Các căn cứ quân sự Mỹ dùng để vây Trung Quốc(I)
Tạp chí “Policy Foreign” cho biết, trong một bữa ăn sáng với các phóng viên mới đây, Tư lệnh Không quân Mỹ tại Thái Bình Dương Hoa Kỳ tiết lộ rằng:Không quân Mỹ được triển khai để bao vây Trung Quốc giống như việc Mỹ đã áp dụng với Liên Xô trước đây.
Triển khai các máy bay tàng hình hiện đại nhất
Bài viết với tựa đề “Mỹ ở châu Á: Các máy bay phản lực được triển khai quanh Trung Quốc” cho biết, các tướng lĩnh cao cấp của Không quân Mỹ trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương tiết lộ, lực lượng Không quân bắt đầu mở rộng sự hiện diện quân sự trong khu vực Thái Bình Dương, bao gồm cả các máy bay đến Thái Lan, Ấn Độ, Singapore và Úc.
Ở Úc, Không quân Mỹ sẽ gửi “máy bay chiến đấu, tàu chở dầu, hoặc thậm chí tại một thời điểm trong tương lai sẽ triển khai các máy bay ném bom chiến lược đến các căn cứ này”. Ngày 29/7, tướng “Hawk” Herbert Carroll, tư lệnh không quân Thái Bình Dương cho biết, các máy bay chiến đấu có khả năng triển khai trong các năm tiếp theo tại Tindal bên cạnh căn cứ Darwin (Úc) hiện nay.
Không quân Mỹ cũng sẽ điều động đến máy bay đến căn cứ quân sự Changi ở phía đông Singapore, căn cứ quân sự ở Thái Lan và Ấn Độ. Trong khi đó, các máy bay chiến đấu của Mỹ cũng có thể đến căn cứ Subic của Philippines cũng như sân bay Puerto Princesa ở Indonesia và Malaysia.
Máy bay tàng hình F – 35
Tất cả các sáng kiến này sẽ giúp Mỹ phát triển mạng lưới cơ sở trong khu vực, và tăng cường mối quan hệ với các nước đồng minh, giúp họ vận hành thiết bị do Mỹ chế tạo, và học cách chiến đấu bên cạnh quân đội Hoa Kỳ.
Bài báo trích dẫn Carroll nói rằng Không quân Mỹ không có kế hoạch xây dựng một số lượng lớn các cơ sở hạ tầng quân sự ở Đông Nam Á. Thay vào đó, quân đội Mỹ sẽ sử dụng các sân bay hiện có trong khu vực Bắc Thái Bình Dương.
Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương hiện có 9 căn cứ chính, từ Alaska, Hawaii đến Guam, Nhật Bản và Hàn Quốc. Các máy bay cánh lật và cánh cố định chen chúc nhau trong các căn cứ.
Carroll cho biết, các máy bay chiến đấu tốt nhất sẽ được triển khai ở Thái Bình Dương. “Điều này có nghĩa rằng Mỹ sẽ gửi một số lượng lớn F-22 Raptor, F-35 Lightning II và máy bay ném bom tàng hình B-2 tới khu vực này”. Nếu có một căn cứ quân sự ngoài Mỹ nơi các máy bay tàng hình thế hệ 5 F-35 trú đóng thì đó sẽ là khu vực Thái Bình Dương.
Video đang HOT
Một chuyên gia quân sự Trung Quốc tin rằng Hoa Kỳ sẽ tập trung vào việc tăng cường triển khai các căn cứ quân sự bên ngoài chuỗi đảo đầu tiên (nằm trong chiến lược chuỗi ngọc trai của Trung Quốc) nhằm đối phó với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc. Việc Mỹ khóa chuỗi đảo đầu tiên khiến sự tự tin của Trung Quốc giảm đáng kể.
F-22 Raptor
Mạng lưới chống ngầm dày đặc
Ngày 26.1.2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã công bố dự toán ngân sách quốc phòng năm tài chính mới. Trong phương án dự toán tài chính lần này, Quân đội Mỹ đã có kế hoạch, trong 5 năm tới mỗi năm mua giảm bớt 1tàu ngầm tiến công lớp Virginia. Giới quan chức đánh giá: đến năm 2020, nếu như không bổ sung tàu ngầm mới, tổng số tàu ngầm của Quân đội Mỹ sẽ chỉ còn dưới 48 chiếc, điều đó sẽ gây khó khăn cho Mỹ.
