Các chế độ Endless – “Thuốc trường thọ” cho các mini game?
Thông thường thì các mini game với những hạn chế của riêng mình không thể có được một gameplay có chiều sâu và “dài” như các đồng nghiệp. Tất nhiên, điều này cũng kéo theo thời lượng chơi game của mỗi game thủ là không dài. Đặc biệt là các game mang tính giải trí cao điều này lại càng đúng.
Tất nhiên, một game sẽ bị coi là thất bại nếu như game thủ chỉ cần vài ba tiếng là đã có thể chinh phục hoàn toàn trò chơi và vứt xó. Nếu như vậy, game sẽ không có chút gì lưu lại với game thủ và đương nhiên, sẽ chả ai nhớ đến chúng.
Thời lượng ngắn – “tử huyệt” của mini game
Các mini game đặc biệt là các mini game casual thường có thời lượng mỗi bài chơi rất ngắn (chỉ khoảng 2-3 phút). Ví dụ như Kim Cương hay Xếp hình thời gian này còn có thể ngắn hơn nữa. Tất nhiên, không NSX nào có thể xây dựng một mini game như vậy với hàng ngàn bài chơi khác nhau một phần vì dung lương không cho phép, một phần là bởi sức sáng tạo của con người là có hạn.
Đương nhiên, với vài chục bàn chơi, game thủ bình thường chỉ cần vài ba giờ đồng hồ là có thể “phá đảo” game mà không gặp quá nhiều khó khăn. Sau đó, game thủ hoàn toàn có thể chơi lại nhưng không mấy ai hứng thú với việc này.
Lấy ví dụ như Plants and Zombies – mỗi màn chơi thường chỉ kéo dài vài phút và nói chung là khá dễ. Game thủ có thể dễ dàng tìm ra chiến thuật để chiến thắng tuyệt đối mà không cần quá giỏi. Nếu chỉ dừng ở đây chắc chắn game không thể thành công như bây giờ.
Video đang HOT
Các chế độ “Endless” thuốc trường thọ cho mini game.
Một giải pháp tuyệt vời cho bài toán này chính là các chế độ không bao giờ kết thúc trong game – thường được gọi là Endless mode, Survival Mode,.. Đặc điểm chung của các chế độ này là kéo dài bất tận – một khi game thủ muốn chơi là vẫn còn thử thách.
Nói chung đây không phải là một giải pháp mới mà đã được áp dụng trong game từ khá lâu. Lấy ví dụ như Tetris – tựa game này có những phiên bản không bao giờ kết thúc (tốc độ game nhanh dần). Đây có thể coi là chế độ được yêu thích nhất bởi tính thử thách của nó.
Hay gần đây là sự thành công của Plants and Zombies cũng đã nói lên điều đó. Tuy mỗi bàn chơi khá ngắn và ngay cả chế độ khám phá cũng không quá phức tạp nhưng game vẫn khiến người chơi “nghiện” và ngồi trước máy tính hàng giờ liền. Điều này có được một phần lớn là do chế độ Survival Mode khá hấp dẫn của game.
Một giải pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả sẽ đem lại cho game của bạn sức sống mạnh mẽ. Vậy tại sao lại không thử?
Theo gamek
Thử tưởng tượng chế độ đối kháng trong Plants and Zombies
Plants and Zombies - tựa game Tower Defense nổi tiếng của Popcap game đang nóng hơn bao giờ hết với thông tin sẽ cho ra mắt phiên bản 2 vào ngày 2/8 tới. Một trong những thông tin đáng lưu tâm nhất là việc game sẽ xuất hiện hình thức đối kháng. Tuy chưa có bất cứ thông tin chính xác nào nhưng hãy thử tượng tưởng về hình thức này trong game.
