Các cascadeur của “Người phán xử” tập luyện thế nào?
Phía sau những cảnh hành động kịch tính và mạo hiểm trong bộ phim hot nhất giờ vàng hiện nay.
Trong điện ảnh hiện nay, các diễn viên đóng thế ( cascadeur) ngày càng có vị trí quan trọng, nhất là khi xu hướng làm phim hành động, võ thuật được ưa chuộng. Để có đủ sức khỏe, sự dẻo dai phục vụ cho công việc, các diễn viên đóng thể phải tập luyện hàng ngày với cường độ cao, đi kèm với những rủi ro không ít về sức khỏe.
Võ sư Đặng Tam Thuận và diễn viên Việt Anh trong một cảnh hậu trường của “Người phán xử”.
Các thành viên của CLB cascadeur Hà Nội thường xuyên tham gia vào những cảnh đánh đấm trên truyền hình.
Tại Hà Nội, câu lạc bộ cascadeur do Võ sư Đặng Tam Thuận của môn phái Bình Định gia làm chủ nhiệm là một trong những đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm tham gia các bộ phim điện ảnh và truyền hình với vai trò đóng thế. Các HLV, võ sinh của CLB cascadeur này từng tham gia vào nhiều dự án phim lớn như Tể tướng Lưu Nhân Chú,…
Đặc biệt thời gian gần đây, võ sư Đặng Tam Thuận và các môn sinh của CLB có tham gia đóng thế trong nhiều cảnh hành động của bộ phim truyền hình đang rất hot Người phán xử.
Võ sư Đặng Tam Thuận (áo đen, đứng giữa) và các thành viên của CLB cascasdeur Hà Nội.
Một cảnh hành động trong “Người phán xử” có sự tham gia của các thành viên của CLB cascasdeur Hà Nội
Để đạt được thành công và vị trí đó, các cascasdeur thuộc CLB cascasdeur Hà Nội phải luyện tập hàng ngày với thái độ nghiêm túc, nhiệt huyết. Bên cạnh đó, vì tập luyện các động tác với mức độ khó nên rủi ro cũng thường xuyên xảy đến với các cascadeur.
Cùng theo dõi những pha võ thuật mạo hiểm mà các cascasdeur Hà Nội thực hiện trong một ngày tập luyện:
Các thành viên CLB cascasdeur Hà Nội tham gia tập luyện.
Nữ võ sinh Nguyễn Thị Nhất, sinh năm 1998, đã theo học tại Trung tâm đào tạo võ thuật Tài năng trẻ Hà Nội được 6 năm. Hiện nay, Nhất đang là sinh viên năm nhất tại Đại học Kinh tế – Quốc dân.
Cô gái có ngoại hình nhỏ nhắn gây ấn tượng bằng sự vui tươi và nhanh nhẹn. Tuy nhiên, Nhất chưa có cơ hội tham gia các dự án phim vì nhu cầu cascadeur nữ không nhiều.
Ngoài Nhất, võ đường của Trung tâm đào tạo võ thuật tài năng trẻ Hà Nội có khá nhiều võ sinh nữ khác.
Tuy nhiên, vì đặc thù nghề nghiệp nên các võ sinh nữ ít có điều kiện làm cascadeur. “Các vai diễn trên phim cần cascadeur chủ yếu là những nhân vật kiểu giang hồ, đầu trộm đuôi cướp,.. nên có ít cơ hội cho nữ tham gia vai trò cascadeur”, võ sư Đặng Tam Thuận chia sẻ.
Video đang HOT
Võ sinh nữ Nguyễn Thị Nhất thực hiện một động tác với trường đao.
Các cascadeur thuộc CLB cascadeur Hà Nội đều là những HLV, võ sinh thuộc Trung tâm đào tạo võ thuật Tài năng trẻ do võ sư Đặng Tam Thuận làm chủ nhiệm. Chính vì thế, họ đều là những người có kĩ năng võ thuật, sự dẻo dai vượt trội so với những diễn viên chuyên nghiệp.
Trong các buổi tập luyện hàng ngày, các cascadeur đều được yêu thực hiện những động tác khó, thường gặp phải trên phim trường. Leo tường 3 mét là một trong những động tác đó.
Động tác leo tường rồi quay ra đá cao được các cascadeur thực hiện trơn chu, nhuần nhuyễn.
Thực hiện thành công những động tác như thế này là điều gần như không thể đối với những diễn viên chưa có kinh nghiệm võ thuật. Đây là lúc các cascadeur thể hiện vai trò to lớn của mình, nhất là trong những bộ phim có nhiều pha hành động.
Động tác lộn người được các cascadeur thực hiện dễ dàng. Võ sư Đặng Tam Thuận yêu cầu các cascadeur không được dùng tay để hỗ trợ cho phần tập luyện này.
