Các căn cứ quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông

Suốt thời phong kiến, các triều đại Trung Hoa không xem biển cả là khu vực cần chinh phục mà coi đây là một chiến lũy thiên nhiên, cần chú trọng đến hải phòng (phòng ngự bờ biển) và hải cấm (cấm đoán những qua lại trên biển) nhằm chống ngoại xâm hay ngăn ngừa những nhóm chống đối âm mưu bạo loạn, chẳng hạn “Tỏa quốc cấm hải” là chính sách của nhà Thanh ban bố năm 1661 (Thuận Trị 18).

Cho đến tận thế kỷ XIX, những ai dùng thuyền ra khơi nếu không có sứ mạng hay được phép của triều đình đều bị coi là giặc. Tuy nhiên, chiến lược biển của Trung Quốc ngày nay đã hoàn toàn thay đổi và đầy tham vọng.

1. Tháng 9/2008, Tạp chí “Bình luận phòng vệ Hán Hòa” của Canada đã đăng tải bài viết “Trung Quốc tăng cường xây dựng căn cứ quân sự tình báo ở quần đảo Hoàng Sa”. Theo đó, cùng với việc xây dựng các căn cứ tàu ngầm bí mật ở đảo Hải Nam, hải quân và không quân Trung Quốc đang tăng cường xây dựng các căn cứ trên quần đảo Hoàng Sa, trong đó có sân bay quân sự lớn nhất trên biển và trạm thu thập tin tức tình báo siêu cấp. Các loại ăngten đã được bố trí dày đặc trên một đảo nhỏ thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đảo nhỏ này thông qua một hành lang nhân tạo xây dựng trên biển đã nối liền với đảo Vĩnh Hưng. Ăngten cỡ lớn trang bị trên đảo có thể theo dõi được toàn bộ hoạt động trên Biển Đông, tới tận Malaysia.

Các căn cứ quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông - Hình 1

Sau khi chiếm cứ Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc đã xây dựng sân bay với tham vọng biến đảo này thành “hàng không mẫu hạm không bao giờ chìm” (ảnh: visithainan.com.au)

Những tín hiệu thu được sẽ được đưa vào ghi âm và xử lý tại 4 tòa nhà lớn xây dựng trên đảo. Những căn cứ thuộc loại này sẽ do phòng 3 và phòng 4 thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng quản lý. Phòng 3 phụ trách thu thập, phân tích và giải mã tin tức tình báo. Phòng 4 phụ trách đối kháng điện từ. Tất cả những tin tức tình báo này sau khi được tập hợp lại sẽ do Bắc Kinh phụ trách phân tích, giải mã. Sân bay quân sự trên đảo Vĩnh Hưng của quần đảo Hoàng Sa cũng được xây dựng lại, đường băng hiện đã dài hơn 2.500m, một bộ phận đường băng đã vươn ra tận biển, đủ để cho bất kỳ loại máy bay thế hệ ba nào của Trung Quốc như SU-30MKK có thể lên xuống.

Sân bay xây một trạm radar, 4 nhà kho chứa xăng dầu cỡ lớn, 4 nhà kho có thể dùng để sửa chữa máy bay. Căn cứ hải quân cũng được xây dựng lại cùng với đê chắn sóng, cầu tàu dài 500m, có thể neo đậu tàu khu trục và tàu hộ tống. Các công trình kiến trúc xây dựng trên đảo có thể đủ dùng cho hàng nghìn người sinh hoạt bình thường. Điều này cho thấy quần đảo Hoàng Sa đã trở thành căn cứ quân sự tổng hợp chủ yếu của hải quân, không quân và thu thập tin tức tình báo của Trung Quốc. Tại đây mỗi tuần có tàu đổ bộ chuyên chở nhiên liệu thực phẩm tiếp tế cho đảo.

Mục đích của việc Trung Quốc tăng cường xây dựng căn cứ quân sự trên đảo Vĩnh Hưng là để tạo nên một căn cứ tiền duyên mạnh, phối hợp với các căn cứ tàu ngầm và tàu nổi ở đảo Hải Nam, nhằm thâm nhập quân sự sâu hơn nữa vào toàn bộ khu vực Biển Đông. Một khi eo biển Đài Loan có chiến sự, đảo Vĩnh Hưng sẽ là “tàu sân bay không bao giờ chìm”, giám sát quân Mỹ tăng viện từ hướng Bắc của Ấn Độ Dương. Bán kính tác chiến của máy bay SU27, SU30MKK cất cánh từ quần đảo Hoàng Sa có thể bao trùm lên toàn bộ Biển Đông, tới tận Malaysia, Phillipines và Brunei.

