Các chính sách của ông Trump tác động thế nào tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu?
Những chính sách tăng thuế nhập khẩu, trục xuất lao động nhập cư bất hợp pháp, cắt giảm thuế của ông Trump có thể tạo ra tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu.
Cảng hàng hóa tại Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Tờ Wall Street Journal có bài viết với tiêu đề: “Tăng trưởng của phần còn lại của thế giới phụ thuộc vào ông Trump”. Đây không chỉ là nhận định mang tính khái quát, mà với Singapore, nền kinh tế siêu cởi mở và phụ thuộc nhiều vào Mỹ, lại càng sát thực tế hơn.
Singapore: Điểm trung gian trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Singapore sở hữu thặng dư tài khoản vãng lai lớn, phụ thuộc mạnh mẽ vào Mỹ, từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến vai trò thị trường xuất khẩu chính. Quốc đảo này còn là trung tâm chiến lược trong chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu, đặc biệt với hàng hóa liên quan đến Trung Quốc, đồng thời là nơi đặt trụ sở khu vực của nhiều công ty công nghệ Mỹ.
Tuy nhiên, những đặc điểm này lại mâu thuẫn với chính sách kinh tế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump từng theo đuổi. Ông Trump thường chỉ trích toàn cầu hóa, xem đây là nguyên nhân gây ra thâm hụt thương mại của Mỹ và cáo buộc các quốc gia “đánh cắp” công nghệ, thị phần Mỹ thông qua các biện pháp thương mại không công bằng.
Trump 2.0: Ổn định hơn nhưng quyết đoán hơn?
Nếu nhiệm kỳ đầu tiên của Trump đầy rẫy sự bất ổn và những chính sách thất thường, nhiệm kỳ tiếp theo có thể sẽ khác. Giờ đây, ông kiểm soát gần như toàn diện Đảng Cộng hòa, Quốc hội và các cơ quan tư pháp. Nội các mới dự kiến bao gồm những người trung thành, chia sẻ chung hệ tư tưởng thay vì các chuyên gia giàu kinh nghiệm thường xuyên bất đồng với ông trước đây.
Quan trọng hơn, không còn áp lực tái tranh cử, ông Trump có thể tự do thực thi các cam kết của mình. Những chính sách như tăng thuế nhập khẩu, trục xuất lao động nhập cư bất hợp pháp, cắt giảm thuế và bãi bỏ các quy định có thể tạo ra tác động lớn đến nền kinh tế Mỹ cũng như toàn cầu.
Video đang HOT
Mỹ: Đầu tàu tăng trưởng nhưng dễ tổn thương
Mỹ hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới, chiếm 25% GDP toàn cầu. Dù nhiều năm qua, tăng trưởng của Mỹ vượt trội hơn châu Âu và Nhật Bản, đồng thời duy trì vị thế nguồn cầu chính cho thương mại quốc tế, nền kinh tế này vẫn đối mặt với nhiều bất ổn.
Chính sách thuế quan cao của ông Trump có thể thúc đẩy đầu tư vào ngành sản xuất trong nước, nhưng đồng thời làm tăng chi phí sản xuất, giảm sức mua tiêu dùng và kích hoạt các biện pháp trả đũa từ các đối tác thương mại. Những chính sách này, cùng với lạm phát và khả năng tăng lãi suất của Cục dự trữ liên bang (Fed), có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng.
Thế giới: Lợi bất cập hại
Sự phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế Mỹ khiến các quốc gia khác phải chịu tác động lan tỏa từ chính sách của ông Trump. Đồng USD Mỹ mạnh lên có thể giúp hàng xuất khẩu của các quốc gia này cạnh tranh hơn tại thị trường Mỹ, nhưng lại khiến gánh nặng nợ nước ngoài trở nên nặng nề hơn, đặc biệt với các nền kinh tế đang phát triển.
Nếu Mỹ áp đặt thuế quan cao hoặc tăng trưởng chậm lại, các nước sẽ mất đi thị trường xuất khẩu lớn nhất. Dòng vốn FDI cũng có thể bị hút về Mỹ, gây suy giảm đầu tư tại các quốc gia khác. Đối với Trung Quốc, mục tiêu cắt giảm xuất khẩu dư thừa có thể tạo ra cuộc chiến giá cả toàn cầu, dẫn đến sự bất ổn trong thương mại quốc tế.
Người dân tại một khu phố ở Singapore. Ảnh: goinghomebroke
Singapore: Phụ thuộc và đối mặt thách thức
Singapore, với mô hình phát triển dựa trên FDI và xuất khẩu, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách kinh tế của ông Trump. Nền kinh tế này đối diện nguy cơ từ những chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ và áp lực gia tăng từ chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn.
Các khoản đầu tư của doanh nghiệp Mỹ vào Singapore có thể bị giảm bớt nếu ông Trump thực hiện cam kết “chuyển” hoạt động sản xuất về nước. Ngược lại, nếu chính quyền ông Trump kéo dài các chính sách thuế quan cao với Trung Quốc, Singapore có thể tận dụng vai trò trung gian trong chuỗi cung ứng để thu hút thêm đầu tư.