Nhưng theo đà Mỹ từng bước mở rộng chiều sâu chiến lược trở lại châu Á-Thái Bình Dương, để nâng cao khả năng tác chiến chống ngầm của họ ở vùng biển châu Á-Thái Bình Dương, Quân đội Mỹ sớm đã có những động thái liên tiếp: như điều chỉnh việc bố trí, nghiên cứu chế tạo tàu ngầm, thay mới trang bị chống ngầm, cùng với quân đồng minh tăng cường huấn luyện bản lĩnh chống ngầm, xác định khác niệm mới về tác chiến chống ngầm trong thế kỷ 21… Mạng lưới chống ngầm Châu Á- Thái Bình Dương” theo như giới bình luận đã được xây dựng hoàn chỉnh, bao gồm trên không, mặt nước, dưới nước.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, trọng điểm chống ngầm của Mỹ là đối phó với sự uy hiếp từ tàu ngầm Liên Xô lặn sâu dưới đại dương. Vì thế, chủ lực chống ngầm của họ tập trung bố trí ở Châu Âu. Ví dụ 60% tàu ngầm hạt nhân tiến công của Mỹ bố trí ở Đại Tây Dương, 40% bố trí ở Thái Bình Dương.
Khi kết thúc chiến tranh lạnh, Quân đội Mỹ bắt đầu điều chỉnh việc bố trí tàu ngầm hạt nhân của họ trên phạm vi toàn cầu. Sau khi Bush con lên nắm quyền, Mỹ từng bước tăng cường khả năng tác chiến chống ngầm ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Đối với Mỹ, Châu Á-Thái Bình Dương không chỉ là khu vực bố trí số lượng tàu ngầm lớn nhất thế giới, mà cũng là khu vực có thực lực tác chiến tàu ngầm mạnh nhất.
Hải quân Mỹ đã từng đưa ra số liệu thống kê như vậy, số lượng tàu ngầm ở nút giao thông quan trọng Thái Bình Dương và tuần tiễu trên tuyến đường biển gần đó lên tới 180 chiếc. Sách lược điều chỉnh tàu ngầm của chính quyền Bush con vẫn được tiếp tục sau khi Obama lên nắm quyền, đặc biệt là hiện nay sau khi Mỹ chính thức xác lập chiến lược quay trở lại Châu Á-Thái Bình Dương thì việc tăng cường củng cố “mạng lưới chống ngầm Châu Á-Thái Bình Dương” càng trở nên cần thiết.
Trước hết, cân bằng lực lượng Nam Bắc, tập trung tăng cường việc bố trí chống ngầm ở phía Nam Tây Thái Bình Dương. Sau chiến tranh lạnh, ngày 24.11.1992, Mỹ rút toàn bộ lực lượng ra khỏi căn cứ hải quân Subic, Philippin. Căn cứ này từng là căn cứ hải quân lớn nhất của Mỹ ở Châu Á, lần rút quân này thể hiện sự suy yếu trên diện rộng của lực lượng Quân đội Mỹ ở phía Nam Tây Thái Bình Dương, khả năng chống ngầm của họ đương nhiên cũng chịu tổn thất theo đó. Để xoay chuyển cục diện này, chính quyền Obama ra sức tăng cường sự hiện diện quân sự ở Philippin.
Tàu chiến tàng hình Mỹ đến đồn trú ở Singapore
Theo quy định Hiến Pháp Philippin năm 1987, trong trường hợp chưa ký điều ước quốc tế, lực lượng nước ngoài “không được đóng quân lâu dài” ở Philippin, vì vậy hai nước đã đạt được thoả thuận tương quan, Philippin sẽ theo phương thức “Tiếp đón khách tới thăm”, “đi đường vòng” cho phép tàu chống ngầm và máy bay trinh sát của Quân đội Mỹ vào đóng tại căn cứ quân sự của mình. Trước mắt, tàu ngầm hạt nhân tiến công “Texas” lớp Virginia của Quân đội Mỹ đã đến đậu tại vịnh Subic theo hình thức tới thăm, và do một chiếc tàu chi viện tàu ngầm của Quân đội Mỹ tiến hành tiếp tế.