2. Tháng 3/2009, Đới Hy – Đại tá Không quân Trung Quốc đã hô hào trên một tờ báo về việc nước này cần thiết lập căn cứ quân sự quy mô lớn tại Trường Sa để bảo vệ nguồn tài nguyên ở Biển Đông (?!). Vị Đại tá này nhận định, tương lai Trung Quốc phụ thuộc vào các vùng biển đảo là không hề phóng đại. Trung Quốc không thể giàu mạnh nếu không có nguồn lợi từ biển và không bảo đảm được an ninh cho các tuyến giao thương hàng hải nên Trung Quốc cần hiểu rõ tính cấp bách trong việc chạy đua với các nước láng giềng.

Một căn cứ quy mô lớn phải được thiết lập tại Biển Đông, là tiền đề cho sự hiện diện ngoài khơi của Trung Quốc trên thế giới. Một khi dây chuyền hàng hải bao gồm các ngành đánh cá, sinh học biển, dầu khí, vận tải, du lịch, dịch vụ… được thành lập sẽ trở thành động lực kinh tế lớn lao cho tỉnh Hải Nam và cả nước Trung Quốc. Cùng với việc phát triển nguồn tài nguyên Biển Đông, vị Đại tá này cho rằng, cần thiết lập căn cứ quân sự trên quần đảo Trường Sa với các cơ sở dành cho máy bay trực thăng và các loại hình tác chiến khác. Hải phận và không phận rộng lớn ở Biển Đông sẽ trở thành địa điểm huấn luyện quân sự không chỉ bảo vệ phát triển kinh tế của Biển Đông mà còn thúc đẩy hiện đại hóa quân đội của nước này.

Video đang HOT

3. Trong cuốn “An ninh và chính trị quốc tế ở Biển Đông” – NXB Routledge, New York, 2009, GS Trường cao đẳng Hải quân Mỹ Bruce A. Elleman cũng nhận xét rất đáng để chúng ta tham khảo rằng, các căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông đang dần được củng cố và có khả năng tác chiến cao hơn. Điển hình là đảo Hải Nam với hạ tầng cơ sở viễn thông được nối kết rất tinh vi và được ngụy trang rất khó phát hiện. Trong thập niên 90 của thế kỷ trước, Trung Quốc tiếp tục xây dựng thêm các căn cứ quân sự trên một số hòn đảo khác thuộc quần đảo Trường Sa.

Các căn cứ quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông - Hình 2

Quần đảo Hoàng Sa nhìn từ máy bay (ảnh: Wikipedia)

Dựa trên các thiết bị điện tử và cơ sở vật chất được quan sát qua vệ tinh thì đảo Phú Lâm và bãi đá Gạc Ma dường như là hai căn cứ chính cho các hoạt động bành trướng của Trung Quốc kéo dài từ Biển Đông đến tận eo biển Malacca. Các đảo và các rặng đá ngầm khác có vũ trang của Trung Quốc được kết nối qua vệ tinh hay trạm vô tuyến mặt đất và thậm chí họ còn có mạng Internet để liên lạc giữa các tướng lĩnh địa phương và các hạm đội. Đó là chưa kể đến các thiết bị điện tử tinh vi trên các chiến đấu cơ, tàu chiến, tàu ngầm, tất cả đều phục vụ vào việc tăng cường tiềm năng quân sự sẵn có trên đất liền của Trung Quốc trở nên đáng sợ hơn.

Phần lớn các căn cứ quân sự ở bờ biển phía nam Trung Quốc được kết nối vô tuyến với các hoạt động hải quân ở ngoài khơi. Trung tâm đầu não của hệ thống viễn thông này dường như tập trung ở đảo Hải Nam. Mặc dù là tỉnh nhỏ nhất của Trung Quốc tính về mặt lãnh thổ, chỉ khoảng 35.000km2 nhưng Hải Nam là nơi đặt tổng hành dinh của Cục bờ biển và hải đảo Trung Bộ, Tây và Nam Trung Quốc để giám sát quần đảo Hoàng Sa, Trung Sa và quần đảo Trường Sa. Vùng biển đảo Hải Nam xấp xỉ khoảng 2 triệu km2, để kiểm soát được một khu vực rộng lớn như thế, một radar lớn loại quét sóng quá chân trời được đặt gần bờ biển Hải Nam và chĩa thẳng về hướng Nam. Trong thập niên 70, Trung Quốc đã từng thử nghiệm radar loại OTH có đường kính 2,3m với khả năng phát hiện tàu qua lại trong vòng bán kính 250km.