Các cascadeur tại Trung tâm đào tạo võ thuật Tài năng trẻ Hà Nội tập luyện hàng ngày với cường độ cao. Võ sư Đặng Tam Thuận cho biết, tất cả các cascadeur tại Trung tâm đều luôn sẵn sàng tham các dự án phim khi có lời mời bởi họ đã luyện tập nhuần nhuyễn.
Bên cạnh các động tác nhào lộn, các màn luyện tập đối kháng cũng rất được chú trọng tập luyện. Theo võ sư Thuận, đây là một trong những cảnh được sử dụng nhiều nhất trong phim.
Trong lúc tập luyện, các cascadeur đều ra đòn mạnh như thật. Tuy nhiên, do đều là những người đã tập luyện lâu năm và có kinh nghiệm nên những màn đối kháng như thế này không có sức sát thương cao với các cascadeur.
Không chỉ đối kháng bằng tay không, các cascadeur còn thường xuyên luyện tập bằng binh khí. Trên phim, sử dụng binh khí trong những phân cảnh hành động là yêu cầu cơ bản của các đạo diễn.
Các binh khí được các cascadeur sử dụng trong tập luyện đều được làm từ hợp kim nhưng đã được giảm sát thương để tránh tai nạn.
Các cascadeur đều tập luyện nghiêm túc và được yêu cầu thực hiện động tác như thật.
Sử dụng thành thạo binh khí là yêu cầu quan trọng với các cascadeur. Để làm chủ những vũ khí này, các cascadeur phải mất nhiều năm tập luyện.
Đều là dân võ và đã có nhiều năm tập luyện nhưng những tai nạn, sơ suất trong tập luyện cũng như đóng phim là không thể tránh khỏi. Trong ảnh, một cascadeur ngã xuống thảm sau cú leo tường và đá ngược ra sau không thành công.
Các vũ khí dùng trong tập luyện của CLB cascadeur Hà Nội.
Một HLV – cascadeur đang xem lại vũ khí dùng trong tập luyện. Anh cho biết những chấn thương trong quá trình tập luyện như bong gân, trật khớp,.. là chuyện như “cơm bữa”.
Với các cascadeur, biểu cảm gương mặt cũng rất quan trọng vì trong nhiều phim, họ cũng được giao những vai phụ, được yêu cầu lộ mặt trước ống kính máy quay.
Võ sư Đặng Tam Thuận – chủ nhiệm CLB cascadeur Hà Nội và cũng là giám đốc Trung tâm đào tạo võ thuật Tài năng trẻ. Anh là một người tâm huyết và đam mê với nghề cascadeur.
“Người phán xử” gây sốt với loạt cảnh có 1 không 2 trên truyền hình
Theo Danviet
Xót xa nghề đóng thế "vì miếng cơm, manh áo"
Cascadeur phải làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, nhạy cảm để thay thế cho muôn vàn lý do của sao nổi tiếng.
Là một phần tất yếu trong đoàn phim nhưng công việc của các diễn viên đóng thế chưa thực sự được nhiều người biết đến. Từ những cảnh võ thuật mạo hiểm cho đến nhiệm vụ nhỏ như đóng thế thế tay, chân, tóc, mũi... đều tràn ngập tình tiết độc đáo và thú vị trong hậu trường. Loạt bài viết Muôn nẻo chuyện đóng thế và nghề độc nhất vô nhị sẽ giúp độc giả hiểu hơn về loại hình này cùng bí mật sau các cảnh quay hoàn hảo trên phim.
Những yếu tố chủ quan khiến diễn viên ỷ lại cascadeur
Theo tiết lộ của một nhà dản xuất phim giàu kinh nghiệm tại Trung Quốc, hiện tượng diễn viên sử dụng người đóng thế đang rất phổ biến. Nhiều khi các diễn viên không đưa ra lý do cụ thể mà chỉ đơn giản tuyên bố: "Cảnh quay này để diễn viên đóng thế làm".
Tạ Đình Phong cũng từng dùng diễn viên đóng thế.
Năm 2015 đoàn phim cổ trang Nhiệt huyết hoàng hậu nương nương đã mời một diễn viên hạng A của Hong Kong là tài tử họ Lý đóng vai nam chính với cát xê lên tới 10 triệu NDT (33 tỉ đồng).
Theo một nhân viên của đoàn phim cho biết, vì Lý phải hẹn gặp bạn gái ở Hong Kong nên thường xuyên yêu cầu ê kíp sử dụng diễn viên đóng thế giúp anh hoàn thành phần lớn các cảnh quay.
Nhà sản xuất Trương tiết lộ, có nhiều sao nổi tiếng, đặc biệt là các sao nữ thường không đưa ra lý do muốn sử dụng cascadeur mà nghiễm nhiên yêu cầu người đóng thế cho các cảnh vất vả như lội nước, khuân vác..
