cũng đã đến lúc phải tìm cách để “chung sống và tồn tại” với những khó khăn.
Háo hức ngày trở lại
Dù rất nhiều công việc còn ngổn ngang, nhiều khó khăn đang chờ đợi nhưng các đội đều tích cực tập luyện và háo hức chờ đón ngày trái bóng V.League lăn trở lại. Lý do là bởi họ bị “kìm nén” quá lâu và không muốn tiếp tục tạm dừng bởi bóng đá không chỉ là trò chơi giải trí mà còn là miếng cơm, manh áo, việc làm của hàng ngàn con người.
Phan Hồng
Sau tuyên bố của bầu Đức, HAGL không tham gia bỏ phiếu về việc V.League 2020 đá tập trung
Trong ngày 28/3, các đội bóng V.League 2020 đã hoàn tất việc bỏ phiếu cho phương án thi đấu tập trung tại miền Bắc.
Hôm 25/3, BTC V.League 2020 là Công ty CP VPF đã lên phương án thi đấu tập trung tại miền Bắc, để có thể giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng của dịch Covid-19. Sau hạn chót ngày 28/3, kết quả lấy ý kiến từ 14 đội, như sau:
Không ủng hộ: Nam Định, Bình Dương, Quảng Nam. Ủng hộ (với điều kiện đảm bảo được sự an toàn): SLNA, Than Quảng Ninh, Hà Nội, HL.Hà Tĩnh, Viettel, Thanh Hóa. Không tham dự hoặc không có ý kiến: HAGL, CLB TP.HCM, Sài Gòn FC, Đà Nẵng, Hải Phòng.
CLB HAGL không tham dự lấy ý kiến về đề xuất V.League 2020 trở lại và thi đấu tập trung tại miền Bắc. Ảnh: Tuấn Mark
Trong số 8/14 đội không ủng hộ/không tham dự hoặc không có ý kiến về đề xuất của VPF, được lý giải bởi những phát biểu trước đó từ các lãnh đội của họ.
Đơn cử như bầu Đức đã khẳng định: "VPF muốn đá nhưng lỡ bùng phát dịch bệnh thì kêu ai và ai chịu trách nhiệm? Kể cả khi đồng ý ra miền Bắc đá tập trung, chính quyền các địa phương chắc gì đã cho đá. Phòng chống dịch bệnh giờ là chuyện cấp quốc gia, thậm chí quốc tế. VFF, VPF là ai trong xã hội mà dám đi ngược lại? Theo tôi, lo chống dịch đã".
Hay như chủ tịch CLB TP.HCM - Nguyễn Hữu Thắng nêu quan điểm: "Kể cả đá tập trung cũng cần cách ly những người liên quan trong 14 ngày. Nếu an toàn hết thì mới tính đến thi đấu".
Chủ tịch kiêm HLV Vũ Tiến Thành của Sài Gòn FC và TGĐ CLB Bình Dương - ông Lê Hồng Cường có chung một giải pháp: Chia làm 3 khu vực thi đấu ở miền Bắc, Trung và Nam, tương ứng với các CLB trên địa bàn. Ví dụ, CLB TPHCM, Sài Gòn FC, Bình Dương, HAGL tạo thành 1 cụm đá với nhau. Sau này, khi V.League trở lại, họ sẽ không cần thi đấu với nhau nữa, giảm tải một số trận đấu.
Bầu Đức khẳng định "lo chống dịch đã". Ảnh: Hoàng Tùng
Trong đề xuất của VPF về phương án trở lại của V.League 2020, phương án thi đấu trở lại vào ngày 15/4 gần như sẽ không thành, và chỉ có thể trở lại vào ngày 1/5 như phương án 2 mà VPF đưa ra.
Bởi vì, hôm 27/3, Thủ tướng đã có chỉ thị về việc thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19. Từ 0h ngày 28/3 đến hết ngày 15/4, các tỉnh thành sẽ: Dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người trong một phòng; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng.
Phát biểu về các đề xuất của VPF, chủ tịch VPF - ông Trần Anh Tú có nhấn mạnh: "Chúng tôi không buộc các CLB thi đấu trong tình trạng nguy hiểm. Sức khoẻ và tính mạng con người là quan trọng nhất. Các đội chỉ đá lại khi tình hình Covid-19 lắng xuống và nhà nước cho phép thi đấu. Chúng tôi còn phải làm văn bản gửi VFF, Tổng cục Thể dục Thể thao xin phép. Họ đồng ý, giải mới diễn ra".
Nhiều đội V.League chưa tính chuyện giảm lương cầu thủ FIFA đã đề xuất các phương án cho kịch bản giảm lương cầu thủ. Ở Anh cũng đã có CLB đầu tiên lên tiếng về kế hoạch giảm lương. Vậy còn ở V.League? Một số đội bóng V.League như Sài Gòn FC, CLB TP.HCM, Quảng Nam, Đà Nẵng, SLNA, Nam Định, và một vài đội bóng ở hạng Nhất như Sanna Khánh Hòa,...