Để tuần tra khu vực này, các tàu hải quân Trung Quốc được trang bị hệ thống định vị có khả năng bắt tín hiệu vệ tinh của Trung Quốc cũng như của nước ngoài. Một thiết bị hướng dẫn hải quân chính khác là hệ thống định vị mặt đất kỹ thuật số DGPS có độ chính xác khoảng 5-10m trong phạm vi hoạt động 300km. Việc nghiên cứu được bắt đầu vào thập niên 70 qua 3 trạm tín hiệu hỗ trợ hướng dẫn vô tuyến điện công suất lớn ở miền Nam Trung Quốc. Trong khi đó các trạm tín hiệu hỗ trợ hướng dẫn vô tuyến kết nối hàng hải (RBN-DGPS) được đặt ở Tam Á, Hải Khẩu và Haifou. Một trạm tín hiệu DGPS khác có công suất cao hơn với tần số 295kHz được đưa vào hoạt động vào năm 1999 tại Tam Á, sau đó thêm hai trạm ở Yangpu và Baohujiao cũng tại miền Nam Trung Quốc.

Từ năm 2000, Trung Quốc đã phóng 3 vệ tinh lên quỹ đạo để thiết lập cho riêng họ hệ thống vệ tinh định vị khu vực Beidou, còn gọi là “Big Dipper”, có thể phủ sóng khắp Biển Đông. Trong khi đó, dịch vụ kiểm soát hàng hải (VTS) được đặt ở Trạm Giang với sự hỗ trợ của hệ thống vi tính hiện đại và các radar được xây dựng dọc theo bờ biển phía tây Hải Nam tại Dong Fang và Hải Khẩu, đa số mua của Công ty Hoa Kỳ Lockheed Martin nhằm trang bị các phần cốt lõi của hệ thống hàng hải viễn liên. Trung Quốc cũng đặt mua một số hệ thống tình báo điện tử (ELINT) quan yếu để lắp đặt trên đảo Hải Nam gồm có một trạm tại phía tây nam và một trạm ở bờ biển phía đông nam thuộc căn cứ không quân Lăng Thủy (Lingshui), khu liên hợp quân sự được thành lập vào năm 1968 và sau đó được mở rộng rất nhiều vào năm 1995, với khoảng 1.000 chuyên gia phân tích tín hiệu ở đây.

Để hỗ trợ cho các hoạt động tàu ngầm ở khu vực này, một trạm vô tuyến tần số thấp công suất cao đã được xây dựng ở Hải Nam vào năm 1965. Một căn cứ tàu ngầm ở Ngọc Lâm (Yulin) được nối kết chặt chẽ với tổng hành dinh của các tàu nhỏ và tàu ngầm. Những trung tâm này bao gồm việc thông tin vô tuyến tần số rất thấp (VLF) với tàu ngầm và các tàu mặt biển ở vùng Biển Đông. Tính tới năm 1985, 5 trung tâm vô tuyến VLF được đặt ở Phúc Châu (Fuzhou), Lữ Thuận Khẩu (Lushun), Ninh Ba (Ningbo), Trạm Giang (Zhanjiang) và Ngọc Lâm (Yulin). Hệ thống quản lý giao thông vô tuyến này còn giúp điều phối một cách hiệu quả các tàu ngầm quân sự đang di chuyển trong vùng nước nông trên eo biển Quỳnh Sơn (Qiongzhou) nằm giữa đảo Hải Nam và lục địa.

4. Theo GS Bruce A. Elleman, quần đảo Hoàng Sa là nơi Trung Quốc có các căn cứ quân sự đứng thứ hai về tầm quan trọng chỉ sau Hải Nam xét về phương diện hệ thống hỗ trợ điện tử vô tuyến. Ảnh chụp từ không gian trong thập niên 80 cho thấy ở đây đã xuất hiện một chuỗi ăngten lớn gồm 16 chiếc, mỗi chiếc gồm 8 nhánh ăngten trời. Đây có thể là một trạm VHF, nhưng lại được miêu tả rất khác nhau như là một ăngten thông tin vệ tinh hay là một mảnh hình thánh giá của radar cảnh báo thế hệ cũ. Đảo Phú Lâm hình như được trang bị một radar tiếp cận chính xác (PAR), tần số X kiểu 791. Tháng 6/2001, có một nguồn tin không chính thức cho rằng, Trung Quốc đã đưa tên lửa chống hạm HY-2 lên đảo Phú Lâm. Ngoài ra còn có thêm một khu đặt súng cao xạ bắn máy bay ở đầu cuối phía bắc đảo Phú Lâm. Từ năm 1991, cả thảy đã có 67 chiến đấu cơ với tổng cộng 14 lần điều động đến đảo này.

