Các chuyên gia cảnh báo sốt xuất huyết trở thành mối đe dọa sức khỏe toàn cầu
Sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, gia tăng mạnh mẽ và không còn là vấn đề của riêng Đông Nam Á hay châu Á, mà đã trở thành gánh nặng toàn cầu.
Đây là cảnh báo của các chuyên gia trong Hội nghị thượng đỉnh sốt xuất huyết châu Á lần 7 (7th Asia Dengue Summit 2024) vừa tổ chức tại Malaysia. Sự kiện thu hút hơn 500 chuyên gia ở 20 quốc gia, 13 chuyên đề báo cáo nêu bật những chiến lược nhằm chinh phục mối đe dọa ngày càng tăng của sốt xuất huyết, hướng tới không còn ca tử vong.
70% gánh nặng bệnh tật sốt xuất huyết ở châu Á
Mới đây Tổ chức Thế giới (WHO) cảnh báo gánh nặng sốt xuất huyết trên toàn cầu đang bị đánh giá thấp. Từ năm 2000 đến năm 2019, số người mắc bệnh sốt xuất huyết trên thế giới tăng 10 lần, từ 500.000 lên 5,2 triệu trường hợp, lan rộng 129 quốc gia. Tính đến ngày 30/4, có hơn 7,6 triệu ca sốt xuất huyết được ghi nhận. Trong 5 năm qua, số ca bệnh gia tăng đáng kể ở Mỹ, vượt quá 7 triệu vào cuối tháng 4 – nơi mà bệnh này trước đây không phổ biến. Chính vì thế, năm 2019, WHO xếp sốt xuất huyết là một trong 10 mối đe dọa hàng đầu với sức khỏe toàn cầu.
Tại hội nghị thượng đỉnh năm nay, một lần nữa chuyên gia y tế trong khu vực nhấn mạnh về mối nguy hiểm của loại “virus đen”. Bởi 70% gánh nặng bệnh tật sốt xuất huyết ở châu Á. Sở dĩ sốt xuất huyết hoành hành ở nhiều quốc gia là do thay đổi sự phân bố và gia tăng đa dạng các trung gian truyền bệnh (muỗi vằn). Đây còn là hậu quả của hiện tượng El Nino và biến đổi khí hậu dẫn đến nhiệt độ tăng, lượng mưa và độ ẩm cao thuận lợi cho muỗi vằn phát triển. Thay đổi về kiểu huyết thanh lưu hành trong một quốc gia ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của cộng đồng cũng là nguyên nhân.
Chiến lược “zero death” giảm ca tử vong sốt xuất huyết
Dân số càng tăng và quá trình đô thị hóa nhanh chóng, nguy cơ mắc sốt xuất huyết được dự đoán còn cao hơn nữa. Điều này đòi hỏi nỗ lực kiểm soát bệnh bền vững trên toàn cầu. Trước tình trạng này, WHO đề xuất chiến lược “zero death” để quản lý sốt xuất huyết, hướng đến giảm tỷ lệ tử vong bằng 0 vào năm 2030.
Tại châu Á, hội nghị thượng đỉnh cung cấp một nền tảng để các nhà hoạch định chính sách kết nối và học hỏi chiến lược thành công của các quốc gia nhằm đáp ứng mục tiêu “zero death” của WHO. Những tiến bộ nổi bật trong kiểm soát muỗi vằn, các mô hình hóa, vaccine sốt xuất huyết… cung cấp các phương pháp tiếp cận mới để ngăn chặn dịch bệnh hiệu quả.
Toàn cảnh Hội nghị thượng đỉnh sốt xuất huyết châu Á lần 7. Ảnh: Facebook Fanpage Asia Dengue Summit
Giáo sư Datuk Dr Zulkifli Ismail, Chủ tịch Nhóm Tiếng nói & Hành động Sốt xuất huyết châu Á (ADVA), cho biết: “Tăng cường phát hiện sớm và quản lý lâm sàng là điều cần thiết để giảm tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết, hoàn thành mục tiêu chính”.