Triển vọng dài hạn
Trong khi nhiệm kỳ Trump 2.0 có thể mang lại tăng trưởng ngắn hạn cho Mỹ, những biến động lớn trong chính sách và hệ quả của nó đối với các tổ chức đa phương như Tổ chức thương mại thế giới ( WTO), Quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF), có nguy cơ làm suy yếu trật tự kinh tế toàn cầu. Với Singapore, việc cân bằng giữa hai siêu cường Mỹ-Trung và duy trì vai trò trong thương mại toàn cầu sẽ là thách thức không nhỏ.
Tương lai nền kinh tế thế giới, như tiêu đề của Wall Street Journal khẳng định, thực sự phụ thuộc phần lớn vào ông Trump, người sắp nắm quyền định đoạt vận mệnh tăng trưởng toàn cầu.
Nghị sĩ Mỹ đề xuất chấm dứt quan hệ thương mại bình thường với Trung Quốc
Ủy ban đặc biệt về quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc ngày 14/11 đề xuất hủy bỏ Quy chế Quan hệ Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) đối với Trung Quốc.
Cảng hàng hóa Long Beach, bang California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 14/11, lãnh đạo đảng Cộng hòa (Mỹ) chịu trách nhiệm về chính sách cạnh tranh với Trung Quốc đã trình dự luật nhằm chấm dứt quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn với Bắc Kinh.
Hạ nghị sĩ John Moolenaar (bang Michigan), Chủ tịch Ủy ban đặc biệt về quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, đã đề xuất hủy bỏ Quy chế Quan hệ Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) đối với Trung Quốc, một chính sách đã được duy trì trong hơn hai thập kỷ.
Các nghị sĩ của cả hai đảng ở Quốc hội Mỹ ngày càng lên án mạnh mẽ các chính sách thương mại của Trung Quốc, trong khi Tổng thống Joe Biden vẫn giữ nguyên mức thuế đánh vào hàng hóa Trung Quốc từ thời chính quyền của người tiền nhiệm.
Gần đây, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đề xuất áp mức thuế 60% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và dự luật của ông Moolenaar sẽ là bước tiến để tăng cường khả năng kiểm soát của Washington đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Ông Moolenaar cho biết, vào năm ngoái, Ủy ban đặc biệt về quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, với sự đồng thuận từ hai đảng, đã nhất trí rằng Mỹ cần phải điều chỉnh lại mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Dựa trên các mức thuế từ thời chính quyền Trump và Biden, Đạo luật khôi phục công bằng thương mại sẽ tước bỏ quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn của Trung Quốc với Mỹ, bảo vệ an ninh quốc gia, hỗ trợ chuỗi cung ứng và đưa việc làm sản xuất trở lại cho Mỹ và các đồng minh.
Ông cũng khẳng định chính sách này giúp tạo ra sân chơi công bằng và giúp người dân Mỹ thắng thế trong cuộc cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc.
Một dự luật tương tự đã được đưa ra tại Thượng viện bởi các Thượng nghị sĩ Josh Hawley (đảng Cộng hòa, bang Missouri) và ông Marco Rubio (đảng Cộng hòa, bang Florida), người vừa được thông báo sẽ là ứng viên cho chức vụ ngoại trưởng trong chính quyền của ông Trump sắp tới.
Dự luật sẽ hủy bỏ PNTR với Trung Quốc và không cho phép thực hiện bỏ phiếu hàng năm tại Quốc hội để tái xác nhận, một quy trình từng được áp dụng trước khi PNTR được thông qua vào năm 2000.
Dự luật của ông Moolenaar sẽ đưa thuế quan vào luật, đồng thời tạo ra một cột thuế quan mới dành riêng cho Trung Quốc, với lộ trình tăng thuế cho các hàng hóa không chiến lược và hàng hóa chiến lược nhập khẩu từ Trung Quốc.
Ngoài ra, một số điều khoản khác trong dự luật sẽ cung cấp khoản thu từ thuế quan cho nông dân và nhà sản xuất Mỹ bị ảnh hưởng nếu Trung Quốc đáp trả.
Mặc dù không có khả năng dự luật sẽ được thông qua trong phiên họp hiện tại của Quốc hội, nhưng đây sẽ là công cụ tạo sức ép cho chính quyền của ông Trump sắp tới trong các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc. Có nhiều khả năng dự luật sẽ được thông qua thuận lợi trong Quốc hội do đảng Cộng hòa kiểm soát vào năm tới.
PNTR, được thông qua vào năm 2000, đã mở cửa thị trường Mỹ cho hàng hóa Trung Quốc, giúp Trung Quốc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Thời gian gần đây, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang, khi các mức thuế ngày càng cao và những quy định ngày càng khắt khe hơn nhằm hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong các lĩnh vực công nghệ và an ninh quốc gia.
Fed không vội hạ lãi suất khi nền kinh tế mạnh Trong phát biểu ngày 14/11, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell nói rằng tăng trưởng kinh tế được duy trì, thị trường việc làm vững chắc và lạm phát vẫn ở trên mức mục tiêu 2% có nghĩa Fed không cần vội vàng trong việc hạ lãi suất. Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ Jerome Powell....