Các chiến binh Hồi giáo ăn mừng cái chết của vua Saudi Arabia Abdullah
Lực lượng Hồi giáo cực đoan thánh chiến tỏ vẻ vui mừng ra mặt khi vị quốc vương qua đời. Chúng không ngại báng bổ ông.
Trên truyền thông xã hội vào hôm 23/1, các chiến binh Hồi giáo và những người ủng hộ chúng đã ăn mừng cái chết của quốc vương Saudi Arabia Abdullah. Nhiều người trong số chúng coi ông Abdullah là “đầy tớ” của người Mỹ âm mưu cùng với phương Tây giết hại người Hồi giáo.
Quốc vương Abdullah (ảnh: lindaikeji)
Quốc vương Abdullah, qua đời ở tuổi 90, đã bắt đầu tiến hành cuộc chiến chống các chiến binh al-Qaeda khoảng 1 thập kỷ trước khi các phần tử cực đoan này mở một loạt các cuộc tấn công bên trong vương quốc Saudi nhằm lật đổ chế độ quân chủ.
Được đồng minh hàng đầu là Mỹ hậu thuẫn, các quan chức Saudi đã đáp lại bằng cách trấn áp trên diện rộng và đã bỏ tù các nghi phạm cũng như kết án tử hình đối với những kẻ khác.
Một kẻ ủng hộ chiến binh viết trên Twitter: “Tên trộm hai thánh đường Hồi giáo đã toi rồi”. Một tên khác thì viết: “Y đã sống và chết như một kẻ tôi tớ của nước Mỹ”.
Nhiều phần tử Hồi giáo cực đoan coi gia đình hoàng gia Saudi là thối nát và không thích hợp cho việc quản lý đất nước. Nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, một bộ phận ly khai khỏi tổ chức al-Qaeda và hiện đang nắm giữ 1/3 diện tích Iraq và Syria, thường coi thánh địa Mecca ở Saudi Arabia là một trong các mục tiêu tấn công của mình.
Saudia Arabia là một phần trong liên minh do Mỹ dẫn đầu không kích vào nhóm IS.
Một kẻ ủng hộ chiến binh jihad sử dụng tên Abu Azzam al-Najdi đã chỉ trích vị quốc vương quá cố như sau: “Ông ta gửi máy bay tới Syria để giết người Hồi giáo. Ông ta bỏ tù các anh chị em Hồi giáo. Ông ta luôn ở tuyến đầu chống các chiến binh thánh chiến”.
Video đang HOT
Các phần tử cực đoan trung thành với tổ chức al-Qaeda và nhóm IS đã tổ chức các “comment” của mình dưới các tag mà nếu dịch từ tiếng Arab sang tiếng Việt sẽ là “Cái chết của tên Bạo chúa”.
Một kẻ ủng hộ thánh chiến khác với nickname Omar thì viết bằng tiếng Anh như sau: “Con khuyển chiếm đất thánh cuối cùng cũng đã “ngoẻo”. Cả Bush và Obama cũng chả cứu nổi ngươi khỏi sự trừng phạt của Đấng Allah”.
Một kẻ dùng mạng xã hội cực đoan khác thậm chí còn “post” lên mạng một bức ảnh minh họa cảnh quốc vương Abdullah mặc đồng phục màu da cam trong khi một gã bịt mặt đứng đằng sau tay cầm dao để chặt đầu ông.
Đoạn post của gã cực đoan này ghi “Chúng ta không muốn hắn tự chết. Chúng ta muốn chém giết hắn theo kiểu này”, ám chỉ đến truyền thống của Saudi Arabia chặt đầu các tên tội phạm./.
Theo_VOV
Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi chấm dứt không kích ở Libya
Ngày 25/11, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon kêu gọi ngừng ngay các cuộc không kích tại Libya và nối lại đối thoại nhằm giải quyết bất đồng.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon. (Nguồn: Reuters)
Ông Ban Ki-moon đưa ra lời kêu gọi trên một ngày sau khi sân bay Mitiga, sân bay duy nhất còn hoạt động tại thủ đô Tripoli, bị không kích.
Tổng Thư ký bày tỏ lo ngại về tình trạng bạo lực leo thang nói trên, đồng thời nhấn mạnh "cách duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay là thông qua đối thoại."
Tổng Thư ký cũng bày tỏ hoàn toàn tin tưởng đặc phái viên Bernardino Leon của mình sẽ sớm thuyết phục được các bên ngồi vào bàn đàm phán nhằm đạt thỏa thuận chấm dứt giao tranh tại Libya.
Hiện cả ba thành phố chính ở Libya - gồm Tripoli, Benghazi và Misrata - đang nằm trong tay các lực lượng nổi dậy chống chính quyền. Trong khi đó, chính phủ của Thủ tướng Abdullah al-Thani phải chuyển về miền Đông hẻo lánh từ tháng 8, sau khi phiến quân Hồi giáo chiếm thủ đô.
Cùng ngày 25/11, Quốc hội dân bầu được quốc tế công nhận của Libya đã phục chức cho tướng về hưu Khalifa Haftar và 16 cựu sĩ quan khác trong quân đội chính quy.
