Các chuyên gia tâm lý giải mã ‘căn bệnh’ thích tra tấn ôsin
“Rõ ràng trong câu chuyện này gia chủ đặt nặng lợi ích bản thân nhà chủ hơn giá trị, nhân phẩm của người giúp việc dẫn tới họ sẵn sàng tấn công”.
Đó là khẳng định của Tiến sĩ Phạm Mạnh Hà, giảng viên Khoa Tâm lí, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG Hà Nội) xung quanh những hành vi tàn nhẫn của bà chủ Tuyết Minh (trú tại Nhật Tảo, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội) gây ra cho nạn nhân Phương (sinh năm 1953, quê Ứng Hòa, Hà Nội).
Sự tha hóa của đồng tiền tạo nên tội ác.
Theo TS Phạm Mạnh Hà, những vụ việc bạo hành người giúp việc trong thời gian qua đã gợi cho thấy xã hội Việt Nam đang có những biến động.
Theo TS Hà, một phần nguyên nhân dẫn đến hàng loạt vụ bạo hành người giúp việc là do sự đề cao lợi ích cá nhân, giá trị đồng tiền cao hơn nhân phẩm con người của những người chủ.
(Ảnh: Tiền phong).
“Những sự kiện đó đã cho thấy có những biến động nảy sinh trong suy nghĩ, nhận thức, hành vi của những nhóm dân cư khác nhau. Một xã hội ổn định là mỗi con người thực hiện chức năng, giá trị chuẩn mực, vai trò đảm nhiệm. Trong khi đó ở những vụ việc này dường như chức năng, vai trò, tính trách nhiệm của mỗi người đang gặp vấn đề.
Giữa người chủ bỏ tiền và người giúp việc ở đây đang nảy sinh những xung đột nhưng không phải xung đột hành vi mà là xung đột về mặt giá trị. Nghĩa là người chủ bỏ tiền ra nghĩ rằng mình có quyền được chiếm đoạt toàn bộ thể chất cũng như tinh thần của người giúp việc mình thuê. Bà Minh đã không coi người giúp việc như là một cá nhân hay nhân cách mà chỉ coi họ (bà Phạm Thị Phương) là một công cụ mà thôi”, TS Hà phân tích.
TS Hà cho rằng, trong những vụ việc này cho thấy, trong xã hội Việt Nam đang có một bộ phận nhỏ người dân thiếu sự nhận thức về tính nhân văn và họ đang đi tụt lại lịch sử và đó là một điều đáng buồn.
“Chũng ta đã phải mất hàng trăm năm để đấu tranh đòi lại quyền chính đang cho người lao động rồi thì bây giờ dường như qua những vụ việc này cho thấy một bộ phận con người chúng ta đang lặp lại những việc đó, chúng ta đang đối xử với nhau không giống con người đối xử với con người…”, TS nhìn nhận.
Video đang HOT
Phân tích nguyên nhân của các vụ việc này, TS Hà đánh giá: “Chinh sự phát triển kinh tế quá nhanh ở Việt Nam, thêm vào đó những giá trị truyền thống mang tính nhân văn trong con người bị mất mát đi thay vào đó là những giá trị mới nhưng nhiều khi nó lại đi ngược lại giá trị chung của mọi người.
Qua các vụ việc này, rõ ràng trong suy nghĩ của một bộ phận người thuê lao động, dường như anh ta cho rằng ngoài việc trả công thì họ có quyền chiếm đoạt, hành hạ hay muốn làm gì người lao động thì làm. Điều đó cho thấy, người ta cho rằng giá trị đồng tiền nó quan trọng hơn những giá trị khác, những giá trị nhân văn, nhân ái khác.
Và chính từ sự coi trong giá trị, bản thân, coi trọng giá trị đồng tiền là vạn năng sẽ dẫn đến những con người có cách ứng xử, đối xử với người khác thô bạo như là con vật, đồ vật như vậy. Trong câu chuyện ở Kim Mã, rõ ràng gia chủ đặt nặng lợi ích bản thân nhà chủ hơn giá trị, lợi ích, nhân phẩm của người giúp việc nên họ sẵn sàng họ tấn công”.
