Các chiến binh nổi dậy ở Libya được gì?
Hiện còn quá sớm để nói kiểu chính phủ nào đang hình thành ở Libya vì vẫn chưa hề có quyết định bổ nhiệm nội các. Libya sẽ cần đến các lãnh đạo tài năng, trong đó có những người được đào tạo bài bản ở Mỹ.
Làm gì với các “cựu chiến binh” là bài toán khó của chính phủ mới ở Libya.
Trong bài phát biểu hôm 24/10, Chủ tịch Hội đồng Chuyển tiếp dân tộc Libya kêu gọi lòng khoan dung và khẳng định luật mới của Libya sẽ dựa trên luật Hồi giáo Sharia. Sau đó, vị chủ tịch này nói thêm rằng Libya sẽ là một nước Hồi giáo ôn hòa.
Hiện các nhà lãnh đạo mới của Libya đang nóng lòng muốn gạt bỏ những năm tháng của Gaddafi lại đằng sau, và giờ đây, một trong những vấn đề lớn nhất họ đối mặt là phải làm gì với tất cả các “cựu chiến binh” đã tham gia lật đổ chế độ cũ.
Video đang HOT
Thứ trưởng Nội vụ Libya đã có một thông điệp thẳng thắn dành cho các chiến binh sắp “giải nghệ”: Chiến tranh đã qua rồi. Đã đến lúc giao nộp vũ khí và tiến lên.
Để giúp đỡ họ, chính phủ mới cam kết sẽ cung cấp việc làm, nhà cửa và thậm chí miễn phí học đại học.
Rất nhiều người tình nguyện chiến đấu chống Gaddafi là dân thường chưa biết dùng súng trước khi chiến sự nổ ra.
Đề nghị nói trên có vẻ được hoan nghênh nhiệt liệt, nhưng ở ngoại ô Tripoli, “cựu” chiến binh Khaled nói rằng anh muốn một thứ khác: một bác sĩ tâm lý để “giúp tôi sống tiếp với những hành động tàn bạo mà tôi đã chứng kiến”.
Khaled từng được đào tạo làm kỹ sư dầu lửa. Anh và hàng nghìn thanh niên trẻ đã tham gia các lực lượng chống Gaddafi cách đây 6 tháng, hoàn toàn không được chuẩn bị trước, và nhận thấy mình đang thực hiện một cuộc chiến khốc liệt vì tương lai nước nhà. Khaled thậm chí không biết cách sử dụng súng trước khi chiến sự bắt đầu.
Mạo hiểm mạng sống của mình vì một Libya tự do, Khaled nói anh sẽ không trao nộp vũ khí cho đến khi tin rằng chính phủ mới là một chính phủ dân chủ và ổn định.
Nếu và khi nào thời điểm đó đến, anh có thể trao không chỉ vũ khí. Nhiều đồng đội của anh – những người tự xưng là lính đặc nhiệm – không muốn trở lại với cuộc sống thường dân.
Trong số những người mới tình nguyện tham gia cuộc chiến chống Gaddafi, nhiều người giờ đây tự hào là các cựu chiến binh ở một đất nước mới toanh.
Ngày 25/10, nhà lãnh đạo bị bắn chết Muammar Gaddafi được chôn cất tại một địa điểm bí mật trên sa mạc. Trong khi đó, tư lệnh quân sự Tripoli khẳng định rằng, Saif al-Islam, người con nổi tiếng của Gaddafi và một thời được cho là sẽ kế nhiệm cha, vẫn còn sống và được tin là đang ẩn náu tại khu vực sa mạc phía nam gần biên giới Niger.
Theo VietNamNet
Hoàn tất chôn cất Gaddafi và con trai
Thi hài của nhà cựu lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi, con trai Mutassim và cựu giám đốc tình báo đã được chôn cất ở một địa điểm bí mật trên sa mạc vào sáng sớm hôm nay.
Thi thể Gaddafi và con trai đã được đưa đi chôn cất.
Quan chức Hội đồng dân tộc chuyển tiếp NTC nói với BBC rằng thi thể của 3 người quá cố đã được chôn vào rạng sáng nay (25.10), kết thúc những tranh cãi kéo dài nhiều ngày về việc giới lãnh đạo mới sẽ làm gì với thi thể Gaddafi. Mặc dù gia đình muốn NTC trao trả thi hài để tự chôn cất ở thành phố quê hương Sirte, nhưng NTC không đồng ý và quyết định mai táng ở một địa điểm bí mật.
Trước đó, hãng tin AP đã có xác nhận từ một quan chức hội đồng quân sự Misrata nói rằng việc chôn chất diễn ra vào 5h sáng (giờ địa phương). Chỉ có một vài người thân và quan chức có mặt tại buổi lễ.
Một số nhân chứng cho biết, thi thể của 3 người đã được đưa khỏi nhà lạnh bảo quản thực phẩm vào đêm qua để được chôn cất cùng nhau. Nhân viên bảo vệ kho bảo quản thực phẩm xác nhận thông tin này với kênh truyền hình Arab al-Jazeera.
"Nhiệm vụ của chúng tôi đã hoàn tất" - Salem al Mohandes nói. "Gaddafi được hội đồng quân sự Misrata đưa tới một địa điểm bí mật. Tôi không biết liệu ông ấy đã được chôn hay chưa".
Phóng viên AP cũng xác nhận 3 chiếc xe ô tô rời nhà kho đêm qua. Khi vào nhà lạnh, họ không thấy 3 thi thể nằm đó nữa.
Vấn đề chôn cất Gaddafi như thế nào khiến giới lãnh đạo lâm thời Libya đau đầu. Họ không muốn ngôi mộ của Gaddafi sẽ là nơi linh thiêng cho những người trung thành với nhà cựu lãnh đạo hoặc trở thành mục tiêu thù hận đối với những người phản đối chế độ cũ.
Nguyên nhân cái chết của Gaddafi vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Những cảnh quay cuối cùng cho thấy Gaddafi vẫn còn sống khi bị bắt. Kết quả khám nghiệm tử thi hôm 23.10 khẳng định Gaddafi một viên đạn bắn trúng đầu.
Chủ tịch NTC Mustafa Abdul Jalil nói rằng NTC đã thành lập một ủy ban để điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết của Gaddafi.
Theo Lao Động
"Khuyến mãi"... vợ, Chủ tịch NTC lấy lòng đàn ông Libya Nhà lãnh đạo của chính phủ chuyển tiếp Mustafa Abdul-Jalil đã gây bất ngờ với góc nhìn mới mang nặng sắc thái Hồi giáo cho Libya thời hậu Gaddafi. Hàng vạn người đã tập trung ở thành phố Benghazi, nơi từng là thành trì của quân nổi dậy vào hôm Chủ nhật vừa qua để lắng nghe nhà lãnh đạo thuộc Hội đồng...