Các căn cứ quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông - Hình 3

Một lô cốt phòng thủ của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa được sơn ngụy trang

Trong khi đó một cảng thuộc đảo Quang Hòa Đông (Duncan) – đảo lớn thứ hai ở Hoàng Sa đã được mở rộng với việc gia cố các công sự phòng thủ và lắp đặt các trang thiết bị điện tử viễn thông. Mặc dù chưa thấy có tin tức gì về các thiết bị vô tuyến được xây dựng trên đảo Duy Mộng, trọng tâm của cuộc hải chiến Việt – Trung vào năm 1974, nhưng giữa năm 1995, một trạm thám báo vô tuyến mới được đưa vào hoạt động ở đảo Hòn Đá (Rocky) gần đảo Phú Lâm.

Dù Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố là sẽ không can thiệp vào việc tự do đi lại của các tàu bè quốc tế, nhưng họ từ chối minh bạch hóa những vùng nào mà họ tuyên bố là có chủ quyền. Bằng cách vẽ “đường yêu sách chín đoạn” bao quanh quần đảo Hoàng Sa, Bắc Kinh rõ ràng đã đơn phương sáp nhập vào họ các vùng lãnh hải và không phận thuộc vùng tự do đi lại quốc tế từ xưa đến nay. Rất có thể Bắc Kinh sau này sẽ bắt buộc các tàu bè qua lại phải xin phép khi đi qua các vùng đang được tự do di chuyển hiện nay. Dĩ nhiên là bây giờ Trung Quốc chưa thể áp đặt một chính sách như thế nhưng khi họ đủ mạnh, họ có thể sẽ thực hiện điều này. Việc Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự và thám báo trên quần đảo Trường Sa khiến khả năng có một chính sách kiểm soát qua lại trên Biển Đông nghiêm ngặt như thế ngày càng trở nên hiện thực hơn.

Trong quá khứ quần đảo Trường Sa gần như chỉ có lính đồn trú người Việt, cho mãi đến Thế chiến II khi Nhật Bản xây dựng các công sự ở đảo đá Danger, cồn Tizard và đảo Nam Yết; rất nhiều khu vực đó hiện nay đang có quân đội Việt Nam và Philippines trú đóng. Đảo Ba Bình là một trong những đảo nằm xa nhất về hướng Bắc của quần đảo Trường Sa và là một trong số rất ít những đảo đủ lớn để xây dựng một sân bay và một căn cứ tàu ngầm. Đài Loan vẫn tiếp tục chiếm giữ đảo Ba Bình và gần đây đã kéo dài đường băng ở đấy để có thể tiếp nhận được những máy bay trọng tải lớn hơn.

Vào thập niên 80, các cuộc tuần tra trên biển bằng các tàu nghiên cứu đại dương đều được các tàu chiến Trung Quốc hộ tống. Sau khi các tàu dân sự và tàu khoa học thăm dò khu vực này vào tháng 10/1987, Trung Quốc đã đánh chiếm bãi đá Chữ Thập vào tháng 3/1988. Năm 1988-1989, vài chục tàu chiến Trung Quốc cũng tiến hành các cuộc tập trận lớn trùng với việc chiếm đoạt thêm một số dải đá ngầm chiến lược ở quần đảo Trường Sa. Tới thập niên 90, Trung Quốc lại khởi công xây dựng các trạm đóng quân tạm thời và các công trình bát giác bằng gỗ trên các cọc gỗ ở sáu rặng đá ngầm và gọi đó là “những chòi trú bão”. Một căn cứ quân sự nhỏ khác cũng được xây dựng ở bãi đá Gạc Ma.

Theo các bức không ảnh, các nhà gỗ bát giác tạm thời này ban đầu được xây trên những cọc gỗ nhưng đến năm 1989 thì bắt đầu được lắp đặt ăngten. Trong khi đó ở rặng đá Subi (Subi Reef), Trung Quốc cho xây một trại lính và một tòa nhà hai tầng cùng với một ăngten liên lạc vệ tinh. Trạm này cũng có một sân đáp trực thăng và một cầu ximăng kiên cố với nhịp uốn nối liền với tòa nhà sở chỉ huy. Năm 1995, Trung Quốc bắt đầu xây dựng trên bãi đá Vành Khăn (Mischief Reef) và khoảng năm 2000, các bệ súng và các thiết bị điện tử chính được lắp đặt thêm ở một tòa nhà nhỏ hơn ở phía bắc. Các cầu tàu, bãi đáp trực thăng và một số súng phòng không đã được dựng lên, cùng với một hệ thống tên lửa chưa xác định được là loại gì. Có một vài báo cáo cho rằng, đó là những tên lửa chống hạm Silkworm.

Trong khi đảo Hải Nam là nơi đồn trú tất cả các căn cứ hải quân và không quân chủ lực, thì các phương tiện thiết bị nhỏ hơn nhiều ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa giúp liên lạc và thám báo cho các cuộc viễn chinh hàng hải đầy tham vọng trong tương lai và cho các tàu ngầm Trung Quốc thường xuyên qua lại Biển Đông. Để hỗ trợ cho các tàu trên mặt biển, Trung Quốc đã dần dần tăng số lượng máy bay, tàu ngầm và hạm đội trong vùng biển nóng bỏng này.

