Các chiêu trò lừa đảo gán mác ‘bùa hộ mệnh’chống Covid-19
Giữa những diễn biến phức tạp và khó lường của đợt dịch virus corona, hàng loạt các chiêu trò lừa đảo mang tên ‘bùa hộ mệnh’ giúp chống lại virus xuất hiện. Những thông tin gây ra tâm lý hoang mang và sự hiểu lầm cho rất nhiều người tiêu dùng.
Mới đây nhất là thông tin quảng cáo về thẻ chống virus Covid-19. Theo đó, những chiếc thẻ này có khả năng kháng khuẩn, làm sạch không khí và khử mùi hiệu quả
Ngoài ra, để tạo lòng tin đối với khách hàng, những người bán hàng còn cam kết về thành phần, công thức an toàn với mọi đối tượng người dùng, bởi chiếc thẻ đã được kiểm chứng tại các nước lớn như: Nhật, Nga, …
Giá một chiếc thẻ chống virus corona dao động từ 126.000 – 370.000 đồng, đỉnh điểm là 450.000 đồng/chiếc và sản phẩm chủ yếu được bán online
Với những lời quảng cáo “có cánh”, rất nhiều người tiêu dùng đã săn lùng, tìm mua sản phẩm khiến chiếc thẻ luôn trong tình trạng hết hàng và khách hàng muốn sở hữu thì phải đặt trước
Tuy nhiên, theo chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội trên báo Kinh tế & Đô thị: Đến nay, chưa có quốc gia nào công nhận loại thẻ chống virus có khả năng chống virus gây bệnh xâm nhập. Đây chỉ là những lời quảng cáo đánh vào tâm lý người tiêu dùng nhằm bán hàng, trục lợi
Thực tế tại nước Nhật, loại thẻ này được bày bán công khai tại các siêu thị. Song, lượng mua của loại thẻ này rất thấp bởi đây là loại thẻ mà người dân dùng để phòng cúm thường từ năm ngoái và không được sử dụng trong đợt dịch Covid-19 này
Không chỉ có thẻ chống virus corona, những thông tin quảng cáo về các loại thực phẩm chức năng cũng xuất hiện nhiều trên các trang mạng xã hội gây ra sự hiểu lầm cho người tiêu dùng
Những sản phẩm được quảng cáo với công dụng thần kỳ, hỗ trợ tăng sức đề kháng, chống lại các loại virus, trong đó có virus corona
Song, theo thông tin từ Cục An toàn thực phẩm, các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe chỉ có công dụng hỗ trợ sức khỏe không có tác dụng điều trị bệnh, không có tác dụng diệt virus, …
Cũng theo đó, những thông tin sai lệch về thực phẩm chức năng sẽ bị xử phạt hành chính từ 20 – 30 triệu đồng và phải khắc phục hậu quả
Tiếp đó, những thông tin về việc uống điện giải giúp tăng cường miễn dịch, phòng tránh virus corona cũng gây hiểu lầm đối với người tiêu dùng
Không chỉ thu hút về công dụng mà giá cả cũng rất phải chăng, đối với cả dạng gói và chai nước điện giải đóng sẵn
Theo chia sẻ của PGS.TS Trần Đắc Nhu – Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế trên báo Dân sinh: Điện giải không phải là thực phẩm giúp ngăn chặn Covid-19, việc dùng tùy tiện sản phẩm sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, khuyến cáo người dân không được tự ý mua về sử dụng với mong muốn không bị nhiễm Covid-19
Thay vào đó, người dân nên thực hiện theo đúng các biện pháp phòng tránh lây nhiễm virus corona được đưa ra bởi Tổ chức Y tế Thế giới và Bộ Y tế
Đó là đeo khẩu trang đúng cách, sử dụng đúng thời điểm, đúng hoàn cảnh, nhất là tại những nơi tập trung đông người
Kết hợp rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn, sử dụng các loại thực phẩm phù hợp để bảo đảm sức đề kháng…
Nguyễn Minh (Tổng hợp)
Theo An ninh Thủ đô
Cô gái giả trai đi phượt khắp đất nước để lừa đảo các thiếu nữ mới lớn
Cô gái 21 tuổi đóng giả là cậu thanh niên 16 tuổi, đi du lịch khắp đất nước để gặp gỡ và lừa đảo hàng chục thiếu nữ mới lớn.
Cô gái giả trai đi phượt khắp đất nước để lừa đảo các thiếu nữ mới lớn
Một phụ nữ 21 tuổi đã đóng giả thành cậu bé 16 tuổi để tấn công tình dục 50 thiếu nữ trẻ ở độ tuổi 13. Vụ việc hiện đang gây chấn động tại Anh.
Gemma Watts đến từ Enfield, phía bắc London, Vương quốc Anh, đã du lịch khắp đất nước bằng tàu hỏa để gặp gỡ những cô bé nhẹ dạ sau khi tán tỉnh họ trên mạng xã hội.
Cô gái 21 tuổi giả trai để lừa đảo những thiếu nữ nhẹ dạ
Lấy tên gọi là Jake Waton, Gemma giả trai như thật với ngoại hình nam tính, tóc dài búi cao, đội mũ che đậy và ăn mặc đồ thể thao phong cách.
Đầu tiên, Gemma gửi các tin nhắn tán tỉnh hàng chục thiếu nữ. Sau khi thuyết phục được nạn nhân gặp mặt, Gemma đi xe lửa tới nhà họ ở nhiều nơi trên khắp nước Anh. Và những cô gái trẻ ở độ tuổi khoảng 13 tin rằng đang có mối quan hệ yêu đương với chàng thanh niên 16 tuổi.
Theo các nạn nhân, Gemma diễn giỏi tới mức ngay cả một số phụ huynh cũng tin rằng con gái họ đang quen biết với một chàng trai tên Jake. Ngay cả cảnh sát đôi lúc cũng cho rằng cô gái này là nam giới.
Gemma tại phiên tòa xét xử mới đây
Dù biết rõ đang bị cảnh sát theo dõi kể từ tháng 4/2018, nhưng cô gái 21 tuổi này vẫn tiếp tục dụ dỗ nhiều thiếu nữ với tư cách là chàng thanh niên Jake.
Nhiều nạn nhân không biết mình bị lừa cho tới khi được cảnh sát liên lạc. "Một số tỏ ra rất sốc vì cho biết đây là mối tình đầu của họ", thám tử Constable Phillipa Kenwright, thuộc sở cảnh sát Metropolitan, cho biết.
Hiện phía cơ quan điều tra xác nhận có 7 nạn nhân, tuy nhiên, số nạn nhân trên khắp nước Anh có thể lên tới 50 người. Theo kết quả từ phiên tòa mới đây, Gemma lĩnh án 8 năm tù với tội danh cáo buộc tấn công tình dục và lừa đảo.
Theo Dân Trí - nguồn: DM
Đừng bao giờ tin vào hình đồ ăn trên mạng nếu không muốn nhận những cái kết "vỡ toang" thế này, nhìn vào chỉ biết... nghẹn! (Phần 1) Loạt ảnh đồ ăn trên mạng - thực tế dưới đây có thể khiến bất cứ vị đầu bếp lừng danh nào cũng phải "khóc thét"! Thời buổi bây giờ, đặt niềm tin vào hình trên mạng là một trong những điều... ngu ngốc và ngớ ngẩn nhất. Không chỉ là những bức ảnh sống ảo của các hot face hay địa điểm...