Các chính đảng ở Hàn Quốc đạt thỏa thuận phân chia quyền lực
Theo phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, ngày 22/7, hai chính đảng lớn ở nước này là đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền và đảng Dân chủ (DP) đối lập chính đã đạt được thỏa thuận về phân chia ghế chủ tịch các ủy ban trong Quốc hội, mở đường cho cơ quan lập pháp cao nhất nước đi vào hoạt động sau 53 ngày ngừng trệ.
Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Hàn Quốc. Ảnh tư liệu: YONHAP/TTXVN
Phát biểu với báo giới tại trụ sở Quốc hội, quyền Chủ tịch đảng PPP Kweon Seong-dong cho biết thỏa thuận đạt được sau cuộc họp giữa ông với đại diện đảng DP Park Hong-keun, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Kim Jin-pyo. Mặc dù không phải tất cả các chi tiết của thỏa thuận đều thỏa đáng cho cả hai bên nhưng các bên đã nhất trí nhanh chóng thành lập các ủy ban trong Quốc hội để tập trung giải quyết những vấn đề sinh kế.
Cũng theo ông Kweon, thỏa thuận đã được Quốc hội Hàn Quốc thông qua trong phiên họp toàn thể được triệu tập ngay sau đó.
Theo thỏa thuận, đảng PPP cầm quyền sẽ nắm 7 ủy ban trong Quốc hội, trong đó có ủy ban tư pháp, tình báo và hành chính công, trong khi đảng DP đối lập nắm 11 ủy ban, trong đó có ủy ban khoa học và chính sách quốc gia. Tuy nhiên, vị trí Chủ tịch Ủy ban khoa học và chính sách quốc gia sẽ được hai đảng luân phiên nắm giữ hàng năm. Ngoài ra, hai bên cũng nhất trí trao quyền Chủ tịch Ủy ban đặc biệt về cải cách tư pháp cho đảng DP và thành viên của ủy ban này sẽ gồm 12 người, chia đều cho mỗi bên. Bên cạnh đó, hai đảng cũng sẽ chia nhau nắm quyền chủ tịch một trong 2 ủy ban đặc biệt về cải cách chính sách chính trị và hệ thống lương hưu.
Video đang HOT
Trước đó, những bế tắc trong đàm phán phân chia quyền lực các ủy ban đã khiến Quốc hội Hàn Quốc phải ngừng hoạt động gần 2 tháng và không thể thực hiện được các phiên điều trần về luật pháp cũng như xác nhận tư cách thành viên Nội các. Vì thế, có một số quan chức cấp bộ trưởng được bổ nhiệm mà không thông qua điều trần.
Theo kế hoạch, trong tuần tới, Quốc hội Hàn Quốc sẽ tiến hành phiên điều trần về các vấn đề an ninh quốc gia, kinh tế, nhân sự.
Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc muốn cắt bớt quyền lực của tổng thống
Người đứng đầu Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin Pyo đề xuất sửa đổi Hiến pháp một lần nữa nhằm giảm bớt quyền lực tập trung quá nhiều vào tổng thống và thúc đẩy đoàn kết dân tộc.
Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin Pyo - Ảnh chụp màn hình báo Korea Times
Lời kêu gọi được đưa ra trong bài diễn văn kỷ niệm 74 năm Ngày Hiến pháp trước Quốc hội Hàn Quốc ngày 17-7.
Theo Chủ tịch Quốc hội Kim Jin Pyo, vấn đề sửa đổi Hiến pháp vốn được tranh luận trong xã hội từ lâu và nhân Ngày Hiến pháp năm 2022, ông muốn nêu lại vấn đề này một lần nữa. Động thái diễn ra chỉ khoảng 2 tháng sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol của Đảng Quyền lực nhân dân nhậm chức.
"Vì có sự đồng thuận rộng rãi của công chúng, đã đến lúc chúng ta phải hành động", nhà lập pháp thuộc Đảng Dân chủ Hàn Quốc nêu lập luận.
Hiện Đảng Dân chủ Hàn Quốc là đảng có nhiều ghế nhất trong Quốc hội Hàn Quốc, nhưng ứng viên tổng thống của đảng này đã thua trước ông Yoon trong cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng 3 rồi.
Trong bài phát biểu, ông Kim cho rằng cần điều chỉnh Hiến pháp để đáp ứng kỳ vọng cao của người dân và ứng phó với những thách thức mới nổi như tỉ lệ sinh thấp, dân số già hóa, bất bình đẳng và vượt qua sự chia rẽ chính trị.
Quan trọng hơn hết, theo ông Kim, Hàn Quốc cần thúc đẩy việc phân tán quyền lực và hợp tác để cùng điều hành đất nước.
"Cần nên tạo ra một đất nước mà sức mạnh hợp tác của các bên đủ lớn để vận hành quốc gia, không phụ thuộc vào sự lãnh đạo của một cá nhân nào đó", ông kêu gọi.
Dự kiến Quốc hội Hàn Quốc sẽ thành lập một cơ quan tham vấn gồm các chuyên gia để xem xét thời gian, kế hoạch và phạm vi sửa đổi Hiến pháp.
Tại Hàn Quốc, tổng thống hoặc quốc hội có thể đề xuất sửa đổi Hiến pháp, song việc này phải được 2/3 số nghị sĩ nhất trí và được đa số cử tri ủng hộ trong cuộc trưng cầu ý dân toàn quốc, với tỉ lệ đi bỏ phiếu phải vượt quá 50% số cử tri đủ điều kiện.
Lần gần đây nhất Hiến pháp Hàn Quốc được sửa đổi là vào năm 1987 sau Phong trào dân chủ tháng sáu. Bản Hiến pháp này đã giới hạn nhiệm kỳ tổng thống là 5 năm và mỗi người chỉ được đảm nhận một nhiệm kỳ duy nhất.
Kể từ đó, đã có nhiều nỗ lực sửa đổi để hạn chế quyền lực của tổng thống hơn nữa và tạo sự cân bằng quyền lực giữa các nhánh trong nhà nước, song đều thất bại, theo Hãng thông tấn Yonhap.
Hàn Quốc, Mỹ nhất trí sớm tiến hành Đối thoại kinh tế cấp cao Ngày 1/6, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thông báo nước này và Mỹ đã nhất trí nhanh chóng tổ chức cuộc đối thoại kinh tế cấp thứ trưởng để xem xét việc thực hiện thỏa thuận đạt được tại hội nghị thượng đỉnh mới đây giữa các nhà lãnh đạo hai nước. Tổng thống đắc cử Hàn Quốc Yoon Suk-yeol (trái) trong cuộc...