Các cấp Hội Nông dân chung tay phòng chống dịch Covid 19
Vừa qua Hội ND tỉnh Bắc Ninh đã phát động cán bộ, công chức, viên chức cơ quan đồng loạt nhắn tin gửi đến tổng đài 1407 (với mức ủng hộ 20.000 đồng/người/tin nhắn) để ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19.
Ngoài ra, Hội ND tỉnh còn thực hiện nghiêm túc các quy định về đeo khẩu trang tại nơi công cộng, trong các hội nghị; trang bị khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn, thường xuyên vệ sinh cơ quan, bàn làm việc; tuyên truyền, hướng dẫn hội viên, nông dân các biện pháp phòng, chống dịch bệnh với khẩu hiệu “Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh”; nâng cao ý thức tự giác của hội viên, nông dân trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng, hạn chế tụ tập nơi đông người, đeo khẩu trang khi ra ngoài…
Hội ND Bắc Ninh tặng khẩu trang cho Trường THCS Tiền An. Ảnh: P.V
Tại Hà Tĩnh, Hội ND huyện Can Lộc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn hội viên, nông dân về các biện pháp phòng, chống dịch; vận động gia đình hội viên, nông dân tự giác khai báo hoặc phát hiện và báo cáo các trường hợp đi về từ vùng dịch của các nước, các tỉnh, thành có dịch với chính quyền và y tế địa phương; tổ chức vệ sinh, tiêu độc khử trùng tại các khu dân cư, bố trí dung dịch rửa tay sát khuẩn và thực hiện phun hóa chất phòng chống dịch tại trụ sở.
Ngoài ra, Ban Thường vụ Hội ND huyện còn vận động cán bộ, hội viên, nông dân ủng hộ lương thực, thực phẩm; cử cán bộ hội tham gia nấu ăn cho những người đang cách ly tại địa bàn; trích ngân sách mua nước khoáng, mì tôm (trị giá 3 triệu đồng) để chia sẻ, động viên các lực lượng phục vụ tại địa phương và người đang cách ly tập trung tại xã Mỹ Lộc và Xuân Lộc.
Video đang HOT
Tại Quảng Nam, Hội ND thành phố vừa tổ chức thăm, tặng quà cho các lực lượng làm nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19. Theo đo, đoan đến thăm hoi, đông viên 5 điểm cách ly tai thanh phô gồm: Khu cách ly tại Trường cán bộ Hội NDVN khu vực miền Trung – Tây Nguyên; khu cách ly tại khách sạn Hội An beach resort; Trung tâm Y tế thành phố; Bệnh viện Đa khoa thành phố; Đội phản ứng nhanh thành phố. Tai đây, đai diên Ban Dân vận Thanh uy va Hội ND gửi lời thăm hỏi, chia sẻ những khó khăn mà các cán bộ, chiến sĩ, y, bác sĩ đang phục vụ công tác phòng, chống dịch; tăng qua tri gia 30 triêu đồng cho cac lưc lương lam nhiêm vu tai 5 điểm cach ly.
Đoàn công tác của Hội ND tỉnh Ninh Thuận vừa trao tặng 1.350kg thực phẩm (bắp sú, bí đỏ) trị giá gần 10 triệu đồng cho hội viên, nông dân thôn Văn Lâm 3, xã Phước Nam – huyện Thuận Nam đang bị cách ly. Đây là hoạt động ý nghĩa của Hội ND tỉnh nhằm hỗ trợ hội viên đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.
Câu chuyện của người mẹ sau đợt cách ly: Đọng lại tình người và niềm vui!
Không riêng gì Việt Nam, hơn 190 quốc gia trên thế giới cũng đang gồng mình chống dịch.
Những con số cập nhật về các ca nhiễm bệnh cùng những câu chuyện liên quan đến việc điều trị, cách ly được quan tâm từng giờ, từng phút... Câu chuyện "đi cách ly" của tác giả bài viết này cho thấy một góc nhỏ trong công tác phòng chống dịch ở Việt Nam.
Cách ly - có gì phải sợ?
Gia đình tôi có lẽ là một trong số hiếm gia đình trong mùa dịch Covid-19 này bị rơi vào tình trạng cùng "dính" lệnh cách ly. Đặc biệt hơn, mỗi người lại phải cách ly với hình thức và mức độ khác nhau. Bốn người trong nhà thì có người là F1 do tiếp xúc với bệnh nhân F0, phải cách ly tại bệnh viện; người thì diện F2 phải cách ly tại nhà với sự giám sát chặt chẽ của cộng đồng dân cư; và thành viên cuối cùng trong nhà vẫn đang thực hiện lệnh cách ly tập trung sau khi trở về nước từ vùng có dịch.
Công dân và y bác sĩ tại bệnh viện Đống Đa - nơi tác giả thực hiện việc cách ly. Ảnh: T.P
Những ngày đầu khi dịch bệnh mới xuất hiện ở Việt Nam, con số người nhiễm bệnh còn ít thì câu chuyện "dính" cách ly là cả vấn đề khủng khiếp. Cuộc sống bị xáo trộn không chỉ vì điều kiện sống thay đổi mà còn là thái độ của những người xung quanh khi quan niệm về người bị cách ly như là một "con bệnh", cần phải tránh xa.