Theo ThethaoVietNam

Hàn Quốc nổi giận lập ADIZ mới, "chém" ADIZ Trung Quốc

Ngày 2-12, các quan chức quân sự Hàn Quốc cho biết, nước này chuẩn bị hoàn thành kế hoạch thiết lập một khu vực phòng không mới, trong đó có một trạm nghiên cứu đại dương được xây dựng trên một đảo đá ngầm và các hòn đảo phía nam nước này.

Động thái mới nhất này diễn ra sau khi hồi tuần trước Trung Quốc đã công bố một khu vực nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông và yêu cầu tất cả các máy bay nước ngoài đi qua khu vực này phải thông báo cho phía Trung Quốc. Khu vực này nằm chồng chéo với các khu vực phòng không của Hàn Quốc và Nhật Bản và đã làm gia tăng căng thẳng ở khu vực Đông Bắc Á.

Hôm Chủ nhật, các quan chức cao cấp chính phủ Hàn Quốc đã thảo luận các biện pháp để mở rộng khu vực phòng không của họ, bao gồm cả các hòn đảo Marado và Hongdo cùng với Trạm nghiên cứu Hải dương Ieodo, được xây dựng trên một đảo đá ngầm nằm trong vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn của cả Hàn Quốc và Trung Quốc.

"Về khái niệm, KADIZ mới này đã được hoàn tất," một quan chức chính phủ cao cấp giấu tên cho biết. "Chính phủ sẽ công bố kế hoạch này sau khi cân nhắc thận trọng các hoạt động quân sự và sự an toàn hàng không cũng như các quy tắc quốc tế."

Seoul đã bị chỉ trích sau khi không đưa đảo Ieodo, nằm cách đải Jeju khoảng 160 km về phía nam vào KADIZ trước đây của Hàn Quốc. "Vùng nhận dạng phòng không" Hàn Quốc được Không quân Mỹ thiết lập năm 1951, không bao trùm không phận của nước này đối với một số khu vực xa xôi.

Hàn Quốc nổi giận lập ADIZ mới, chém ADIZ Trung Quốc - Hình 1

Khu vực chồng lấn giữa ADIZ của Trung Quốc, Nhật Bản và ADIZ cũ của Hàn Quốc (không bao trùm đảo Ieodo)

"Chính phủ đang chuẩn bị khu vực phòng không mới theo một cách đảm bảo tốt nhất các lợi ích quốc gia", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Kim Min-seok cho biết trong một cuộc họp báo, nhưng ông không cho biết thêm chi tiết của dự thảo này.

Để sửa đổi khu vực phòng không mới này, bộ trưởng quốc phòng nước này cần phải tham khảo ý kiến các bộ, ngành liên quan và công bố trên công báo của chính phủ.

Chính phủ nước này cũng đang thảo luận về việc thông báo với các nước láng giềng về việc mở rộng này. Quyết định này, một khi được phê chuẩn, có thể sẽ làm gia tăng thêm căng thẳng với các nước láng giềng.

Trong một cuộc họp giữa các quan chức quốc phòng cao cấp hồi tuần trước, Seoul đã yêu cầu Bắc Kinh để chỉnh sửa lại ranh giới phòng không, nhưng đã bị Trung Quốc từ chối vì rằng ADIZ của họ nhằm vào Tokyo, chứ không phải Seoul.

Các quan chức cao cấp chính phủ và đảng cầm quyền dự kiến sẽ thảo luận kế hoạch mới này vào ngày 3-12, nhưng ngày hôm nay, chính phủ đã hủy bỏ kế hoạch này để cho phép dành nhiều thời gian hơn cân nhắc kỹ vấn đề nhạy cảm này. Cuộc họp có thể sẽ được tổ chức sớm nhất là vào tuần sau.