Những hành vi dã man của xã hội mông muội
Trao đổi với PV báo GDVN, chuyên gia tâm lý, Tiến sĩ Xã hội học Trịnh Hòa Bình, Viện xã hội học Việt Nam cho rằng, ông không thể hình dung được trong xã hội văn minh như hiện nay lại có thể có những hành vi mọi rợ, tàn ác đó xảy ra trong cách đối xử giữa con người với con người.
TS Bình cho rằng: Những hành vi đó chỉ có thể có ở thời kì mông muội, phi văn minh chứ không thể tồn tại ở kỷ nguyên, xã hội hiện nay.
“Vụ việc bà Minh đối xử với bà Phương thì nếu mới thoáng nghe thì không ai tin có chuyện đó xảy ra trong kỷ nguyên này, trong xã hội Việt Nam đổi mới và hội nhập. Những chuyện đổ nước sôi vào vùng kín của người phụ nữ khác, rồi bắt phải ăn phân trẻ con, giam hãm không cho tiếp xúc với người khác… chỉ có thể xảy ra trong xã hội mông muội, dã man, phản văn minh còn trong xã hội văn minh thì không có”, TS Bình nhìn nhận.
Cũng theo TS Bình: “Khi mà Việt Nam chúng ta đang hướng đến cái việc điều chỉnh Bộ luật lao động, trong đó hàm chứa những điều khoản nhằm vươn tới quản lí những đối tượng giúp việc trong gia đình trong mối quan hệ với chủ nhà thì những hành vi trên đã gây ra một sự phẫn nộ, phản cảm ghê gớm”.
TS Bình cũng cho rằng, những hành vi tra tấn dã man đó đã đi ngược lại những giá trị nhân đạo của con người với con người trong xã hội hay nói cách khác nó đảo lộn lại các giá trị nhân văn.
Liên quan đến hầu hết các vụ bạo hành với người giúp việc xảy ra trong thời gian vừa qua, TS Bình khẳng định: “Nếu chúng ta có một chỉ số thống kê nào đó để chỉ ra những người bị bạo hành chủ yếu nằm trong số người già và trẻ em thì điều đó cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Bởi trên thực tế, trẻ em và người già cũng như là một phần phụ nữ được xếp vào nhóm yếu thế, cái nhóm mà được cung cấp thông tin ít hơn, nhóm mà cái sự tỏa sáng của văn minh, thông tin nó ít đến hơn”.
Về nguyên nhân của hàng loạt các vụ bạo hành người giúp việc trong thời gian qua, TS Bình cho rằng: “Thực ra có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự bạo hành như vậy. Một khi mà xảy ra sự bạo hành giữa người chủ với người giúp việc thì vẫn trên cơ sở là có sự phân lớp ở trong xã hội chúng ta và những chiều cạnh cần thiết của những chuyện tư duy mạch lạc, rành rẽ, minh bạch về thông tin.
Chừng nào mà không thực hiện được thì vẫn còn những chứng lí, vẫn còn những biểu hiện của chuyện bạo hành, của những chuyện ngược đãi như vậy. Bởi người ta nghĩ, trong bối cảnh cơ chế thị trường, một khi có tiền có thể giải quyết mọi thứ. Đây là một suy nghĩ lệch lạc cần phải khắc phục ngay”.
Theo Giáo Dục VN
Chân dung bà chủ hành hạ ôsin qua lời kể của người bạn thân
"Bà Minh được người chồng hết sức yêu thương, chiều chuộng đi đâu cũng được chồng dùng xe riêng đưa đón"_ Bà T.T.N bạn của bà Minh cho biết.
Để tìm hiểu rõ hơn về con của bà Trần Thị Tuyết Minh, người đã tra tấn dã man người giúp việc Nguyễn Thị Phương tại số nhà 16, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Viêt Nam đã lên đường tìm về thôn Nhật Tảo, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, nơi bà Minh đăng kí hộ khẩu thường trú.
Bà Phương đang được điều trị tại bệnh viện với nhiều vết thương.