Những ngày đầu tháng 3, khi số người nhiễm virus corona trên cả nước mới chỉ dừng lại ở con số hàng chục thì 6 bệnh viện tại Hà Nội được huy động để thực hiện việc cách ly các trường hợp nghi nhiễm và F1, là các Bệnh viện Đống Đa, Hà Đông, Đức Giang, Bắc Thăng Long, Thanh Nhàn và Sain Paul.
Không chỉ những ngày đầu khi dịch bệnh còn mới, số lượng người bị cách ly còn ít mà cho đến hiện tại, khi số người bị cách ly lên tới hàng chục nghìn thì chế độ phục vụ người cách ly vẫn miễn phí hoàn toàn cho những nhu cầu tối thiểu, kể cả 3 bữa ăn với mức 80.000 đồng/ngày/người. Người được cách ly trong bệnh viện như thành viên F1 của gia đình tôi sẽ được quan tâm, chăm sóc như một bệnh nhân nằm viện, chỉ khác là nếu không có biểu hiện ốm thì không cần dùng thuốc. Ngày hai lần sẽ được y tá đến kiểm tra thân nhiệt, hỏi han các biểu hiện lạ. Tại cơ sở cách ly là bệnh viện - như gia đình tôi đã trải qua - thì có cả nhân viên vệ sinh dọn dẹp phòng 2 lần/ngày.
Bất ngờ hơn, một buổi sáng trong chuỗi những ngày bị cách ly, một đoàn cán bộ của Hội Chữ thập Đỏ, Đảng ủy, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ... phường Giảng Võ (quận Ba Đình, Hà Nội) - nơi gia đình tôi cư trú đã đến thăm hỏi, động viên cùng với nhiều món quà tặng gia đình chúng tôi.
Trong khi đó việc cách ly tại nhà lại mang sắc thái hoàn toàn khác. Bên cạnh một số người ở cùng khu chung cư tỏ ra có chút "kỳ thị" khi chúng tôi thuộc diện cách ly đề phòng bị nhiễm virus trong quá trình tiếp xúc với F1, F0, thì đại diện các tổ chức, đoàn thể tại khu dân cư đều dành cho sự quan tâm chu đáo cho gia đình tôi. Cũng có nhiều gia đình hàng xóm dành nhiều món quà, thực phẩm để động viên và chia sẻ trong lúc chúng tôi không được đi lại thoải mái.
Bất ngờ hơn, một buổi sáng trong chuỗi những ngày bị cách ly, một đoàn cán bộ của Hội Chữ thập Đỏ, Đảng ủy, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ... phường Giảng Võ (quận Ba Đình, Hà Nội) - nơi gia đình tôi cư trú đã đến thăm hỏi, động viên và trao nhiều món quà.
Chung tay chống dịch
Nhưng phải nói việc cách ly mang đến nhiều sự trải nghiệm nhất vẫn là khi con gái lớn của chúng tôi đi cách ly tập trung tại đơn vị quân đội khi con là một du học sinh từ Mỹ trở về Việt Nam.
Tôi tìm hiểu kỹ về nơi con tôi đến thực hiện việc cách ly. Việc tổ chức để một lượng người lên tới 500 - 700 người về nơi cách ly quy củ, nhưng vẫn phải đảm bảo tiêu chí an toàn trong phòng chống dịch quả là sự nỗ lực rất lớn của lực lượng quân đội. Được biết Sư đoàn 390 (đóng tại Bỉm Sơn, Thanh Hóa) thời gian gần đây đã liên tục bố trí và phục vụ hàng nghìn người về cách ly, hết đoàn này đến đoàn khác cách nhau 14 ngày. Trong những ngày cao điểm huy động chống dịch, không còn hiếm những hình ảnh bộ đội chăm chút, nhường chỗ ăn nghỉ của mình cho những người trong diện cách ly.
Cũng từ khu cách ly, nhiều câu chuyện và hành động đã thực sự khiến các thành viên gia đình tôi xúc động, thêm tinh thần để vượt qua những ngày cách ly. Cảm động nhất là nhiều anh chị em, bạn bè của tôi lâu ngày không liên lạc giờ gọi điện, nhắn tin, hỏi thăm trên Facebook... Sau khi biết lời kêu gọi của Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng chung tay hỗ trợ nguồn lực để chống dịch, họ đã quyên góp tiền và lan tỏa thông tin, kêu gọi mọi sự ủng hộ, tập hợp từ các kiều bào đang sinh sống ở nước ngoài.
Việt Nam bước sang giai đoạn 3 chống dịch COVID-19 Thủ tướng ký quyết định công bố dịch bệnh COVID-19 trên toàn quốc nhằm tăng thêm tinh thần trách nhiệm của các lực lượng chống dịch, đồng thời để người dân nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mình trong phòng, chống dịch. Tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19 ngày 1-4, Phó Thủ tướng Vũ Đức...