Các cảng nội địa “đua nhau” xếp hàng quá tải
Các cảng nội địa trên đường 5 cũ của Hải Phòng đang vào chiến dich “thi nhau” xếp hàng quá tải. Xe quá tải chở theo những núi hàng nườm nượp ra đường. Người dân thấy, các cảng mặc nhiên thừa nhận nhưng cơ quan chức năng… vắng mặt.
Gần 1 tháng nay, gạo, tinh bột xuất khẩu đang vào mùa cao độ. Các chủ hàng, các tàu, xà lan chở hàng trước khi làm lệnh vào càng đều gọi điện thẳng cho các cảng để “cam kết”… phải xếp hàng quá tải. Vì lợi nhuận, các cảng bé, cảng thủy nội địa, thậm chí là bến bãi cóc đã “vượt mặt” rất nhiều cảng lớn như Cảng Vật Cách, Cảng Hải Phòng, Cảng Đình Vũ… để vươn lên “bao trọn” một lượng hàng lớn. Thực trạng này đẩy các cảng lớn, các cảng chấp hành quy định tải trọng vào tình thế “làm thật mất ăn”.
Dư luận lo ngại, các cảng thủy nội địa của Hải Phòng đua nhau xếp hàng quá tải sớm muộn sẽ khiến cho các văn bản đã ký, ban hành của Bộ GTVT, cảng vụ cũng như các đơn vị liên quan chỉ mãi mãi nằm lại trên giấy.
Cảng nội địa thi nhau chất lên xe những núi hàng cao ngật ngưỡng.
Như Dân trí đã thông tin, liên tục từ tháng 6/2014 đến nay, tình trạng xếp hàng quá tải tại đa số cảng thủy nội địa Hải Phòng trở nên “đỉnh điểm”. Bằng quá trình mật phục rồi công khai tác nghiệp, nhóm PV đã ghi nhận một thực trạng: cứ có tàu hàng vào là cảng sẵn sàng xếp hàng quá tải.
Qua một thời gian dài tìm hiểu, PV Dân trí đã có nhiều bài phản ánh về tình trạng những “núi hàng di động” bò ra từ các cảng nội địa. Báo chí đăng hôm trước, hôm sau các cảng như Tiến Mạnh, Tuấn Loan, Quỳnh Cư vẫn tiếp tục làm. Có một số cảng “tế nhị” hơn là chờ đêm xuống tắt điện, đánh đèn pha ô tô để bí mật xếp dỡ.
Video đang HOT
CSGT “kiểm tra” xe quá tải rồi cho đi.
Về phía cơ quan chức năng như Cảng Vụ Hải Phòng, Sở Giao thông vận tải Hải Phòng đều kêu khó về chủ trương, nhân lực và phương tiện khi thực hiện chiến dịch “không xe quá tải”. Lực lượng CSGT để lọt xe quá tải như cơm bữa. Các trạm cân vẫn túc trực nhưng hiệu quả cũng không cao.
Theo ghi nhận của PV Dân trí, liên tục trong 1 tháng gần đây, nhu cầu gạo xuất khẩu theo đường tiểu ngạch đi Trung Quốc tăng cao, hàng tập trung về các cảng trên đường 5. Để giữ khách, tăng lợi nhuận, các cảng đua nhau xếp hàng cho xe quá tải bò ra đường. Nhiều cảng thủy nội địa trên đường 5 cũ hiện nay không có cân, thậm chí không có cả cổng cảng. Xe cứ chỗ nào trống là đi ra, không chịu sự kiểm soát nào về quy định tải trọng.
Nhiều xe lấy hàng quá tải, qua chốt CSGT an toàn trong khi chở vượt trọng tải hàng trăm lần cho phép.
Để minh chứng cho hàng vi cố tình vi phạm của các doanh nghiệp vận tải và hành vi bất chấp quy định của các cảng nói trên, nhóm PV đã báo cho CSGT Quảng Ninh, CSGT Hải Dương và một số trạm cân trên tuyến mà xe quá tải đi qua. Kết quả kiểm tra tải trọng cho thấy các xe đều quá tải từ 200 – 300 % so với tải trọng cho phép. Khi bị các lực lượng bắt giữ, cân xe, các lái xe cũng như các chủ hàng đều không xuất trình phiếu lấy hàng hay phiếu cân tại các cảng với lý do: “Các thủ tục đó đều do một người trong công ty quản lý”.