Video đang HOT
Với chủ đề “Hướng tới không có ca tử vong do sốt xuất huyết”, hội nghị thượng đỉnh năm nay chia sẻ sôi nổi các vấn đề về dịch tễ học, phát triển vaccine phòng bệnh, thuốc kháng virus mới…Giáo sư Lee-Ching Ng, Tiến sĩ Ami Syed Mohamed và Tiến sĩ Eggi Arguni chia sẻ kinh nghiệm sử dụng muỗi Aedes aegypti bị nhiễm vi khuẩn Wolbachia để kiểm soát sốt xuất huyết ở Singapore, Malaysia và Indonesia. Bộ Y tế Malaysia ra mắt cổng thông tin iDengue, cập nhật hàng tuần ca bệnh sốt xuất huyết, tử vong và các điểm nóng. Trước đó hội nghị lần 6 đã khởi xướng chương trình Young ADVA bằng cách thu hút thanh niên tham gia phòng ngừa sốt xuất huyết…
Thứ trưởng Bộ Y tế Malaysia Datuk Lukanisman Awang Sauni phát biểu tại hội nghị ngày 5/6. Ảnh: Malaysiakini
Chuyên gia của các nước đều nhấn mạnh vai trò của miễn dịch bảo vệ trong phòng ngừa và ngăn chặn loại “virus đen” nguy hiểm. Bởi tiêm chủng là một trong những phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu “zero death”. Hội nghị cũng chia sẻ thách thức về thay đổi dịch tễ học sốt xuất huyết ảnh hưởng đến phát triển vaccine.
Từ gần một thế kỷ trước, các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu vaccine phòng ngừa sốt xuất huyết. Song, virus dengue có 4 chủng là Den-1, 2, 3 và 4. Về lý thuyết, một người mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời, mỗi lần một chủng virus dengue khác nhau và lần sau có nguy cơ nặng hơn. Sự tiến hóa kháng nguyên của virus này là quá trình rất phức tạp cho phép trốn tránh phản ứng miễn dịch của vật chủ, điều chỉnh nguy cơ mắc bệnh trong tương lai và ảnh hưởng đến hiệu quả vaccine. Đây là những khó khăn để phát triển vaccine sốt xuất huyết hiệu quả.
Sau hành trình dài nghiên cứu, vaccine sốt xuất huyết đầu tiên trên thế giới được cấp phép năm 2015 tại Mexico. Hiện nay có hai vaccine ngừa sốt xuất huyết được WHO phê duyệt gồm Dengvaxia (của nhà sản xuất Sanofi) và Qdenga (của nhà sản xuất Takeda). Mới đây nhất, giữa tháng 5, lần đầu tiên Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt vaccine sốt xuất huyết Qdenga.
Trong bối cảnh thế giới thiệt hại hàng tỷ đô, WHO, nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược về tiêm chủng (SAGE) của WHO khuyến nghị các quốc gia có gánh nặng về bệnh sốt xuất huyết áp dụng thêm biện pháp vaccine.
Cùng với các biện pháp giám sát và kiểm soát muỗi vằn, vaccine an toàn và hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc giảm gánh nặng sốt xuất huyết xuống còn 0 ca tử vong vào năm 2030. Thành tựu vaccine sốt xuất huyết được các chuyên gia ví là “vũ khí mới đối phó với dịch bệnh”, giúp hàng triệu người được bảo vệ hiệu quả, mang đến kỳ vọng về tương lai không còn ca tử vong do “virus đen”.
Gia tăng số ca mắc các bệnh truyền nhiễm
Tình hình các loại dịch bệnh truyền nhiễm đang gia tăng trên cả nước. Không chỉ các bệnh truyền nhiễm chưa có vaccine phòng bệnh, mà những bệnh đã có vaccine phòng bệnh cũng ghi nhận số ca mắc cao.
Tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Ảnh: H.Dung
Đồng Nai vừa ghi nhận ca tử vong đầu tiên do sốt xuất huyết trong năm nay. Đó là một nữ sinh 15 tuổi, ngụ khu phố 6, thị trấn Vĩnh An (huyện Vĩnh Cửu).
Ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên
Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Cửu, bác sĩ chuyên khoa II Hồ Văn Hoài cho biết, qua điều tra dịch tễ về trường hợp tử vong cho thấy, ngày 5-4, bệnh nhân sốt cao, được người nhà cho uống thuốc và điều trị tại nhà. Vài ngày sau đó, người nhà đưa bệnh nhân đi khám tại Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh và được yêu cầu nhập viện theo dõi. Đến ngày 10-4, bệnh nhân bất tỉnh và được lọc máu, chăm sóc đặc biệt. Đến sáng 15-4, bệnh nhân tử vong với chẩn đoán sốc sốt xuất huyết nặng N7, tổn thương đa cơ quan, tổn thương gan nặng, xuất huyết tiêu hóa.
Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Cửu đã phối hợp với Trạm Y tế thị trấn Vĩnh An điều tra dịch tễ khu vực xung quanh nhà bệnh nhân, diệt lăng quăng, phát tờ rơi tuyên truyền cho người dân địa phương phòng bệnh sốt xuất huyết. Đồng thời, tiến hành phun hóa chất diệt muỗi theo quy định.
Trên địa bàn Đồng Nai hiện lưu hành cả 4 tuýp virus dengue gây bệnh sốt xuất huyết. Bệnh hiện chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu. Mỗi người dân có thể mắc sốt xuất huyết đến 4 lần trong đời, thường lần mắc sau sẽ nặng hơn lần mắc trước.
"Chúng tôi đề nghị Trạm Y tế thị trấn Vĩnh An và các trạm y tế khác trong huyện khi phát hiện có người dân sốt cao thì báo ngay cho Trung tâm Y tế huyện. Bên cạnh đó, phối hợp với UBND thị trấn Vĩnh An huy động người dân tại khu phố 6 thường xuyên vệ sinh môi trường sạch sẽ, khơi thông cống rãnh, dọn dẹp, lau chùi, súc rửa các vật dụng chứa nước và ngủ mùng, diệt lăng quăng để phòng bệnh sốt xuất huyết và một số bệnh khác" - bác sĩ Hoài nói.
Còn với dịch bệnh tay chân miệng, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tiến sĩ Hoàng Minh Đức cho hay, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10 ngàn ca mắc bệnh, tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng các tỉnh phía Nam chiếm đến 74,1%.
Tại Đồng Nai, trong tuần vừa qua đã ghi nhận 93 ca mắc bệnh tay chân miệng, tăng hơn 121% so với tuần trước đó và tăng 2 lần so với tuần cùng kỳ năm ngoái. Số ca mắc bệnh tăng tại 7/11 huyện, thành phố, nhiều nhất là Biên Hòa, Nhơn Trạch. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh có 510 ca mắc tay chân miệng, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Bác sĩ chuyên khoa I Phan Văn Phúc, Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cho hay đến nay bệnh tay chân miệng vẫn chưa có vaccine phòng bệnh. Bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hóa từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Do vậy, nguy cơ lây truyền bệnh khi trẻ sinh hoạt tập thể tại cơ sở giáo dục mầm non, nhà trẻ rất cao.
Tăng tỷ lệ bao phủ vaccine trong cộng đồng
Cách đây 6 năm, trên địa bàn Đồng Nai đã xảy ra đợt dịch bệnh sởi khá nguy hiểm khiến nhiều người mắc. Năm nay, tuy chưa ghi nhận ca mắc bệnh sởi nào trên phạm vi toàn tỉnh nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ. Nguyên nhân là do thời gian qua, nguồn cung vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia bị đứt quãng, khiến tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine chưa đạt yêu cầu đề ra. Mặt khác, từ đầu năm đến nay, trên cả nước đã ghi nhận 130 ca mắc bệnh sởi, tăng 1,4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo tiến sĩ Hoàng Minh Đức, sởi là bệnh có tính lây truyền cao, chỉ có thể cắt đứt được sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng khi đạt được tỷ lệ miễn dịch bảo vệ đặc hiệu rất cao (>95%) trong cộng đồng. Thực tế cho thấy, địa phương nào có tỷ lệ tiêm chủng đạt thấp sẽ có nguy cơ bùng phát dịch bệnh sởi.
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm do Bộ Y tế tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đề nghị các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tiêm chủng, tăng tỷ lệ bao phủ vaccine trong cộng đồng, triển khai tiêm chủng thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng đảm bảo an toàn, hiệu quả, đặc biệt quan tâm các bệnh đã có vaccine nhưng vẫn có tỷ lệ mắc hàng năm như: sởi, ho gà, bạch hầu.