Theo ANTĐ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nga công bố danh sách khách mời dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắngNga công bố danh sách khách mời dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng
21:30:42 07/05/2025
Quân đội Pakistan nhận lệnh đáp trả, Ấn Độ diễn tập toàn quốcQuân đội Pakistan nhận lệnh đáp trả, Ấn Độ diễn tập toàn quốc
23:20:41 07/05/2025
Mỹ công bố thêm 60.000 trang hồ sơ về vụ ám sát Thượng nghị sĩ Robert F. KennedyMỹ công bố thêm 60.000 trang hồ sơ về vụ ám sát Thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy
15:00:50 08/05/2025
Rủi ro khi mua tiền số liên quan Tổng thống TrumpRủi ro khi mua tiền số liên quan Tổng thống Trump
11:11:16 08/05/2025
Khai quật mộ vua trẻ đẹp nhất Ai Cập: Mở ra chuỗi chết chóc, nhân loại ám ảnhKhai quật mộ vua trẻ đẹp nhất Ai Cập: Mở ra chuỗi chết chóc, nhân loại ám ảnh
20:28:35 08/05/2025
Khói trắng xuất hiện, Mật nghị Hồng y chính thức bầu được tân Giáo hoàngKhói trắng xuất hiện, Mật nghị Hồng y chính thức bầu được tân Giáo hoàng
23:38:12 08/05/2025
Top 2 Miss Cosmo phủ sóng, nhiệm kỳ rực rỡ hơn Miss Universe, tương lai Big 1?Top 2 Miss Cosmo phủ sóng, nhiệm kỳ rực rỡ hơn Miss Universe, tương lai Big 1?
15:10:45 07/05/2025
Ông Trump tuyên bố không giảm thuế với Trung Quốc trước thềm đàm phánÔng Trump tuyên bố không giảm thuế với Trung Quốc trước thềm đàm phán
13:47:16 08/05/2025

Tin đang nóng

Công bố kết luận giám định vụ tai nạn khiến nữ sinh tử vong ở Vĩnh LongCông bố kết luận giám định vụ tai nạn khiến nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long
21:50:23 08/05/2025
Phát hiện 50kg vàng và 10 tỷ đồng tiền mặt trong phòng trọ 20m2Phát hiện 50kg vàng và 10 tỷ đồng tiền mặt trong phòng trọ 20m2
21:09:39 08/05/2025
Chồng cũ Từ Hy Viên ê chề sau vụ vợ hot girl lộ 3.000 tấm ảnh nóng bỏng gây sốcChồng cũ Từ Hy Viên ê chề sau vụ vợ hot girl lộ 3.000 tấm ảnh nóng bỏng gây sốc
19:47:48 08/05/2025
Hỷ sự Vbiz: 1 Hoa hậu đã âm thầm tổ chức lễ dạm ngõ, danh tính đàng trai "không phải dạng vừa"Hỷ sự Vbiz: 1 Hoa hậu đã âm thầm tổ chức lễ dạm ngõ, danh tính đàng trai "không phải dạng vừa"
19:55:08 08/05/2025
Lễ tiễn đưa mẹ MC Đại Nghĩa: Nam nghệ sĩ bần thần, Trường Giang - Võ Tấn Phát cùng dàn sao đến chia buồnLễ tiễn đưa mẹ MC Đại Nghĩa: Nam nghệ sĩ bần thần, Trường Giang - Võ Tấn Phát cùng dàn sao đến chia buồn
21:38:41 08/05/2025
Vụ nữ sinh Vĩnh Long tử vong: Gia đình nhận thông báo kết quả giải quyếtVụ nữ sinh Vĩnh Long tử vong: Gia đình nhận thông báo kết quả giải quyết
23:34:51 08/05/2025
Phương Lê nghi "bầu phake", mukbang lần nửa con gà, từng mất 1 con với Vũ Luân?Phương Lê nghi "bầu phake", mukbang lần nửa con gà, từng mất 1 con với Vũ Luân?
18:16:27 08/05/2025
Bác sĩ U40 bị sa thải vì ngoại tình với nhiều phụ nữBác sĩ U40 bị sa thải vì ngoại tình với nhiều phụ nữ
18:30:10 08/05/2025

Tin mới nhất

Ông Trump tuyên bố không giảm thuế để đàm phán với Trung Quốc

Ông Trump tuyên bố không giảm thuế để đàm phán với Trung Quốc

23:32:51 08/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ không xem xét việc hạ mức thuế 145% mà Mỹ đang áp lên Trung Quốc nhằm thúc đẩy các cuộc đàm phán thương mại với Bắc Kinh.
Khi OPEC+ 'chơi dao đứt tay'

Khi OPEC+ 'chơi dao đứt tay'

23:29:43 08/05/2025
Chẳng những không thể đẩy giá dầu lên cao như mong muốn, chính sách cắt giảm khai thác để giảm nguồn cung mà OPEC+ theo đuổi trong những năm qua thậm chí còn gây tổn thương cho nhóm này.
Mỹ tìm giải pháp thương mại với Canada, Trung Quốc

Mỹ tìm giải pháp thương mại với Canada, Trung Quốc

23:26:40 08/05/2025
Reuters dẫn lời Thủ tướng Canada Mark Carney cho hay việc đàm phán thương mại với Tổng thống Mỹ Donald Trump rất phức tạp , nhưng cuộc gặp tại Nhà Trắng ngày 6.5 mang tính xây dựng và đem lại một số tiến triển.
Chảo lửa xung đột Ấn Độ - Pakistan bùng phát

