Các chiêu thu phí đỗ xe lòng đường để bỏ túi riêng
Các nhân viên giám sát việc thu phí lòng đường vờ đặt chỗ giúp tài xế để lấy tiền bỏ túi.
Trong những ngày thu thập tư liệu, chúng tôi ghi nhận một số thanh niên xung phong (TNXP) ở các điểm đỗ xe thu phí qua app có đủ chiêu trò để lấy tiền bỏ túi riêng.
Người phụ nữ mặc áo TNXP lấy 50.000 đồng ở bãi đỗ xe khu vực Công viên Lê Văn Tám, quận 1. Ảnh: TÂN – YÊN
Qua mặt hệ thống
Tại bãi đỗ xe ở Công viên Lê Văn Tám chiều 21-7, một TNXP tên H. tiếp cận xe của chúng tôi, nhắc đặt chỗ qua app. Tuy nhiên, chỉ vài giây sau, người này liền nói: “Bây giờ lấy hai chục thôi, đâu có nhiêu đâu”.
Người này cho biết ở bãi đỗ này, các TNXP phụ trách quản lý sẽ chia theo ca từ 6 giờ đến 14 giờ và từ 14 giờ đến 22 giờ. “Biết là cái app này không tiện nhưng ở trên người ta đưa ra quy định nên phải làm, tôi cũng chỉ làm mướn. Thay vì lúc nãy tôi đặt cho anh thì đúng ra anh phải tự đặt”.
Trên đường Lê Lai (đối diện khách sạn New World), ngày 21-7 có hàng chục ô tô đậu gần kín bãi. Thấy chúng tôi dừng xe, một nam TNXP gõ cửa, hỏi đã có ứng dụng My Parking để đậu xe chưa. Chúng tôi trả lời chưa thì người này hỏi thêm “Đi bao lâu?”. Sau đó, người này thu 25.000 đồng, bảo là “tiền cà phê”.
Thu xong, người này đến ghế công viên ngồi mà không hề nhắc gì đến chuyện thu phí qua My Parking.
Video đang HOT
Còn ở đường Huyền Trân Công Chúa, chiều 21-7, chúng tôi quay trở lại bãi đỗ và người mặc áo TNXP tên Đ. tiếp tục thu của chúng tôi 25.000 đồng.
Trong cùng ngày, chúng tôi cũng ghi nhận khá nhiều lần ông Đ. thu tiền “tươi” của các tài xế đỗ xe tại bãi này. Tuy nhiên, khi chúng tôi đặt câu hỏi về việc các thông báo không cho nhân viên thu tiền “tươi”, người này nói: “Bị bắt đó, có kiểm tra mà. Của Nhà nước, đâu phải muốn làm cái gì thì làm đâu. Họ đi qua đi lại, thấy không có thì sẽ hỏi mình”.
Người này đặt giúp phí đỗ xe nhưng đến phần thanh toán thì không thực hiện nhưng vẫn lấy tiền. Ảnh: TÂN – YÊN
Ở đường Huyền Trân Công Chúa, người này cũng thu tiền “tươi”. Ảnh: TÂN – YÊN
Mánh khóe “trộm” tiền ngân sách
Vẫn trên đường Huyền Trân Công Chúa, ông Đ. làm các thao tác “đăng ký giúp” để thu tiền “tươi” của chúng tôi. Ông làm thao tác như đăng ký điểm đỗ xe trên điện thoại và đưa cho chúng tôi xem. Trên màn hình, các thông tin như biển số xe, giờ đỗ xe, số tiền hiển thị đầy đủ nhưng đến bước “xác nhận thanh toán” ông không bấm mà chuyển bấm nút “trở về” rồi lấy của chúng tôi 25.000 đồng.
Cũng trên đường này, ngày 7-9, một phụ nữ mặc trang phục TNXP, đeo khẩu trang kín mặt, tay cầm máy in hóa đơn tiếp cận hỏi thời gian đậu và địa điểm cần đến. Khi chúng tôi cho hay sẽ đỗ xe để vào CLB thể dục thể thao Tao Đàn, người này cũng làm thao tác như đăng ký giúp chỗ đỗ xe nhưng đến phần “xác nhận thanh toán” thì bấm thoát khỏi app. Sau đó, người này thu của chúng tôi 50.000 đồng rồi rời đi
Ngoài chuyện thu tiền qua chiêu giả vờ đăng ký hộ, nhiều tuyến đường khác các TNXP đến thu tiền mặt với hình thức “thu hộ”, dù hành vi này bị cấm.
