Các chuyên gia: Quét thân nhiệt ở sân bay là vô dụng?
Mỹ tới nay không phát hiện ca nhiễm COVID-19 nào từ máy quét ở các sân bay và các chuyên gia nói rằng biện pháp này là vô dụng, vì nhiều người nhiễm virus không bị sốt.
Hành khách được kiểm tra thân nhiệt ở sân bay Hong Kong – Ảnh: REUTES
11 sân bay tại Mỹ đang áp dụng biện pháp kiểm tra thân nhiệt hành khách nhằm kiểm soát dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (COVID-19). Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết đã kiểm tra hơn 30.000 hành khách trong tháng qua, nhưng Đài CNN điều tra cho thấy không có trường hợp nhiễm bệnh nào được phát hiện tại các máy quét ở sân bay.
Thông tin này cộng với nghiên cứu của các nhà khoa học châu Âu gần đây cho thấy việc kiểm tra thân nhiệt ở sân bay nhập cảnh có thể bỏ lọt một phần lớn các ca nhiễm COVID-19. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Euro Surveilliance cho thấy trong 100 trường hợp nhiễm bệnh, việc quét nhiệt ở sân bay nhập cảnh chỉ phát hiện được 9 trường hợp.
Video đang HOT
“Biện pháp này không hiệu quả” – ông Itamar Grotto, lãnh đạo Bộ Y tế Israel, nhận định. Israel hiện không áp dụng biện pháp quét thân nhiệt ở sân bay, sau khi nhận thấy biện pháp này không hiệu quả trong các đợt dịch SARS, Ebola, H1N1 những năm trước.
Theo ông Grotto, những người trong giai đoạn ủ bệnh vẫn có thể có thân nhiệt bình thường. Một số nghiên cứu thời gian qua cũng cho thấy một số bệnh nhân nhiễm virus corono chủng mới (SARS-CoV-2) không có triệu chứng sốt. Chưa kể trường hợp hành khách có thể nhầm lẫn việc đau họng và mệt mỏi là do đi máy bay và uống thuốc giảm đau có tác dụng hạ sốt.
CNN tiến hành điều tra các ca nhiễm COVID-19 ở Mỹ cho thấy có 10 hành khách đến Mỹ trên các chuyến bay thương mại và sau đó được chẩn đoán nhiễm bệnh. Bốn trường hợp trong số này đi qua các máy quét tại sân bay Los Angeles và San Francisco, nhưng không bị sốt hay có triệu chứng nhiễm virus. CDC cho biết hai trường hợp trong số này không có triệu chứng gì trong suốt chuyến bay.
Bốn trường hợp hạ cánh ở những sân bay không có máy quét. Không rõ hai trường hợp còn lại có được kiểm tra thân nhiệt hay không, theo CNN.
“Tôi không nghĩ kiểm tra thân nhiệt ở sân bay có hiệu quả mạnh trong việc ngăn chặn hay thậm chí làm chậm quá trính lây nhiễm” – Đài CNN dẫn lời chuyên gia dịch tễ học Michael Osterholm của Đại học Minnesota nhận định.
Thay vào đó, các chuyên gia đề xuất các biện pháp thiết thực hơn. “Tìm kiếm những người bệnh có nguy cơ nhiễm COVID-19, báo động những hành khách không có triệu chứng nhưng có thể xuất hiện triệu chứng COVID-19 sau khi nhập cảnh, và phản ứng nhanh với bất cứ trường hợp nghi nhiễm COVID-19 nào, là cách hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe và an toàn của công dân Mỹ” – ông Martin Cetron, giám đốc bộ phận cách ly và di trú toàn cầu của CDC, cho biết.
Theo Tuổi trẻ
Chưa thể kết luận virus corona sẽ suy yếu khi thời tiết ấm
Môi trường tồn tại lý tưởng của virus corona và các nhóm virus bệnh truyền nhiễm khác là thời tiết ẩm, lạnh. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng suy yếu khi nhiệt độ ấm lên.
TS Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia (thuộc Viện Y tế Quốc Gia, Mỹ), đánh giá Covid-19 đang hoành hành nhiều quốc gia trên thế giới, trong nhiều thế hệ nhưng vẫn còn quá sớm để kết luận việc virus sẽ suy yếu trong thời tiết ấm hơn như các virus cảm lạnh và cảm cúm thông thường, CBS News cho biết.
Chuyên gia này nhận định: "Chúng ta không biết loại virus đặc biệt này sẽ làm gì tiếp theo. Vì vậy, rất khó để kết luận ngay rằng nó sẽ biến mất khi thời tiết ấm áp hơn. Chúng ta hoàn toàn không có cơ sở cho điều đó".
Chưa thể kết luận virus corona suy yếu khi thời tiết ấm hơn. Ảnh: Shutter Stock.
TS Nancy Messionnier thuộc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đồng quan điểm khi cho rằng "còn quá sớm để giả định virus corona suy yếu khi trời ấm lên". Bà nhấn mạnh rằng sự hiểu biết của con người về virus này còn quá ít ỏi, "chúng ta còn chưa trải qua dù một năm với mềm bệnh".
Trước sự không chắc chắn về giả thuyết Covid-19 suy yếu khi thời tiết thay đổi, các quan chứ y tế công cộng cảnh báo chúng ta nên lên kế hoạch nếu dịch bệnh kéo dài, NPR cho biết.
Ở một góc độ khác, TS Joel Myers, người sáng lập trang AccuWeather dựa trên dữ liệu từ dịch SARS (2003), dịch cúm Tây Ban Nha (1918), cho biết virus thường giảm lây lan trong thời gian tháng 5 đến tháng 9. Đây là giai đoạn thời tiết nhiều nắng, nhiệt độ ấm hơn.
Đồng quan điểm, GS Paul Tambyah, khoa Bệnh truyền nhiễm tại Đại học Y Cluster (Singapore), khẳng định virus corona có thể suy giảm vào mùa hè như kinh nghiệm từ dịch SARS. Thời tiết nóng cũng giúp loại trừ bệnh hô hấp do virus khác gây ra như bệnh cúm. "Tôi khá chắc chắn rằng dịch sẽ lắng xuống vào tháng 6", tờ The Straits Times dẫn lời ông Tambyah.
Theo Zing
Hy hữu: Một bà mẹ hạ sinh hai cặp song sinh trong cùng 1 năm Các bác sĩ nói với người mẹ rằng chị sẽ được đón thêm 1 cặp song sinh nữa khi vừa mới sinh 1 cặp song sinh vào đầu năm. Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc vô bờ bến của bà mẹ Alexzandria Wolliston, đến từ Florida (Hoa Kỳ). Chị Alexzandria hào hứng cho biết chị sinh 2 bé trai song sinh Mark...