Các chuyên gia giỏi nhất đánh giá phương án kiến trúc sân bay Long Thành
Chủ trì cuộc họp nghe báo cáo kết qủa thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Long Thành sáng nay, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu tập hợp những chuyên gia giỏi nhất để tham vấn ý kiến trước khi chốt phương án thiết kế công trình quan trọng quốc gia này.
Phương án LT-03 với ý tưởng thiết kế nhà ga hành khách hình hoa sen.
Tham dự cuộc họp có lãnh đạo các Bộ GTVT, Quốc phòng, Xây dựng, KHCN, TNMT, VH-TT-DL, VPCP, UBND tỉnh Đồng Nai, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, Hội Khoa học và công nghệ hàng không Việt nam, Tổng hội Xây dựng Việt Nam.
Tại cuộc họp, Bộ GTVT đã báo cáo kết quả thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc. Tiếp đó, các thành viên rà soát, cho ý kiến về từng phương án dự thi.
Nghe chuyên gia, lựa chọn khoa học
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của Bộ GTVT, Hội đồng đánh giá xếp hạng phương án kiến trúc, các Hiệp hội, chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới cũng như sự hưởng ứng tích cực của người dân trong việc xây dựng, đánh giá, đóng góp ý kiến về những phương án kiến trúc Cảng hàng không quốc tế Long Thành, từ đó gút lại còn 3 phương án đạt đồng thuận cao nhất.
Phó Thủ tướng cho rằng, đây là công trình quan trọng quốc gia, đầu tư lớn từ nguồn vốn ngân sách, đồng thời có ý nghĩa đặc biệt trong việc thể hiện giá trị văn hoá truyền thống cũng như hình ảnh của một đất nước Việt Nam hiếu khách, phát triển đến với bạn bè quốc tế. Do đó, tiêu chí lựa chọn đầu tiên phải là hợp lý về công năng, hiệu quả sử dụng. Tiếp theo, phải đảm bảo các tiêu chí về kinh tế như chi phí thấp, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường… Một yêu cầu nữa cũng được Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh là dấu ấn về kiến trúc. Cụ thể, đây là công trình hiện đại nhưng phải đậm đà bản sắc văn hoá Việt Nam cả về kiến trúc, không gian, thiết kế nội thất, ngoại thất công trình.
:Phương án LT-04 với ý tưởng tập trung vào công năng và thiết kế nội thất, sử dụng vật liệu từ cây tre.
Về các phương án kiến trúc cụ thể, Phó Thủ tướng cho rằng cả 3 phương án vào “chung kết” và 6 phương án khác đều là những ý tưởng tốt, mỗi phương án có một thế mạnh, hạn chế riêng. Do đó, việc lựa chọn phương án nào cần phải được thực hiện hết sức thận trọng, khoa học.
Video đang HOT
“Việc lựa chọn không được duy ý chí, chủ quan, gượng ép”, Phó Thủ tướng nói.
Trên cơ sở nghiên cứu kỹ điểm mạnh, điểm yếu của từng phương án, Phó Thủ tướng cho rằng, quyết định lựa chọn cuối cùng của nhà quản lý phải dựa trên những ý kiến thực sự khoa học, chính xác, khách quan của các chuyên gia hàng đầu ở các lĩnh vực liên quan như giao thông, kiến trúc, quy hoạch, hàng không, văn hoá, môi trường…
Do đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ GTVT chủ trì, thành lập ngay một tổ tư vấn gồm những chuyên gia giỏi nhất ở các lĩnh vực này để thảo luận thật kỹ dựa trên các tiêu chí, cơ sở khoa học, từ đó lựa chọn ra phương án tốt ưu nhất trong điều kiện hiện nay của Việt Nam.
“Các nhà quản lý nên “nhường” cho các nhà chuyên môn để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất, khoa học nhất”, Phó Thủ tướng nói.
Thành phần của Tổ tư vấn này, theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, ưu tiên các chuyên gia giỏi nhất trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch, giao thông, khoa học công nghệ kỹ thuật hàng không. Mỗi bộ, ngành chỉ nên có 1-2 đại diện, nhưng dưới cương vị chuyên gia, không phải lãnh đạo Bộ.
Phương án LT-07 với ý tưởng thiết kế nhà ga hành khách hình lá dừa nước.
“Tổ tư vấn này phải làm việc hết sức nghiêm túc, trách nhiệm, cố gắng phát huy tối đa ý kiến của các nhà khoa học, các nhà chuyên môn”, Phó Thủ tướng nói.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng đề nghị không quá cầu toàn, tránh việc tranh luận quá dài mà không đạt được đồng thuận.