"Quan trọng nhất là phải tuyên truyền để người dân hiểu được lợi ích của việc tiêm chủng, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Sau một thời gian gián đoạn vaccine, nay Bộ Y tế đã có đủ vaccine cấp cho các địa phương. Các địa phương cần tập trung tiêm bù, tiêm vét đầy đủ cho các đối tượng thuộc diện tiêm chủng" - Bộ trưởng Đào Hồng Lan nhấn mạnh.
Giám đốc Sở Y tế Lê Quang Trung cho biết, trong năm 2023, do nguồn cung vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng bị gián đoạn nên có đến 9/12 chỉ tiêu về tiêm chủng các loại vaccine không đạt. Dự báo trong năm 2024, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tiếp tục diễn biến phức tạp. Do đó, ngành y tế Đồng Nai đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024. Trong đó đặt ra mục tiêu khống chế, kiểm soát dịch bệnh kịp thời, không để dịch bệnh lan rộng, hạn chế tử vong, tập trung vào các dịch bệnh đang lưu hành tại địa phương và có tỷ lệ mắc cao như: tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi, dại, đậu mùa khỉ.
Đồng thời, sẽ nỗ lực để giảm tỷ lệ mắc các bệnh đã có vaccine như: sởi, bạch hầu, ho gà; giữ vững kết quả khống chế bệnh bại liệt, loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh; tăng cường tiêm chủng đầy đủ đạt>95%. Duy trì các đội đáp ứng nhanh, đội chống dịch cơ động, đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, vật tư, hóa chất để đáp ứng dịch bệnh trong tình huống khẩn cấp.
Theo lãnh đạo Sở Y tế, thực tế công tác phòng, chống dịch bệnh cho thấy, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của toàn thể người dân là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công trong thực hiện mục tiêu giảm số ca mắc và ca tử vong do dịch bệnh truyền nhiễm.
"Vì sức khỏe, tính mạng của bản thân và cộng đồng, chúng tôi kêu gọi người dân tích cực tham gia vào các hoạt động tổng dọn vệ sinh, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm để diệt muỗi, phòng bệnh sốt xuất huyết.
Phụ huynh nhớ đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. Khi nhận thấy có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, người dân cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời" - Giám đốc Sở Y tế Lê Quang Trung khuyến cáo.
Nguồn cung vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng dồi dào
Thông tin từ Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương (Bộ Y tế), từ đầu năm 2024 đến nay, viện đã cung ứng 2 đợt vaccine bao gồm 9 loại vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, đáp ứng nhu cầu của các địa phương trên toàn quốc đến hết tháng 4-2024.
Ngoài ra, đầu tháng 4 vừa qua, đơn vị cung ứng đã tiếp nhận 1 triệu liều vaccine DPT-VGB-Hib (vaccine 5 trong 1), dự kiến tuần cuối tháng sẽ có giấy xuất xưởng. Số lượng 1,8 triệu liều vaccine còn lại sẽ tiếp tục về Việt Nam trong 2 tháng tới đây, đáp ứng nhu cầu sử dụng của năm 2024, bao gồm cả số vaccine bị thiếu từ tháng 11 năm ngoái.
Trên cả nước hiện có hơn 14 ngàn điểm tiêm chủng, bao gồm các điểm tiêm tại trạm y tế và các điểm tiêm chủng ngoài trạm. Tại Đồng Nai, công tác tiêm chủng mở rộng được tổ chức vào các ngày đầu tháng tại các trạm y tế. Ngoài ra, có một số bệnh viện triển khai tiêm chủng mở rộng cho người dân. Qua đó giúp người dân dễ dàng đi tiêm chủng.
Mặt khác, người dân cũng có thể lựa chọn tiêm chủng dịch vụ (trả tiền) tại một số điểm tiêm dịch vụ của tư nhân và Nhà nước như: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Tiêm chủng VNVC...
Vào 'mùa' bệnh sốt xuất huyết Mùa mưa năm nay đã bắt đầu bằng những cơn mưa lớn với tần suất khá dày. Mưa xuống giúp thời tiết mát mẻ hơn nhưng là điều kiện thuận lợi để muỗi sinh sôi, phát triển, bệnh sốt xuất huyết (SXH) gia tăng. Bác sĩ Nguyễn Khổng Tường Minh, Phó trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai - 2, khám...