Các cặp đôi xe máy ‘một chín một mười’ tại Việt Nam
Những cái tên ‘khắc’ nhau mà mỗi khi quyết định mua sắm người tiêu dùng đều phải đắn đo suy nghĩ.
Thị trường xe máy Việt Nam hơn 60% dành cho Honda và gần 40% cho các đối thủ còn lại. Thực tế này một phần bởi Honda có mặt ở hầu hết các phân khúc sản phẩm, trong khi các đối thủ khác lại hạn chế hơn. Piaggio chỉ có scooter, Yamaha lại không tập trung vào những mẫu xe cao cấp đắt tiền. Tuy nhiên, với những cặp đối thủ trực tiếp, sự tương quan chỉ là một chín một mười chứ không chênh lệch như thị phần.
Honda Future 125. Ảnh: Honda.
Nằm ở phân khúc xe số cao cấp, cả Jupiter và Future đều được hai hãng xe Nhật cung cấp cho những công nghệ tiên tiến nhất ở mỗi giai đoạn. Jupiter ra đời năm 2001, Trong khi đó Future lại là mẫu xe đầu tiên của Honda dành cho thị trường Việt Nam vào năm 1999. Thời gian ra đời ngang ngửa nhau, mỗi cái tên lại định hình trong lòng người tiêu dùng ở một khía cạnh khác nhau.
Điểm nổi bật mà Future mang tới chính là cỗ máy 110 phân khối và mới đây thêm loại 125 phân khối. So sánh với những xe số thời mới ra đời, Future ở một đẳng cấp khác hẳn bởi máy chạy êm, gia tốc nhanh, vào số nhẹ nhàng chứ không nặng nề như những xe khác. Future đời đầu với màu xanh dương đến nay vẫn được ca ngợi là thế hệ thành công nhất của mẫu xe này.
Bộ đôi Yamaha Jupiter FI Gravita (đỏ) và Jupiter FI RC (vàng). Ảnh: Thế Hoàng.
Trong khi đó bên kia chiến tuyến, Jupiter lại đánh vào khách hàng trẻ tuổi hơn với thiết kế đột phá đậm chất thể thao ở đèn pha đôi, giàn áo và họa tiết mạnh mẽ. Động cơ Jupiter bốc, chạy đường trường hay chạy phố cũng đều thể hiện tốt. So với Future, Jupiter có nhiều phiên bản hơn như RC, Gravita, MX RC…
Vespa – Honda SH
Vespa LT 3V i.e mẫu xe mới nhất của Piaggio Việt Nam. Ảnh: Quang Anh.
Thị trường xe ga cao cấp, nơi Yamaha hay Suzuki, SYM không có mặt thì chỉ còn lại sự cạnh tranh của Honda và Piaggio. Vài năm trở lại đây, một thương hiệu khác đến từ Italy là Lambretta cũng tham gia vào phân khúc này, nhưng việc “sinh sau đẻ muộn” là rào cản lớn nhất khiến hãng xe này chưa thể trở thành một ông lớn tại Việt Nam.
Video đang HOT
Thiết kế của Vespa và SH không cùng chung phân khúc, nhưng chúng lại có sự tương đồng về mặt giá và điều đó lại làm người mua càng “đau đầu” hơn.
Honda SH là trường hợp xe ga cao cấp nhận được sự ưa chuộng từ phía khách hàng theo cái cách “không giống ai”. Thời SH nhập còn sốt, mỗi chiếc có thể chênh cả nghìn USD chỉ vì có màu độc. Năm 2012 Honda chọn Việt Nam là thị trường đầu tiên giới thiệu mẫu SH mới có thiết kế toàn cầu với mức giá 66 triệu đồng, tỷ lệ nội địa hóa 93% khiến nhiều người có thể tiếp cận với mẫu xe này.