Trồng cây "bắn phá" nhà nhau - 10%
Hình thức đầu tiên và trực quan nhất các game thủ nghĩ đến là việc hai bên trồng cây để "bắn" trực tiếp vào nhà của nhau. Mỗi "nhà" sẽ có một lượng máu và tỷ lệ hồi phục nhất định. Hoặc cả hai bên đều có những "mục tiêu di dộng" của nhau để tìm cách bắn hạ.
Nếu như theo cách đầu tiên (bắn vào nhà của nhau) có lẽ game sẽ phải "mở" từng lane theo thời gian. Các game thủ sẽ phải tính toán để phối hợp hợp lý các hàng, các loại cây để tiêu diệt dối thủ. Còn nếu ở "thể loại" mục tiêu di chuyển (ở đằng sau vườn cây) thì cuộc chiến sẽ khốc liệt hơn nhiều.
Tuy nhiên, cách này không mấy khả quan bởi chiến thuật sẽ kém phần đa dang. Hơn nữa game sẽ chuyển từ Plants and Zombies thành....Plants and Plants.
"Thi chống" - 20%
Nếu như áp dụng ý tưởng này, Popcap sẽ tận dụng ngay các chế độ có sẵn để tạo thành chế độ này. Cụ thể, Survival Mode sẽ là nền tảng cho tính đối kháng trong phiên bản mới.
Các game thủ sẽ được đưa vào các màn chơi của chế độ này xem... ai sống sót sau cùng. Với đặc điểm là một chế độ chơi không bao giờ kết thúc, chắc chắn, thắng bại sẽ được phân một cách rõ ràng. Cộng thêm với yếu tố "tiện", nhiều game thủ cho rằng đây sẽ là chế độ đối kháng của game.
Tuy nhiên, nếu áp dụng điều này thì một game thi đấu sẽ rất lâu mà mất đi phần nào tính đối kháng. Hơn nữa, việc "bắt chước" trong Plants and Zombies là điều quá dễ dàng khiến cho đây khó có thể là chế độ đối kháng mới cho tựa game này.
"Thi đấu mini game" - 30%
Một trong những điểm thú vị là thu hút nhất của tựa game này là hệ thống mini games đa dạng và phong phú. Có khoảng hơn 20 loại mini game khác nhau của game. Các trò chơi như bowling, slot machine,... đều được đưa vào game. Đặc biệt, tính "ăn thua" trong các trò chơi này là rất đa dạng. Việc áp dụng thi đấu các mini game này sẽ thu hút đối tượng game thủ rất đa dạng.
Tuy nhiên, phương án để tận dụng các mini game này vào chế độ đối kháng là chưa rõ ràng. Bởi lẽ việc xây dựng chế độ đối kháng như vậy cũng chưa chắc đã rõ tính "đối kháng".
Thi đấu đối kháng kiểu cạnh tranh - 40%
Nội dung chính của hình thức này không khác nhiều so với kiểu "thi sống dai" ở trên. Nội dung chính vẫn là 2 game thủ chơi hai màn Survival Mode nhưng có điểm khác biệt quan trọng so với kiểu thi đấu ở trên là mỗi thành tích của game thru này sẽ gây ra khó khăn cho đối phương. Ví dụ như khi bên A tiêu diệt 2 Zombie của mình thì đối thủ sẽ "mọc" thêm 1 Zombie khác cùng loại.
Điều này sẽ tạo ra tính cạnh tranh và sự thú vị trong từng màn chơi và cũng là phương án khả dĩ nhất cho chế độ đối kháng trong tựa game này.
Tất nhiên, còn nhiều ý tưởng khác như một bên điều khiển Zombie một bên điều khiển cây nhưng đây không phải một ý tưởng hay.
Theo gamek
Classic Adventures: The Great Gatsby - Khi game bước ra từ tiểu thuyết Thật khó để tìm được những điều mới mẻ từ những game hidden object hiện nay, hầu hết các game hiện nay không có gì khác ngoài sự sao chép những chi tiết từ các game hit. Điều này khiến cho các game hidden object đang dần trở nên bão hòa, việc xuất hiện những nhân tố mới là cực kỳ cần thiết....