Các chương trình nghệ thuật tôn vinh phái đẹp vào dịp 8-3
Đã thành thông lệ, vào dịp 8-3 hàng năm, các chương trình nghệ thuật, ca nhạc, giải trí lại có dịp ‘bung lụa’. Với các ca khúc ngợi ca người mẹ và tình yêu, các chương trình này đều không nằm ngoài mục đích tôn vinh và ca ngợi phái đẹp.
Vào tối ngày 7-3 tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc “ Thế giới tuyệt vời”. Nhiều giọng ca đẹp như: Đăng Dương, Trọng Tấn, Việt Hoàn, Tấn Minh, nhóm Oplus, Khánh Linh và Nguyễn Ngọc Anh… sẽ góp mặt trong chương trình. Các nghệ sỹ sẽ cùng hòa giọng ca trong các tình khúc viết về mẹ và tình yêu của Ngô Thụy Miên, Phạm Minh Tuấn, Dương Thụ, Phú Quang, Đức Huy, Quốc Bảo…
NSND Thái Bảo
Đúng vào ngày 8-3, tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ sẽ diễn ra đêm nhạc “Một nửa trái tim” gồm các ca khúc tôn vinh người phụ nữ Việt Nam như Mẹ tôi, Như cánh vạc bay, Thương lắm tóc dài ơi, Đường cong, Cả một thời thương nhớ, Trong giấc mơ đêm qua, Như chưa bắt đầu…
Chương trình có sự tham gia của NSND Thái Bảo, NSƯT Lương Huy, ca sĩ Kiều Minh, Hoàng Quyên Idol và nhiều gương mặt trẻ như Thu Thủy Quán quân Sao Mai dòng nhạc nhạc 2017, Quách Mai Thy, Bùi Hoàng Yến, Mai Diệu Ly, Huyền Anh, nhóm Pha Lê, Thăng Long.
Cũng vào tối ngày 8-3, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình sẽ diễn ra liveshow quốc tế “Boney M & Joy live in concert” . Trở lại Việt Nam năm 2019, Boney M sẽ đứng chung sân khấu cùng với 3 “chàng ngự lâm” một thời đình đám của ban nhạc Joy huyền thoại, hứa hẹn sẽ làm nên một đêm nhạc bùng nổ. Sự kết hợp của Boney M và Joy chắc chắn sẽ đưa khán giả trải qua nhiều cung bậc cảm xúc đặc biệt.
Video đang HOT
Nhóm nhạc Boney M
Vào tối ngày 8-3 tại rạp Đại Nam còn diễn ra vở kịch “Nghêu, sò, ốc, hến”. Vở diễn do đạo diễn trẻ Lâm Tùng thực hiện và có sự tham gia của các danh hài nổi tiếng như: Xuân Bắc, Quốc Khánh, Mai Nguyên, Hồ Liên, Khánh Linh… Vốn là vở tuồng tích dân gian, khi chuyển qua ngôn ngữ kịch nói, tác phẩm đã được thêm thắt nhiều đoạn đối thoại, độc thoại gây cười.
Bên cạnh đó, NSƯT Lâm Tùng đã sử dụng nhiều loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống như chèo, tuồng, cải lương… để tạo ra không khí làng quê Bắc bộ. Tất cả khiến “Nghêu, Sò, Ốc, Hến” toát lên tinh thần hiện đại của một vở hài kịch châm biếm nhưng vẫn giữ được yếu tố truyền thống hấp dẫn.
Một cảnh trong vở “Nghêu, sò, ốc, hến”
Vào tối ngày 9-3 và 10-3 tại nhà hát Tuổi trẻ sẽ diễn ra hai đêm kịch Lưu Quang Vũ có chủ đề về tình yêu. Đó là tác phẩm “Tin ở hoa hồng” và “Hoa cúc xanh trên đầm lầy”. Dù ra đời đã lâu nhưng kịch bản do Lưu Quang Vũ chấp bút cách đây 30 năm vẫn mang đầy hơi thở của cuộc sống hiện đại. Và kịch bản ấy sẽ một lần nữa sống lại trên sân khấu Thủ đô qua bàn tay dàn dựng của đạo diễn Chí Trung và Sĩ Tiến.
Theo ANTĐ
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện làm Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu NSND, NSUT lần thứ 9
Thủ tướng Chính phủ vừa Quyết định thành lập Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND), Nghệ sĩ Ưu tú (NSUT) lần thứ 9.
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện làm Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu NSND, NSUT lần thứ 9. Ảnh: PV
Theo quyết định, Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện làm Chủ tịch Hội đồng.
Ông Bùi Trường Giang - TS, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương và bà Trần Thị Hà - Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương cùng làm Phó Chủ tịch Hội đồng.
Ngoài Chủ tịch và 2 Phó Chủ tịch, Hội đồng còn có 18 uỷ viên.
Hội đồng có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức xét, lựa chọn những cá nhân có đủ tiêu chuẩn, trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch Nước quyết định tặng danh hiệu NSND, NSUT lần thứ 9.
Hội đồng hoạt động theo các nguyên tắc: Các phiên họp của Hội đồng phải có ít nhất 75% tổng số thành viên của Hội đồng tham dự, trong đó có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được ủy quyền.
Các cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu phải được ít nhất 90% số phiếu đồng ý của tổng số các thành viên Hội đồng.
Căn cứ kết luận, kiến nghị của các Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước và tiêu chuẩn đối với từng danh hiệu, Hội đồng tiến hành thảo luận, bỏ phiếu kín đối với từng nghệ sĩ được đề nghị, lập danh sách các nghệ sĩ được đề nghị tặng danh hiệu NSND, NSUT theo từng lĩnh vực và thông báo công khai danh sách này trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ khi có kết quả xét tặng danh hiệu của hội đồng theo quy định của pháp luật.
Sau khi tổng hợp kết quả xét tặng danh hiệu NSND, NSUT và tham khảo, tiếp thu ý kiến trên các phương tiện thông tin đại chúng (nếu có), Hội đồng gửi hồ sơ đến Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét, trình Chủ tịch nước.
Cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu NSUT không tham gia hội đồng.
Thành viên của Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; Quy chế làm việc của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng quyết định; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan thường trực của Hội đồng.
Hội đồng có Tổ Thư ký giúp việc do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập.
THÀNH TRUNG
Theo LĐO
Chưa kịp phong danh hiệu, nghệ sĩ đã ra đi: Vướng từ việc dày đặc "cửa ải"(!?) Không chỉ riêng nghệ sĩ Bùi Cường, nhiều nghệ sĩ khác như: Cố nghệ sĩ Văn Hiệp, cố nghệ sĩ Phương Thanh... và không ít những nghệ sĩ đã mãi mãi ra đi khi danh hiệu NSƯT, NSND vẫn đang trong quá trình xét duyệt hoặc truy tặng khi họ đã quá cố. Phong tặng danh hiệu còn ý nghĩa gì? Danh hiệu...