Cũng như Honda, sau một thời gian nhập khẩu Piaggio cũng giới thiệu Vespa nội với mức giá 60-80 triệu đồng. Nắm bắt được thị hiếu xe ga cao cấp, hãng xe Italy chọn Việt Nam làm đại bản doanh của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Vespa nhờ đó cũng tiến gần hơn đến nhu cầu của người Việt. Mọi nhược điểm về vận hành như tiếng kêu loẹt quẹt khi khởi động, tay lái rung đã không còn, thay vào đó là thiết kế đẳng cấp châu Âu bên cạnh sự êm ái, chắc chắn giống như cái cách mà xe Nhật đã thành công tại Việt Nam.
Yamaha Nouvo SX 2012. Ảnh: Đức Quang.
Câu chuyện về cuộc chiến của Airblade và Nouvo là đặc trưng cho đặc điểm cuộc đối đầu của hai ông lớn Nhật Bản. Yamaha tạo ra làn sóng mới, Honda chờ 5 năm để đối thủ định hình phân khúc, đi tắt đón đầu và tung ra sản phẩm cạnh tranh.
Nouvo ra đời năm 2002, đến 2007 thì Airblade mới trình làng. Nouvo đặc trưng Yamaha với thiết kế trẻ trung, sang trọng, máy bốc thì Airblade lại đặc trưng Honda với sự hài hòa, trung tính và bền bỉ.
Từ năm 2011, khi Airblade với thiết kế mới tạo ấn tượng không tốt, cuộc chiến dần trở nên phức tạp hơn bởi ngoài hình dáng, hai mẫu xe còn cạnh tranh nhau ở công nghệ, tính tiện dụng. Đến nay, trong khi Nouvo vẫn giữ vững hình ảnh thể thao hướng tới giới trẻ thì Airblade có vẻ dần “loạn” hướng khi sự thay đổi đường nét không rõ ràng, không trẻ hóa mà cũng chẳng nghiêng hẳn về trung tính.
Piaggio Liberty – Honda SH Mode
Honda SH Mode với thiết kế thiên về sự đơn giản. Ảnh: Trọng Nghiệp.
Khi Liberty vào Việt Nam, cái tên mới mẻ ngay lập tức nhận được sự quan tâm bởi kiểu dáng thanh lịch, cá tính mà không một mẫu xe nào lúc đó có được. Rồi Liberty cũng được nội địa hóa, theo tâm lý chung sự quan tâm dần chùng xuống bởi có sự đối ngược trong việc so sánh mức giá và tính năng xe. Khi so sánh giá, người tiêu dùng nghiêng về xe nội, nhưng về tính năng lại nghiêng hơn về xe ngoại, đặc biệt là cái mác “xe nhập”.
Honda SH Mode ra đời giữa năm 2013, khi mà trước đó khoảng 2 tháng Liberty ba van chính thức ra đời, phá bỏ những nhược điểm trong động cơ của Piaggio trước đó. Xe nổ êm, tiết kiệm nhiên liệu. Sau lần nội địa hóa năm 2012, SH tiếp tục được bình dân hóa với thương hiệu SH Mode. Mức giá 50 triệu cho bảy phiên bản màu khác nhau không thực sự tạo ấn tượng về thiết kế, nhưng cỗ máy sử dụng chung với PCX hay SH 125i cùng các công nghệ Idling Stop, bộ đề tích hợp cùng máy phát lại là những yếu tố khiến SH Mode ăn điểm và đe dọa thị phần Liberty.
Lead 125 với thiết kế góc cạnh hơn. Ảnh: Đức Huy.
Ở phân khúc xe ga hạng trung, tầm giá 30-40 triệu thì đây là hai đại diện tiêu biểu cùng những cái tên khác như Piaggio Fly, SYM Elizabeth.