“Trong vòng 10 ngày, tổ tư vấn này có báo cáo chi tiết về quá trình thảo luận, cũng như đề xuất phương án tối ưu nhất. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ sẽ có lựa chọn cuối cùng”, Phó Thủ tướng yêu cầu.
Hoa sen, tre, hay dừa nước
Tại cuộc họp, cả 9 phương án thiết kế kiến trúc sân bay Long Thành đều đã được báo cáo, trong đó tập trung 3 phương án vào “chung kết” dựa trên đánh giá của Hội đồng đánh giá xếp hạng do Bộ trưởng Bộ GTVT làm chủ tịch.
Phương án được điểm cao nhất (965.85/1000) do liên danh Singapore, Việt Nam, Nhật Bản thực hiện (Phương án LT-07) với ý tưởng thiết kế nhà ga có hình dạng cây dừa nước, một đặc trưng của văn hoá đồng quê, sông nước Việt Nam. Đây là phương án được đánh giá có hình thức kiến trúc hiện đại, kết hợp với việc sử dụng các mảng xanh cảnh quan nội thất trong công trình và sử dụng vật liệu hài hoà, có những điểm nhấn thể hiện được hình ảnh của nhà ga hàng không năng động và hiện đại. Tuy nhiên, kiến trúc mái nhà ga hình rẻ quạt với nhiều nếp gấp cách điệu hình ảnh là dừa nước cũng có thể làm tăng chi phí đầu tư, chi phí thi công và bảo trì công trình.
Phương án do liên danh của Hàn Quốc đề xuất (Phương án LT-03) được hội đồng đánh giá xếp hạng 2 đạt 955.46/1000 điểm, lấy ý tưởng từ hình ảnh bông hoa sen cách điệu, áp dụng trong thiết kế mái, phối cảnh từ góc nhìn mặt chính nhà ga, cảnh quan vị trí bên trên mái nhà để xe, nội thất khu vực sảnh làm thủ tục… Phương án này được đánh giá là hiện đại, màu sắc sử dụng cho các không gian hài hoà, tinh tế, bố cục hoành tráng, có điểm nhấn. Nhược điểm của phương án này là khó khăn trong tính toán hệ kèo mái, cho quá trình thi công và làm tăng giá thành. Bên cạnh đó, hình dáng cách điệu hoa sen bị tác giả “ép” vào phần mái nhà ga nên chưa được mềm mại và thể hiện rõ nét hình ảnh hoa sen trên thực tế.
Phương án xếp thứ 3 (Phương án LT-04) đạt 945,08/1000 điểm, do liên danh của Nhật Bản, Pháp đề xuất có quan điểm kiến trúc công trình chủ yếu là điểm nhấn nội thất, phần ngoại thất mái nhà ga sử dụng đơn giản, thuận tiện cho xây dựng, bảo dưỡng. Ý tưởng nội thất chính của tác giả là sử dụng vật liệu tre (hình tượng các nan tre đan xen của các vật dụng tre mà người nông dân Việt nam đang sử dụng) được thiết kế thành hệ kết cấu đan kết để áp dụng cho toàn bộ các không gian chính của nhà ga. Đây là sự độc đáo, nét khác biệt so với những công trình nhà ga hàng không trên thế giới. Hạn chế của phương án này là phần ngoại thất đơn giản, không đa dạng, đồng thời do chưa có công trình sử dụng kết cấu tre tương tự tại Việt Nam, nên cần phải được nghiên cứu kỹ về độ bền và tuổi thọ của vật liệu, nguồn cung vật liệu với khối lượng rất lớn.
Tổng hợp của Bộ GTVT cho biết, các phương án được người dân lựa chọn nhiều nhất theo thứ tự là LT- 03 (hoa sen); LT-04 (tre) và LT-07 (dừa nước).
Phương án được các Hội nghề nghiệp lựa chọn nhiều nhất là LT-03, LT-07 và LT-04.
Trên trang thông tin điện tử của Bộ GTVT, kết quả lần lượt là LT-07, LT-03 và LT-04.
Như vậy, có thể thấy khoảng cách giữa 3 phương án là không lớn, và quan điểm của Hội đồng, người dân và các hội nghề nghiệp vẫn có sự khác biệt.
Trong thực tế tại nhiều nước, phương án thiết kế kiến trúc đạt giải cao nhất vẫn có thể không được lựa chọn để xây dựng.