Mặt khác theo máy bay tuần tiễu chống ngầm Orion P-3C cũng tham gia vào “đoàn sang thăm”. Ngoài ra, Mỹ còn tăng cường bố trí căn cứ quân sự ở Changi, Xinggapo. Năm 2001-2003, căn cứ Changi bắt đầu cải tạo mở rộng thành bến tàu sân bay nước sâu, Quân đội Mỹ rút cục rất muốn xây dựng nơi đây thành một cảng nước sâu tốt có thể cho phép biên đội tàu cỡ lớn bao gồm tàu sân bay, tuần dương hạm, tàu ngầm vào neo đậu. Tháng 6/2011, một hạm chiến đấu biển gần kiểu mới của Quân đội Mỹ đã được điều đến Changi. Chiến hạm kiểu mới này có khả năng chống ngầm vùng biển nước nông, có thể đối phó với thủy lôi, tàu ngầm động cơ đieden tiếng ồn thấp và tàu vũ trang cỡ nhỏ. Theo kế hoạch, trước năm 2016, căn cứ này sẽ bố trí 4 tàu chiến đấu biển gần. Không chỉ như vậy, tới năm 2025, Quân đội Mỹ còn có kế hoạch bố trí máy bay tuần tiễu chống ngầm, máy bay không người lái “hệ thống giám sát trên vùng biển rộng” theo định kỳ ở Thái Lan.
Sau đó, lấy Guam làm điểm tựa cho mạng lưới chống ngầm, xây dựng lực lượng chống ngầm lan tỏa khắp toàn bộ khu vực Tây Thái Bình Dương. Xét về vị trí địa lý, Guam cách các khu vực nhạy cảm ở Đông Á như eo biển Đài Loan, bán đảo Triều Tiên, biển Đông khoảng 3.000km, Đông cách núi Sandal (quần đảo Hawaii) 6.160 km, Tây cách Manila (Philippin 2.880 km), Bắc cách Tokyo (Nhật Bản 2.430 km), Nam cách Cairns (Australia) khoảng 2.000 km.
Quân đội Mỹ cho rằng, ưu thế của Guam là dùng làm điểm tựa cho mạng lưới chống ngầm, có thể nhanh chóng điều chuyển binh lực, Bắc có thể khống chế eo biển Tsushima, Nam có thể điều binh đến eo biển Malắcca. Để biên đội tàu sân bay có thể cập bến và 3-5 chiếc tàu ngầm hạt nhân tiến công thường xuyên neo đậu tại Guam, Quân đội Mỹ từ năm 2001 đã đầu tư 53,40 triệu USD để xây dựng mở rộng cảng và các công trình liên quan.
Theo Người đưa tin
Suýt làm Thủ tướng Việt Nam cộng hòa
"Cái ông Phạm Ngọc Thảo này rất lạ. Hồi đó nhiều người nghĩ ổng là cộng sản, nhưng lạ là không ai làm gì được ổng. Ổng nói nhỏ nhẹ và rất thuyết phục, ai cũng nghe. Năm 1965, tôi mà không ngăn cản thì ổng đã làm Thủ tướng rồi" - lời ông Nguyễn Cao Kỳ nói với Thanh Niên.
Năm 1962, sau khi thôi làm Tỉnh trưởng Kiến Hòa, sang Mỹ học một khóa quân sự cao cấp, Phạm Ngọc Thảo được bổ nhiệm làm Thanh tra Ấp chiến lược, trực thuộc Phủ Tổng thống. Thời gian này mối quan hệ giữa ông với ông Trần Kim Tuyến và Huỳnh Văn Lang càng thân thiết. Với sức thuyết phục mạnh mẽ của một nhà quân sự vừa có trình độ, vừa chân thành vốn có, ông được nhiều sĩ quan có tinh thần dân tộc ngưỡng mộ.
Phạm Ngọc Thảo (giữa) chỉ huy đảo chính - Ảnh: LIFE
Trong những năm 1962 - 1963, giữa lúc phong trào Đồng khởi lan rộng ở nông thôn, chính trường miền Nam Việt Nam trở nên rối ren. Gia đình họ Ngô vừa cai trị độc tài, vừa muốn thoát khỏi sự can thiệp của người Mỹ, tình hình này khiến cho phong trào đấu tranh của quần chúng ở đô thị dâng cao. Người Mỹ thì muốn gạt bỏ gia đình họ Ngô để thay vào đó giới lãnh đạo thân Mỹ nhằm biến miền Nam thực sự là một tiền đồn chống cộng. Biết trước sau gì gia đình họ Ngô cũng bị người Mỹ lật đổ để dựng lên một chính quyền nguy hiểm hơn, Phạm Ngọc Thảo cùng với Trần Kim Tuyến và Huỳnh Văn Lang lên một kế hoạch đảo chính với mục tiêu "cải sửa" chế độ nhằm vô hiệu hóa ý đồ của người Mỹ. Theo kế hoạch này, lực lượng đảo chính sẽ vẫn giữ Ngô Đình Diệm làm tổng thống, chỉ buộc Ngô Đình Nhu ra nước ngoài. Tuy nhiên, kế hoạch bị lộ, Trần Kim Tuyến bị đưa đi làm lãnh sự ở Ai Cập. Ngô Đình Nhu không tin Phạm Ngọc Thảo tham gia kế hoạch này, thứ nhất là ông Nhu không tin ông Thảo phản bội, thứ hai là ông Thảo "không có quân". Thực ra lúc đó ông Thảo đã được nhiều sĩ quan chỉ huy ở Quân đoàn 3, Quân đoàn 4, một số đơn vị biệt động quân, bảo an hậu thuẫn. Cuộc đảo chính không thành chủ yếu do thành phần đảo chính không phải là những người mà người Mỹ có thể nắm được.