Chảo lửa xung đột Ấn Độ - Pakistan bùng phát

23:24:06 08/05/2025
Giao tranh căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan vào hôm qua đã trở thành cuộc đụng độ nghiêm trọng nhất giữa 2 nước láng giềng Nam Á trong gần 20 năm.
Phó tổng thống Mỹ dịu giọng với châu Âu, khẳng định 'chung một chiến tuyến'

Phó tổng thống Mỹ dịu giọng với châu Âu, khẳng định 'chung một chiến tuyến'

23:21:18 08/05/2025
Phó tổng thống Mỹ JD Vance ngày 7.5 đã có những phát ngôn tích cực hơn về châu Âu, trái ngược với những lời công kích gay gắt trước đây.
Disney sẽ xây công viên giải trí đầu tiên tại Trung Đông

Disney sẽ xây công viên giải trí đầu tiên tại Trung Đông

23:14:12 08/05/2025
Công ty Walt Disney (Mỹ) ngày 7.5 thông báo đã đạt thỏa thuận với nhà phát triển tại Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) để xây khu phức hợp nghỉ dưỡng-công viên giải trí.
Thêm trường hợp tai nạn liên quan tiêm kích F/A-18

Thêm trường hợp tai nạn liên quan tiêm kích F/A-18

23:12:16 08/05/2025
Một tiêm kích F/A-18 Hornet của quân đội Phần Lan đã bị rơi vào ngày 7.5, chưa đầy một ngày sau khi mẫu chiến đấu cơ tương tự của quân đội Mỹ gặp nạn trên biển Đỏ.
Lo ngại bệnh than, Campuchia ngừng nhập một số sản phẩm từ Thái Lan

Lo ngại bệnh than, Campuchia ngừng nhập một số sản phẩm từ Thái Lan

23:10:34 08/05/2025
Campuchia quyết định tạm dừng nhập khẩu các sản phẩm gia súc và thịt qua toàn bộ cửa khẩu biên giới với Thái Lan do lo ngại bệnh than.
Israel tập kích chết người tại Gaza, mâu thuẫn về số con tin còn sống

Israel tập kích chết người tại Gaza, mâu thuẫn về số con tin còn sống

23:06:58 08/05/2025
Cơ quan phòng vệ dân sự tại Dải Gaza cho biết Israel không kích tại một trại tị nạn khiến 31 người thiệt mạng, trong khi Israel khẳng định chỉ nhằm vào lực lượng Hamas.
Chỉ huy Hamas thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel vào Liban

Chỉ huy Hamas thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel vào Liban

19:42:39 08/05/2025
Vụ không kích này diễn ra trong bối cảnh Israel đang gia tăng đáng kể các cuộc tấn công vào lãnh thổ phía Nam Liban, bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đã được ký kết vào tháng 11/2024.
Lực lượng Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công Israel

Lực lượng Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công Israel

19:39:32 08/05/2025
Theo đơn vị quản lý sân bay, tất cả các chuyến bay đến và đi từ sân bay quốc tế Sanaa của Yemen đã bị đình chỉ cho đến khi có thông báo mới. Dự kiến, việc khôi phục lại hoạt động của sân bay sẽ mất nhiều thời gian.
Pakistan mở lại không phận, Ấn Độ vẫn đóng 21 sân bay

Pakistan mở lại không phận, Ấn Độ vẫn đóng 21 sân bay

19:31:40 08/05/2025
Một số hãng hàng không khác chuyển hướng hoặc hủy các chuyến bay đến và đi từ châu Âu do căng thẳng leo thang giữa Ấn Độ và Pakistan. Theo dữ liệu từ FlightRadar24, có hơn 20 chuyến bay quốc tế phải đổi hướng để tránh không phận Pakista...

Có thể bạn quan tâm

Lưu Diệc Phi lộ nhân cách thật khi bị người khác vạch trần thói phông bạt ngay trên sóng trực tiếp

Lưu Diệc Phi lộ nhân cách thật khi bị người khác vạch trần thói phông bạt ngay trên sóng trực tiếp

Sao châu á

23:56:24 08/05/2025
Lần hiếm hoi Lưu Diệc Phi thể hiện thái độ khó chịu là khi bị bạn học cùng lớp, đàn chị Giang Nhất Yến (sinh năm 1983), vạch trần bí mật ngay trên sóng trực tiếp.
Giả thuyết sốc về Thám Tử Kiên phần 2: Nữ chính là "trùm cuối" vì lý do không ngờ

Giả thuyết sốc về Thám Tử Kiên phần 2: Nữ chính là "trùm cuối" vì lý do không ngờ