Theo Danviet
Đề xuất chọn thiết kế lá dừa làm kiến trúc sân bay Long Thành
Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) vừa đề xuất Bộ Giao thông vận tải kiến nghị Chính phủ chọn phương án 7 với thiết kế hình ảnh lá dừa làm kiến trúc nhà ga hành khách - Cảng Hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai). Đây là phương án được Hội đồng đánh giá xếp hạng thi tuyển chấm điểm cao nhất.
Phương án số 7 được chấm điểm cao nhất trong 9 phương án dự thi, với ý tưởng là hình ảnh lá cọ - mang đậm văn hóa vùng sông nước. ACV đã đề xuất lựa chọn thiết kế này làm kiến trúc sân bay Long Thành.
Trước đó, trong tổng số 9 phương án kiến trúc dự thi, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã thống nhất lựa chọn phương án kiến trúc số 3, 4 và 7 để trình Chính phủ quyết định. Đây là 3 phương án kiến trúc được bình chọn nhiều nhất trong thời gian lấy ý kiến của người dân và Hội Nghề nghiệp, đơn vị có chuyên môn.
Đề xuất lên Bộ GTVT, ACV cho biết phương án 7 có ưu điểm là lấy ý tưởng từ hình ảnh cây dừa nước, mang đậm chất văn hóa địa phương; hình ảnh lá cọ/dừa nước được áp dụng vào thiết kế phần mái công trình.
Theo thuyết trình của đơn vị thiết kế, bố cục không gian khu vực nhà ga đi được thể hiện ý tưởng như những con thuyền di chuyển trên sông nước đồng quê Việt Nam. Phương án thiết kế lệch tầng để phân chia các khu vực chức năng nhằm tạo không gian sinh động cho nhà ga kết hợp việc ử dụng các mảng xanh, cảnh quan nội thất trong công trình.
Đây là phương án được Hội đồng đánh giá xếp hạng thi tuyển chấm điểm cao nhất.
Phương án này cũng có hình thức kiến trúc nhà ga hiện đại, kết hợp việc sử dụng các mảng xanh cảnh quan nội thất trong công trình và sử dụng vật liệu hài hòa, cố gắng tạo các điểm nhấn (là các khu kinh doanh dịch vụ, khu phòng chờ khách tại sảnh ga đi) để thể hiện một hình ảnh nhà ga hàng không năng động và hiện đại.
ACV nhấn mạnh, phương án 7 có kết cấu đơn giản, phù hợp với điều kiện thi công, lựa chọn các kết cấu linh hoạt nhằm tiết kiệm, dễ tổ chức thi công và đẩy nhanh tiến độ. Đề xuất sử dụng vật liệu phù hợp với kết cấu và phù hợp với nhu cầu sử dụng cho các khu vực công năng trong nhà ga. Chủng loại vật liệu ngoại thất và nội thất cũng phù hợp với xu hướng sử dụng cho các nhà ga hàng không trên thế giới, đảm bảo độ bền, tính thẩm mỹ và đặc tính kỹ thuật của nhà ga hàng không.
ACV thống nhất với đánh giá của hội đồng, đề xuất Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng xem xét ưu tiên lựa chọn phương án 7 để đưa vào hồ sơ mời thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án (FS). ACV cũng cho biết sẽ chỉ đạo đơn vị tư vấn trúng thầu lập FS tổng hợp ưu điểm của các phương án dự thi để đưa vào FS.
Cảng Hàng không quốc tế Long Thành có tổng mức đầu tư là 336.630 tỷ đồng (tương đương 16,03 tỷ USD), được chia làm 3 giai đoạn. Diện tích đất của Dự án là 5.000 ha. Quy mô của Dự án, đầu tư xây dựng các hạng mục của Dự án để đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm. Đây sẽ là Cảng hàng không quốc tế quan trọng của quốc gia, hướng tới trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực.
Thiết kế kiến trúc nhà ga hành khách Cảng Long Thành thu hút 9 phương án dự thi, đây là sản phẩm của các đơn vị tư vấn thiết kế có uy tín đến từ Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Singapore... Từ ngày 28/11/2016 - 23/1/2017, ACV tổ chức lấy ý kiến cộng đồng về phương án kiến trúc trực tiếp tại 4 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM, Đồng Nai và các Hội Nghề nghiệp, đơn vị có chuyên môn.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Trình Chính phủ 3 phương án kiến trúc sân bay Long Thành Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa thống nhất lựa chọn 3 trong tổng số 9 phương án kiến trúc nhà ga - Cảng Hàng không quốc tế Long Thành để trình Chính phủ quyết định. Đây là 3 phương án kiến trúc được bình chọn nhiều nhất trong thời gian lấy ý kiến của người dân và Hội nghề nghiệp, đơn vị...