Bỏ qua tất cả những nhược điểm cố hữu, người tiêu dùng vẫn dễ dàng chấp nhận Honda Lead với lý do phổ biến tưởng chừng không tưởng là cốp xe to. Chỉ một đặc điểm đánh vào tính tiện dụng, xe dễ dàng tiêu thụ với số lượng lớn. Thế hệ thứ hai của Honda Lead nâng dung tích động cơ lên 125 phân khối đồng thời ngoại hình thiết kế lại, tuy nhiên dáng dấp mới không hoàn toàn gây được đột phá và như một thói quen, khách hàng tìm đến với Lead vì “đựng được nhiều đồ”.
Yamaha Nozza thiên hẳn về nữ tính. Ảnh: Đức Quang.
Nozza ra đời khi Lead đã định hình, vì thế sự chăm chút của Honda cho mẫu xe ga tầm trung trước khi lâm trận là lẽ dĩ nhiên. Nozza hội đủ các yếu tố thời trang và tiện dụng. Chiếc xe động cơ 115 phân khối có thiết kế mang hơi hước “tây” như Piaggio, những chi tiết nhỏ như hộc đựng đồ, nắp bình xăng đều tiện dụng hơn Lead, nhưng Nozzza lại quá thiên về nữ tín trong khi đó nam giới cũng đi Lead.
Đức Huy
Theo VNE
Honda và Yamaha cuộc chiến xe số tại Việt Nam
Honda có lợi thế bền, tiết kiệm nhiên liệu, ngược lại Yamaha 'ăn điểm' vì thời trang, thể thao từ thiết kế đến vận hành.
Trước khi hai ông lớn Nhật Bản đầu tư xây dựng nhà máy tại Việt Nam, Honda được biết đến nhiều hơn với những huyền thoại 67, Dream, Super Cub nhập khẩu. Đây là một lợi thế cho Honda bởi không phải tốn nhiều chi phí quảng cáo thương hiệu mà các sản phẩm ra mắt dễ dàng được thị trường chấp nhận. Tuy nhiên Yamaha cũng không vì lý do đó mà kém thế so với người đồng hương. Chọn cách tiếp cận khác Honda, Yamaha vững vàng tuyên chiến, bắt đầu với phân khúc xe số.
Yamaha Sirius RC FI 2013 với nhiều đường nét thiết kế giống Taurus. Ảnh: Đức Huy.
Ở phân khúc xe số phổ thông, hai ông lớn gầm ghè nhau nhiều nhất ở hai serie Wave và Sirius. Đều có mặt trên thị trường hơn 10 năm với nhiều phiên bản khác nhau, số lượng xe xuất xưởng từng bước bao phủ lượng xe lưu thông trên đường. Honda Wave với các phiên bản Alpha, S, RS, RSX và Yamaha cũng không kém với Sirius R, RC, RL, RC FI. Bên cạnh đó, Yamaha Taurus ra đời năm 2008, phiên bản phát triển từ Sirius với những thay đổi ở khung sườn giúp chiếc xe thể thao hơn là đối sách để phá vỡ làn sóng "Dream chiến" nội địa giá rẻ đang lên thời điểm bấy giờ.
Honda Wave Alpha ra đời với động cơ 100 phân khối và dáng dấp không khác là mấy so với mẫu Wave 100 nhập khẩu Thái Lan nhanh chóng tiêu thụ số lượng lớn trên thị trường bởi mức giá hợp lý và chất lượng tốt. Tuy nhiên thiết kế bề ngoài của Wave Alpha không có gì đặc biệt, nhanh chóng bị lỗi thời, không hợp với giới trẻ ngày càng năng động và hiện đại. Yamaha bước vào Việt Nam và đưa ra dòng xe số Sirius đánh trúng thị hiếu của người tiêu dùng, trực tiếp đe dọa ngôi vương của Wave Alpha.
Sirius thiết kế thể thao, cá tính với những đường nét sắc sảo đậm chất Yamaha nhanh chóng chiếm cảm tình giới trẻ. Cùng với đó, tay ga hoạt động nhạy bén, máy "bốc" càng khiến Sirius và các dòng xe của Yamaha dần khẳng định vị trí tại thị trường xe máy Việt Nam. Với các phiên bản sau này, hoặc là tăng dung tích động cơ, hoặc là thay đổi đôi chút trong thiết kế, màu sắc, tem xe, cả hai hãng đua nhau đưa ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng nhằm tránh sự nhàm chán nhưng bản chất không thay đổi gì nhiều.