Và như chúng ta đã biết, ngày 1.11.1963, một nhóm tướng lĩnh do Mỹ bật đèn xanh, đã tiến hành đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Anh em ông Diệm, ông Nhu bị chết thảm. "Hội đồng quân nhân cách mạng" (HĐQNCM) do tướng Dương Văn Minh đứng đầu lên cầm quyền. Phạm Ngọc Thảo dù không chủ động tham gia cuộc đảo chính này, vẫn được HĐQNCM cử làm tùy viên báo chí, sau đó được cử sang Mỹ tu nghiệp. HĐQNCM cầm quyền được 2 tháng, đã bị tướng Nguyễn Khánh và tướng Trần Thiện Khiêm 2 lần "chỉnh lý", thâu tóm mọi quyền lực.
Lên cầm quyền, Nguyễn Khánh rút Phạm Ngọc Thảo về nước, cử làm giám đốc báo chí, phát ngôn viên chính phủ, lúc này ông đã được thăng đại tá. Mâu thuẫn giữa các tướng lĩnh trong giới cầm quyền ngày càng gay gắt, Nguyễn Khánh tiếp tục loại Trần Thiện Khiêm, đưa ông tướng này đi làm đại sứ tại Mỹ. Phạm Ngọc Thảo cũng được đưa sang Mỹ làm tùy viên văn hóa, quân sự vào đầu tháng 10.1964. Ông đưa luôn vợ con sang (họ định cư ở Mỹ cho đến ngày nay). Tuy nhiên, sau đó do nghi ngờ Phạm Ngọc Thảo, nên cuối năm 1964, Nguyễn Khánh ra lệnh triệu hồi Phạm Ngọc Thảo về nước, với ý đồ sẽ bắt ông tại sân bay Tân Sơn Nhất. Phạm Ngọc Thảo đã khôn khéo không về đúng giờ bay dự định nên thoát. Có mặt ở Sài Gòn, ông bí mật móc nối tổ chức lực lượng, kéo tướng Lâm Văn Phát và hàng chục sĩ quan khác tiến hành cuộc đảo chính ngày 19.2.1965.
Điều kỳ lạ là lúc đó Phạm Ngọc Thảo, tuy là đại tá nhưng không cầm quân và đang bị Nguyễn Khánh truy bắt, lại có thể tổ chức và chỉ huy một lực lượng không dưới một sư đoàn làm binh biến (gồm các đơn vị thiết giáp với 45 xe tăng và thiết giáp, các đơn vị địa phương quân, lực lượng của Trường bộ binh Thủ Đức và chủ lực là trung đoàn 46 thuộc Sư đoàn 25 bộ binh). Cuộc binh biến do tướng Lâm Văn Phát cầm đầu về danh nghĩa, còn thực tế do Phạm Ngọc Thảo tổ chức và chỉ huy, sau này người ta gọi ông là "Tư lệnh hành quân 19.2".
Chỉ trong 1 ngày, lực lượng đảo chính đã chiếm Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh biệt khu thủ đô (trại Lê Văn Duyệt), Đài phát thanh Sài Gòn, bến Bạch Đằng và sân bay Tân Sơn Nhất. Đáng tiếc là do một số sơ sót trong hợp đồng tác chiến, Nguyễn Khánh đã được Tư lệnh Không quân lúc đó là Nguyễn Cao Kỳ cứu thoát.