Phim việt

23:54:07 08/05/2025
Có thể thấy, rất nhiều giả thuyết, khả năng đầy sáng tạo và hấp dẫn đang dần hình thành để Victor Vũ mạnh tay đầu tư kịch bản cho Thám Tử Kiên phần 2, thậm chí phần 3
Lý Hải - Minh Hà bị hàng nghìn người bao vây, náo loạn cả một khu phố

Lý Hải - Minh Hà bị hàng nghìn người bao vây, náo loạn cả một khu phố

Hậu trường phim

23:51:17 08/05/2025
Tại các cụm rạp ở Rạch Giá khi đoàn phim Lật mặt 8 ghé thăm, khán giả từ khắp nơi đổ về vây kín đoàn làm phim như vỡ trận.
Phản hồi mới nhất của Đoàn Di Băng: "Khách hàng cứ yên tâm sử dụng các lô hàng trước đó"

Phản hồi mới nhất của Đoàn Di Băng: "Khách hàng cứ yên tâm sử dụng các lô hàng trước đó"

Sao việt

23:42:52 08/05/2025
Trước thắc mắc của một cư dân mạng về chất lượng toàn bộ sản phẩm của công ty, Đoàn Di Băng đã có câu trả lời thẳng thắn.
Khởi tố vụ người phụ nữ đi đường bất ngờ bị kéo lên ô tô, 'tra tấn' bằng axit

Khởi tố vụ người phụ nữ đi đường bất ngờ bị kéo lên ô tô, 'tra tấn' bằng axit

Pháp luật

23:42:39 08/05/2025
Công an tỉnh Cà Mau khởi tố 2 hành vi liên quan đến vụ người phụ nữ tố bị hành hung, bắt lên ô tô, tra tấn bằng axit và máy xăm.
Phần cuối 'Squid Game' ấn định ngày lên sóng: Lee Jung Jae sẽ ra sao?

Phần cuối 'Squid Game' ấn định ngày lên sóng: Lee Jung Jae sẽ ra sao?

Phim châu á

23:34:06 08/05/2025
Bộ phim truyền hình Squid Game phần 3 của Netflix đã tiết lộ poster, trailer và hình ảnh quảng bá, sẵn sàng ra mắt vào ngày 27/6.
3 sai lầm khiến phụ nữ trung niên mặc đồ đắt tiền nhưng vẫn kém sang

3 sai lầm khiến phụ nữ trung niên mặc đồ đắt tiền nhưng vẫn kém sang

Thời trang

23:18:16 08/05/2025
Đừng vội đổ lỗi cho tuổi tác. Sau khi thấy màn lột xác của một bà mẹ trung niên, bạn có lẽ sẽ thay đổi suy nghĩ.
Kevin De Bruyne gia nhập Liverpool?

Kevin De Bruyne gia nhập Liverpool?

Sao thể thao

23:00:39 08/05/2025
Liverpool đã khiến giới mộ điệu sửng sốt khi theo báo cáo từ Gianluca Di Marzio, họ chính thức gửi đề nghị hợp đồng cho Kevin De Bruyne - nhạc trưởng huyền thoại của Man City, người sẽ rời sân Etihad sau mùa giải 2024/25.
Bố ba con chinh phục được mẹ đơn thân kém 8 tuổi trên show hẹn hò

Bố ba con chinh phục được mẹ đơn thân kém 8 tuổi trên show hẹn hò

Tv show

22:39:32 08/05/2025
Người đàn ông có ba con đến show hẹn hò tìm bạn đời, được mai mối với đàng gái từng đổ vỡ hôn nhân. Sau cuộc trò chuyện, cả hai đều cảm nhận được sự rung động và đồng ý bấm nút hẹn hò.
Hôn nhân 'kịch tính' của cậu cả nhà David Beckham với ái nữ tỉ phú Mỹ

Hôn nhân 'kịch tính' của cậu cả nhà David Beckham với ái nữ tỉ phú Mỹ

Sao âu mỹ

22:19:46 08/05/2025
Cuộc hôn nhân của cậu cả nhà David Beckham càng gây bàn tán khi tin đồn về mối bất hòa với gia đình lan truyền rầm rộ.
Đau đầu vì con ngỗ nghịch, chỉ 5 phút xem phim "Sex Education", tôi đúc rút bài học tâm đắc: Tương lai trẻ sẽ bị phá hỏng vì điều này

Đau đầu vì con ngỗ nghịch, chỉ 5 phút xem phim "Sex Education", tôi đúc rút bài học tâm đắc: Tương lai trẻ sẽ bị phá hỏng vì điều này

Góc tâm tình

21:56:47 08/05/2025
Nhờ bộ phim Sex Education mà tôi rút ra được một bài học tâm đắc để dạy con. Con gái tôi đang ở độ tuổi nổi loạn nhất cuộc đời, tuổi dậy thì.