Honda Future 125, đối thủ trực tiếp của Yamaha Jupiter. Ảnh: Honda.
Trên một bậc, ở phân khúc xe số cao cấp, sự cạnh tranh của Honda Future và Yamaha Jupiter cũng nóng không kém. Nếu như Future từ phiên bản đầu tiên năm 1999 được ca ngợi bởi sự đầm, chắc, kiểu dáng hiện đại thì Yamaha Jupiter tiếp tục trung thành với cảm hứng thể thao từ thiết kế đến vận hành, và trung thành luôn với cách đặt tên xe theo các chòm sao (Sirius: sao Thiên Lang, Taurus: sao Kim Ngưu, Jupiter: sao Mộc).
Đương nhiên vì là dòng xe số cao cấp nên hai mẫu xe được các hãng liên tục sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất như phanh đĩa, phun xăng điện tử. Năm 2008, Honda ra mắt mẫu Future Neo FI phun xăng điện tử đầu tiên trong serie. Phong phú hơn Honda, dòng Jupiter có nhiều phiên bản như Jupiter MX, RC, Gravita, FI RC, FI Gravita tích hợp những công nghệ tiên tiến nhất. Việc đa dạng hóa của Yamaha là một thế mạnh khi liên tục thay đổi khiến khách hàng cảm nhận sự mới mẻ, tuy nhiên đó cũng là một yếu điểm bởi thiếu đi điểm nhấn, người tiêu dùng thậm chí không thể nhớ hết các phiên bản của Jupiter.
Cùng thành công, cùng chia nhau miếng bánh thị trường xe số tiềm năng, nhưng có lẽ hai ông lớn Nhật Bản đã quá "cực đoan" đến mức đi vào vết xe đổ của đối phương, cùng nhau thất bại. Điển hình là trường hợp đưa hộp số vô cấp lên khung xe số. Cuối năm 2009, Yamaha ra mắt mẫu xe hoàn toàn mới Lexam với kiểu dáng xe số nhưng vận hành như xe ga, nhanh chóng bị lãng quên. Nhưng sau đó vài tháng, Honda không rút kinh nghiệm từ đối thủ, thay vào đó cũng giới thiệu chiếc Wave RSX FI AT cơ cấu hoạt động giống hệt Lexam, và tất nhiên, thất bại là điều không thể tránh khỏi.
Yamaha Exciter độ phong cách Aprilia tại Sài Gòn. Ảnh: Hoài Thu.
Thực tế với truyền thống chất lượng ổn định theo thời gian, Honda vẫn tiêu thụ số lượng xe nhỉnh hơn ở phân khúc xe số phổ thông, bởi quyết định tiêu dùng của khách hàng Việt vẫn phụ thuộc rất nhiều vào tâm lý nhìn nhận và thói quen ngại thay đổi. Tuy nhiên, Yamaha vẫn có thế mạnh riêng mà Honda không thể so sánh, đó chính là dòng xe số thể thao mạnh mẽ, đại diện bởi Exciter với các phiên bản côn tay và côn tự động. Ở phân khúc này, thậm chí Honda không có đại diện nào tại thị trường Việt Nam.
Đức Huy
Theo VNE
Sốt "chính chủ", thị trường xe máy vẫn thê thảm Nếu như vào thời điểm này mọi năm, thị trường xe máy luôn nhộn nhịp, thì năm nay xe đã bán được nhưng chẳng đại lý nào vui. Thị trường vẫn ế ẩm dù "cơn sốt xe chính chủ" đang nóng. Giá vẫn giảm Theo các đại lý xe máy tại Hà Nội, ngay sau tháng ngâu, lượng xe tiêu thụ đã tăng...