Chúng tôi có dịp gặp ông Nguyễn Cao Kỳ năm 2008. Hỏi về sự kiện này, ông Nguyễn Cao Kỳ nói: "Cái ông Phạm Ngọc Thảo này rất lạ. Hồi đó nhiều người nghĩ ổng là cộng sản, nhưng lạ là không ai làm gì được ổng. Ổng nói nhỏ nhẹ và rất thuyết phục, ai cũng nghe. Năm 1965, tôi mà không ngăn cản thì ổng đã làm Thủ tướng rồi". Ngẫm nghĩ một hồi, ông Kỳ nhớ lại: "Cuộc đảo chính diễn ra bất ngờ đến mức tôi không kịp mặc áo, chỉ mặc may ô chui hàng rào thép gai ra lấy máy bay chạy về Biên Hòa. Sau đó ông Thảo lên Biên Hòa gặp tôi, cùng đi có một đại tá Mỹ. Ổng thuyết phục tôi ủng hộ quân đảo chính. Nói thật là tôi không ưa gì Nguyễn Khánh, nhưng quân đội đánh nhau tôi không đồng ý. Tôi bảo các anh phải cho quân về ngay doanh trại, đến 5 giờ chiều mà không rút quân tôi sẽ cho máy bay ném bom". Đó là lý do khiến cuộc đảo chính thất bại.
Tuy nhiên, Nguyễn Khánh cũng bị loại. Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ và một số tướng lãnh được sự hậu thuẫn của người Mỹ đã lựa gió phất cờ, họp Hội đồng tướng lãnh buộc Nguyễn Khánh từ chức và trục xuất ông này ra nước ngoài với danh nghĩa là "đại sứ lưu động", cử tướng Nguyễn Chánh Thi làm chỉ huy chống đảo chính, ra lệnh cho Phạm Ngọc Thảo, Lâm Văn Phát cùng 13 sĩ quan "đầu sỏ" tham gia đảo chính trong vòng 24 giờ phải ra trình diện. Phạm Ngọc Thảo, tướng Lâm Văn Phát, trung tá Lê Hoàng Thao (Trung đoàn trưởng Trung đoàn 46) bỏ trốn.
Tháng 6.1965, Hội đồng tướng lĩnh giải tán chính phủ dân sự của Phan Huy Quát, đưa tướng Nguyễn Văn Thiệu làm Chủ tịch Ủy ban lãnh đạo quốc gia (tương đương quốc trưởng), tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch Ủy ban hành pháp trung ương (tương đương thủ tướng). Chính quyền Thiệu - Kỳ lập tòa án quân sự để xử những người tham gia đảo chính. Phạm Ngọc Thảo bị kết án tử hình vắng mặt, chúng treo giải thưởng 3 triệu đồng cho ai bắt được ông.
Lúc này tuy ông phải lẩn tránh sự truy bắt của chính quyền, nhưng vẫn còn nắm được 1 tiểu đoàn. Ông liên lạc với ông Võ Văn Kiệt. Ông Kiệt gặp ông và gợi ý ông ra chiến khu cho an toàn, có thể dẫn theo tiểu đoàn này với danh nghĩa binh biến ly khai. Tuy nhiên, ông cho biết ông vẫn còn có khả năng tổ chức đảo chính để ngăn chặn chính quyền quân phiệt rước quân viễn chinh Mỹ vào gây tội ác. Ông Võ Văn Kiệt đồng ý.
Phạm Ngọc Thảo tiếp tục hoạt động bí mật ở Sài Gòn, cho xuất bản tờ "Việt Tiến" để tập hợp lực lượng. Ông được các giám mục, linh mục, giáo dân Công giáo cùng nhiều bạn bè trong và ngoài quân đội giúp đỡ, bảo vệ.
Còn Nguyễn Văn Thiệu, sau khi lên nắm chính quyền, thấy rõ Phạm Ngọc Thảo là mối đe dọa nguy hiểm đến vị trí quyền lực của mình, nên quyết tìm mọi cách tiêu diệt ông để trừ hậu họa. ( còn tiếp)
Theo TNO
Tư lệnh không quân mất chức vì... gấu bông Tưnhn Belarus đã bch chức ngày 31-7 vì ting ngăược mt máy bay Thụn thả hàng trăm con gấng Teddy xung lãnh thổ. Cùng vi Tưnhn Dmitry Pakhmelkin, Tổng thng Alexander Lukashenko cònch chức Chủ tch Ủy ban biên gii quc gia Igor Rachkovsky. Trong mt tuyên b do b phận báo chí của tổng thng phát hành, hai ôngy mất chức do...