Một thực tế là về mặt quản lý nhà nước, các phương tiện này nộp phạt xong lại lên đường đi tiếp. Hôm sau lại tiếp tục chở quá tải.
Dư luận đặt câu hỏi: Hành vi cố tình xếp hàng quá tải của các cảng thủy nội địa trên đường 5 rõ như ban ngày, diễn ra trong một thời gian dài, tại sao vẫn chưa có cảng nào bị xử lý?
Thu Hằng
Theo Dantri
1 ngày kinh hoàng với 4 vụ án mạng
Chỉ trong vòng hơn chục tiếng đồng hồ, liên tiếp 4 vụ án mạng đã xảy ra trên địa bàn Hải Phòng. Các trinh sát hình sự phải "căng mình" từ 3h sáng đến 22h đêm. Các đối tượng gây án đã bị bắt giữ không lâu sau đó.
Cơ quan công an thành phố Hải Phòng vừa tiến hành điều tra làm rõ, bắt giữcác đối tượng gây ra 4 vụ trọng án xảy ra trong ngày 8/1 vừa qua.
Trước đó vào khoảng 3h sáng ngày 8/1 tại địa bàn thôn Đoàn Tiến, xã Đặng Cương, huyện An Dương đã xảy ra một vụ án mạng. Nạn nhân là đối tượng liên quan đến một nghi án trộm cắp. Cụ thể thời điểm trên, người dân phát hiện 2 đối tượng nghi vấn, có biểu hiện trộm cắp tài sản, đã hô hoán, truy đuổi.
Một người kịp chạy thoát, 1 thanh niên còn lại Trần Văn Hiếu bị chặn đánh đến tử vong. Hai thanh niên trên chính là 2 anh em ruột Trần Văn Hiếu (SN 1974) và Trần Văn Huy (SN 1976), trú ở huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
Cơ quan công an hiện đang xác minh những cá nhân liên quan đến vụ ẩu đả và cái chết của thanh niên Hiếu.
Ngay sau đó vào lúc 22h20 cùng ngày, tại quán karaoke có địa chỉ tại thịtrấn An Dương, huyện An Dương tiếp tục xảy ra án mạng khác. Cụ thể anh Nguyễn Xuân Thao (23 tuổi, trú ở thôn Tự Lập, xã Đặng Cương, huyện An Dương) đã tử vong do mẫu thuẫn khi hát. Nguyên nhân ban đầu được xác định từ mâu thuẫn giữa anh Thao và Nguyễn Thế Tú (22 tuổi). Sau đó, Tú bỏ ra ngoài lấy dao rồi quay lại phòng hát đâm nhiều nhát khiến anh Thao tử vong.
Cùng thời điểm nêu trên, tại thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên cũng xảy ra một vụ án mạng kinh hoàng. Bùi Văn Dung (SN 1970) cùng em ruột là Bùi Văn Gián (SN 1978) và Nguyễn Văn Hoàng (SN 1993) do mâu thuẫn đã kéo đến nhà anh Dương Văn Sơn (SN 1987, ở khu Quyết Thắng, thị trấn Minh Đức) để giải quyết. Tại đây, anh Sơn đã bị Gián cầm gạch đập vào đầu và mặt. Mặt khác, đối tượng Dung dùng dao nhọn đâm vào ngực khiến anh Sơn tử vong.
Còn vụ án mạng thứ 4 xảy ra vào đêm 8/1 tại huyện Vĩnh Bảo lúc 23h30.Anh Trần Đình Tuân đang ngồi đánh cờ cùng anh Nguyễn Văn Trường, thì Bùi Văn Dũng (SN 1985, ở thôn Vĩnh Dương), đi vào ngăn cản ván cờ. Dũng lập tức bị hai người này đánh cho một trận. Bực tức, Dũng về nhà gọi em trai là Bùi Văn Giáp mang theo hung khí đến để trả thù. Hậu quả, anh Tuân tử vong tại chỗ. Hôm sau, hai đối tượng Dũng và Giáp bị bắt.
Thu Hằng
Theo Dantri
Thứ trưởng GTVT trực tiếp "dẹp loạn" taxi tại T2 Nội Bài Trực tiếp đi kiểm tra tại nhà ga T2 - Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài vào cuối tuần trước, Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu đã chỉ ra nhiều "lỗi" trong việc tổ chức dịch vụ và điều hành taxi tại ga hàng không lớn nhất Việt Nam vừa đưa vào khai thác. Theo Thứ trưởng Phạm Qúy Tiêu, nhà...