Tuy nhiên khi đến thôn Nhật Tảo, phóng viên đã hỏi rất nhiều người dân nhưng không ai biết một chút thông tin gì về bà Minh. Thậm chí nhiều người còn tỏ ra rất bất ngờ khi biết bà Minh đăng kí hộ khẩu thường trú tại đây. Ngay cả ông Oanh, Trưởng thôn Nhật Tảo cũng chỉ biết một chút thông tin rất ít về bà Minh đó là người đàn bà này đã đăng kí nhờ hộ khẩu tại một gia đình ở xóm chùa.
Được sự giúp đỡ của một đồng chí công an viên phụ trách địa bàn, phóng viên đã tìm được nhà mà bà T. T. B. N. nơi bà Minh đã đăng kí hộ khẩu. Tiếp xúc với phóng viên, bà N tỏ ra rất ngạc nhiên trước những thông tin bà báo chí đã nêu về bà Minh.
Theo đó bà N và bà Minh vốn là hai chị em cùng quê ở Hà Giang chơi với nhau rất thân từ khi cả hai còn chưa chuyển lên Hà Nội sinh sống. Sau khi bà N chuyển hộ khẩu xuống Hà Nội được một thời gian thì bà Minh xuống đây ở cùng gần 1 năm. Đến cuối năm 2010, bà Minh cùng hai người con đã chính thức nhập hộ khẩu tại nhà bà N. Đến tháng 11/2011, ông T, chồng bà Minh cũng nhập hộ khẩu luôn tại đây.
Bà Minh tại cơ quan công an (Ảnh VNE)
Sau những thời gian chơi với nhau rất thân, bà N chưa từng phát hiện bà Minh có biểu hiện bất thường gì về tinh thần. Ngược lại theo bà N, bà Minh là một người khá hòa đồng, thẳng thắn và tốt tính với mọi người. Bản thân bà Minh cũng từng làm việc ở một cơ quan cấp tỉnh của Hà Giang. Tuy nhiên vài năm trở lại đây bà Minh đã nghỉ việc tại đấy nhưng không rõ vì lí do mất sức hay nghỉ hưu thì bà N không được rõ.
Chồng bà Minh là một người làm việc trong lĩnh vực xây dựng và hết sức yêu thương vợ: "Chưa bao giờ bà Minh phải đi xe ca cả, bà ấy đi đâu cũng được chồng đưa đi bằng xe riêng. Thậm chí có những lần đang chở tôi và chị gái anh ấy, anh T (chồng bà Minh-PV) nhận được điện thoại của bà M là lập tức quay về ngay", bà N cho biết.
Bà N cũng cho biết thêm, bà Minh chưa bao giờ phải làm những công việc nặng nhọc trong gia đình. Ngay từ khi còn sinh sống ở Hà Giang, gia đình bà Minh cũng đã thuê người giúp việc gia đình: "Tôi cũng đã hai lần đến nhà bà Minh ở Kim Mã và gặp bà Phương ở đó. Khi đó chưa xảy ra chuyện gì, tôi chỉ thấy bà Phương chậm chạp và ít nói thôi", bà N kể.
Trước đó như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã thông tin, cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với bà Trần Thị Tuyết Minh để điều tra làm rõ hai hành vi: Cố ý gây thương tích và làm nhục người khác. Tại cơ quan công an bà Minh đã thú nhận tại cơ quan công an về việc hành hạ dã man người giúp việc là Nguyễn Thị Phương (trú tại Ứng Hòa, Hà Nội).
Lí do hành hạ người giúp việc mà bà Minh đưa ra tại cơ quan công an là do bà Phương hay ăn vụng, ở bẩn và ăn cắp tiền. Vì vậy bà Minh đã xả nước nóng vào người bà Phương, bắt bà Phương ăn bắt ớt cay, dùng miệng dọn bỉm và ăn phân của cháu bà ta.
Theo Giáo Dục VN
Ôsin bị tra tấn: "Cần truy tố thêm tội làm nhục người khác" "Với hành vi bắt bà giúp việc Phạm Thị Phương ăn phân trẻ, cơ quan chức năng cần phải truy tố thêm tội làm nhục người khác đối với chủ nhà Tuyết Minh". Đó là khẳng định của Tiến sĩ - Luật sư Trần Đình Triển, Trưởng văn phòng Luật sư Vì Dân khi trao đổi với PV báo Giáo dục Việt Nam...