Quyết định này được thông báo sau khi Quốc hội hợp pháp hóa chiến dịch "Nhân phẩm Libya" do Tướng Hafter đứng đầu nhằm chống lại các nhóm phiến quân thuộc liên minh Hồi giáo Fajr Libya (Bình minh Libya) tại Tripoli và Benghazi.
Cuộc không kích vào sân bay Mitiga vừa qua là do lực lượng của Tướng Haftar tiến hành nhằm cắt đứt nguồn tiếp tế cho "lực lượng khủng bố" Fajr Libya.
Người phát ngôn của ông Haftar cho biết các địa điểm khác hiện nằm trong tay phiến quân Hồi giáo như các cảng biển ở Sirte, Misrata và Zuwarah có thể cũng sẽ bị không kích.
Trên trang web của mình, chính phủ của Thủ tướng Al-Thani thừa nhận Không quân quốc gia đã tiến hành cuộc không kích vào Mitiga, đồng thời đặt các điều kiện mới để đối thoại với chính phủ tự xưng của phe Hồi giáo, bao gồm phe này phải công nhận Quốc hội dân bầu, và các nhóm vũ trang như Fajr Libya phải rút khỏi thủ đô.
Trong khi đó, chính phủ tự xưng ở Tripoli cảnh báo có thể cấm ông Leon tới các phần lãnh thổ mà lực lượng Hồi giáo đang chiếm đóng, động thái có nguy cơ gây thêm khó khăn cho đàm phán trong tương lai./.
Liên hợp quốc, Tổng thư ký Ban Ki-moon, Ngừng không kích, Libya, Đối thoại, Bất đồng, Lo ngại, Bạo lực
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon kêu gọi ngừng ngay các cuộc không kích tại Libya và nối lại đối thoại nhằm giải quyết bất đồng.
Ngày 25/11, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon kêu gọi ngừng ngay các cuộc không kích tại Libya và nối lại đối thoại nhằm giải quyết bất đồng.
Ông Ban Ki-moon đưa ra lời kêu gọi trên một ngày sau khi sân bay Mitiga, sân bay duy nhất còn hoạt động tại thủ đô Tripoli, bị không kích. Tổng Thư ký bày tỏ lo ngại về tình trạng bạo lực leo thang nói trên, đồng thời nhấn mạnh "cách duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay là thông qua đối thoại."
Tổng Thư ký cũng bày tỏ hoàn toàn tin tưởng đặc phái viên Bernardino Leon của mình sẽ sớm thuyết phục được các bên ngồi vào bàn đàm phán nhằm đạt thỏa thuận chấm dứt giao tranh tại Libya.
Hiện cả ba thành phố chính ở Libya - gồm Tripoli, Benghazi và Misrata - đang nằm trong tay các lực lượng nổi dậy chống chính quyền. Trong khi đó, chính phủ của Thủ tướng Abdullah al-Thani phải chuyển về miền Đông hẻo lánh từ tháng 8, sau khi phiến quân Hồi giáo chiếm thủ đô.
Cùng ngày 25/11, Quốc hội dân bầu được quốc tế công nhận của Libya đã phục chức cho tướng về hưu Khalifa Haftar và 16 cựu sĩ quan khác trong quân đội chính quy.
Quyết định này được thông báo sau khi Quốc hội hợp pháp hóa chiến dịch "Nhân phẩm Libya" do Tướng Hafter đứng đầu nhằm chống lại các nhóm phiến quân thuộc liên minh Hồi giáo Fajr Libya (Bình minh Libya) tại Tripoli và Benghazi.
Cuộc không kích vào sân bay Mitiga vừa qua là do lực lượng của Tướng Haftar tiến hành nhằm cắt đứt nguồn tiếp tế cho "lực lượng khủng bố" Fajr Libya.
Người phát ngôn của ông Haftar cho biết các địa điểm khác hiện nằm trong tay phiến quân Hồi giáo như các cảng biển ở Sirte, Misrata và Zuwarah có thể cũng sẽ bị không kích.
Trên trang web của mình, chính phủ của Thủ tướng Al-Thani thừa nhận Không quân quốc gia đã tiến hành cuộc không kích vào Mitiga, đồng thời đặt các điều kiện mới để đối thoại với chính phủ tự xưng của phe Hồi giáo, bao gồm phe này phải công nhận Quốc hội dân bầu, và các nhóm vũ trang như Fajr Libya phải rút khỏi thủ đô.
Trong khi đó, chính phủ tự xưng ở Tripoli cảnh báo có thể cấm ông Leon tới các phần lãnh thổ mà lực lượng Hồi giáo đang chiếm đóng, động thái có nguy cơ gây thêm khó khăn cho đàm phán trong tương lai./.
Theo Vietnam
IS phát hành hình ảnh chiến đấu của chiến binh Hồi giáo IS đã phát hành hình ảnh các chiến binh của họ đang chiến đấu trong thị trấn Kobani hôm nay sau khi các hình ảnh chiến binh người Kurd phát hành hình ảnh chiến đấu của họ. Những hình ảnh được phát tán bởi các văn phòng truyền thông của IS tại Raqqa ở Syria cho thấy các chiến binh thánh chiến bắn...