Cũng có những diễn viên mới gia nhập showbiz những cũng không ngại đề xuất được sử dụng diễn viên đóng thế. Trường hợp này dễ hiểu hơn với họ có chút lo lắng khi mới vào nghề và sợ ảnh hưởng đến hình tượng bản thân.
Song có nhiều trường hợp các diễn viên trẻ được công ty quản lý nuông chiều quá mức, khiến họ nảy sinh tâm lý ỷ lại.
Nhiều sao trẻ được công ty quản lý nuông chiều quá mức.
Các công ty quản lý muốn "gà nhà" được bảo vệ tuyệt đối nên thường yêu cầu ê kíp sử dụng người đóng thế trong những cảnh có ảnh hưởng đến nhan sắc và hình tượng của diễn viên. Cách làm này tạo thành tiền đề xấu và dựa dẫm cho các diễn viên trẻ về sau khi lập nghiệp.
Một quản lý của sao nữ hạng A Cbiz giải thích, những sao nổi tiếng thường trong một tháng phải tham gia nhiều đoàn phim. Nếu phải tự diễn cảnh mạo hiểm, nguy cơ bị thương khá cao, ảnh hưởng tiến độ công việc: "Tôi biết vài trường hợp bị rơi xuống nước sau đó bị trúng gió, cảm lạnh, phải nghỉ cả tháng trời", người này cho biết.
Muôn vàn lý do khiến công việc đóng thế ngày càng phát triển mạnh
Đối với những cảnh quay đòi hỏi tính chuyên môn cao, gần như 1000% các đoàn phim đều sử dụng diễn viên đóng thế.
Có những cảnh nguy hiểm diễn viên không thể thực hiện nổi.
Trong những cảnh giao đấu trong phim hành động, võ thuật, cảnh nhảy từ trên không trung... một diễn viên bình thường khó có thể thực hiện nổi, chưa nói đến việc phải hoàn thành đúng ý đạo diễn mong muốn.
Ngoài ra, còn phải kể đến những cảnh đánh đàn, kỹ năng thêu thùa, vẽ tranh... mà một diễn viên khó có thể thực hiện trừ phi họ là một nghệ nhân hay một nghệ sĩ thực thụ. Vì vậy khi quay cận cảnh, đoàn phim cần phải sử dụng diễn viên đóng thế.
Không phải diễn viên nào cũng biết cưỡi ngựa.
Đối với cảnh cưỡi ngựa thế thân, có thể rơi vào trường hợp diễn viên không biết cưỡi ngựa hoặc sợ xảy ra tai nạn. Ngay đến diễn viên Viên Lợi cũng phải thốt lên trên trang cá nhân về nỗi vất vả của anh em diễn viên đóng thế khi phải làm công việc nặng nhọc vì miếng cơm manh áo: "Tôi thực sự thấy ái ngại và xót xa cho các bạn diễn viên đóng thế", cô viết.
Một lý do phổ biến khác để sử dụng cascadeur là sao nổi tiếng sợ lộ điểm yếu. Có thể một nghệ sỹ rất xinh đẹp nhưng đôi chân hơi thô hay phần eo kém thon thả. Họ không muốn phô bày bộ phận nhạy cảm lên màn ảnh và dùng người đóng thế là lựa chọn tốt nhất.
Ví dụ trong trường hợp nữ diễn viên hạng A được mời quay quảng cáo cho một thương hiệu dầu gội đầu, thường các đạo diễn sẽ sử dụng diễn viên đóng thế tóc để sao đỡ mất công vất vả quay lại nhiều lần.
Thuê một ngôi sao hạng A tốn kém hơn nhiều người đóng thế.
Bên cạnh các yếu tố chủ quan, việc tiết kiệm chi phí cũng là một trong những lý do thuyết phục để đoàn phim dùng người đóng thế.
Theo ông Hùng, thành viên một đoàn phim cho biết, thuê một ngôi sao hạng A tốn kém hơn nhiều người đóng thế. Việc sử dụng cascadeur là cách giảm chi phí tối đa của bất kỳ ê kíp nào hiện nay. Ông tiết lộ, mỗi khi dàn dựng một bộ phim, phần phim của các diễn viên đóng thế thường chiếm một nửa toàn bộ thời lượng diễn xuất của nhân vật.
Theo Danviet
Nỗi khổ máu rơi, tủi nhục của diễn viên đóng thế Trung Quốc Những cảnh mạo hiểm như cháy nổ, đu dây hay đóng thế khỏa thân với cascadeur là "chuyện cơm bữa". Là một phần tất yếu trong đoàn phim nhưng công việc của các diễn viên đóng thế chưa thực sự được nhiều người biết đến. Từ những cảnh võ thuật mạo hiểm cho đến nhiệm vụ nhỏ như đóng thế thế tay, chân,...