Còn trên đường Lê Lai, chúng tôi ghi nhận có người ngồi trong quán nước đứng ra đặt chỗ đỗ xe giùm cho các ô tô và thu 30.000 đồng cho 1 giờ đỗ xe.
Từ hôm nay, không đeo khẩu trang nơi công cộng bị phạt đến 3 triệu đồng
Từ hôm nay (15/11), Hà Nội và TP HCM bắt đầu phạt 1-3 triệu đồng nếu không đeo khẩu trang nơi công cộng.
Bệnh viện, bến bãi đỗ xe, phương tiện công cộng, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ là 5 điểm người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang. Ảnh: VOV.
Trước đây, hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp bị áp dụng mức xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100-300 nghìn đồng (theo Khoản 1, Điều 11, Nghị định 176 ngày 14/11/2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế).
Tuy nhiên, từ hôm nay 15/11, thời điểm Nghị định 117 chính thức có hiệu lực, hành vi trên sẽ bị phạt tiền với mức phạt tăng gấp 10 lần.
Cụ thể, tại Điểm a, Khoản 1, Điều 12, Nghị định 117 quy định, phạt tiền từ 1-3 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
Quy định mới cũng tăng mức xử phạt đối với hành vi không thông báo cho UBND và cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn về các trường hợp mắc bệnh dịch theo quy định của pháp luật từ cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1-3 triệu đồng (mức phạt theo quy định cũ là 100-300 ngàn đồng).
Đáng chú ý, mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với các hành vi vi phạm nêu trên thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Ngoài ra, Nghị định 117 cũng quy định những hành vi vi phạm việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng tăng mức phạt tiền lên nhiều lần.
Cụ thể như, phạt từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
Mức phạt trên cũng được áp dụng đối với hành vi không thực hiện hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng, cơ sở dịch vụ ăn uống có nguy cơ lây lan bệnh tại vùng có dịch...
Bên cạnh đó, Nghị định 117 còn quy định, xử phạt từ 30-40 triệu đồng đối với một trong các hành vi: không thực hiện yêu cầu kiểm tra và xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng có dịch trong tình trạng khẩn cấp về dịch; không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch; đưa người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch.
Trước đó, Bộ Y tế đã hoàn tất và ký ban hành dự thảo hướng dẫn đeo khẩu trang bắt buộc tại nơi công cộng. Theo dự thảo, các địa điểm công cộng sẽ bắt buộc đeo khẩu trang là: nhà ga, bến tàu xe, siêu thị... Người có mặt tại các địa điểm công cộng này sẽ thuộc nhóm bắt buộc đeo khẩu trang.
Sau khi hướng dẫn hoàn tất, Bộ Y tế đã gửi hướng dẫn cho các tỉnh thành để địa phương tùy tình hình cụ thể và quyết định thời gian, địa điểm công cộng bắt buộc đeo khẩu trang.
Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội đã quy định, tại 5 điểm: Bệnh viện, bến bãi đỗ xe, phương tiện công cộng, trung tâm thương mại, siêu thị và chợ người dân Thủ đô bắt buộc phải đeo khẩu trang.
Tuy nhiên, theo Sở Y tế Hà Nội, qua kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các quận, huyện cho thấy nhiều người dân vẫn chủ quan với dịch bệnh, đặc biệt là không thực hiện đeo khẩu trang tại nơi công cộng như ở các khu chung cư, chợ, siêu thị.
Bến xe, bãi đỗ xe phải có trạm sạc điện? Bến xe, bãi đỗ xe phải có trạm sạc điện là một quy định trong dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) vừa được Bộ GTVT trình Quốc hội cho ý kiến. Ảnh minh họa Theo Bộ GTVT, dự thảo Luật lần này có nhiều điểm khác biệt. Một trong số đó là khoản 2 Điều 45 quy định bến xe,...