Các ca tử vong tại châu Âu không liên quan đến vaccine COVID-19
Mặc dù hàng chục người đã tử vong ngay sau khi được tiêm vaccine ngừa COVID-19 nhưng giới khoa học khẳng định loại vaccine này không phải là nguyên nhân dẫn đến vụ việc đáng tiếc trên.
Một người cao tuổi tiêm vaccine COVID-19 của Pfizer/BioNTech tại Pháp. Ảnh: Reuters
Hãng thông tấn AFP đưa tin cơ quan y tế của các nước đều nhấn mạnh rằng đa số các vụ tử vong sau khi tiêm vaccine đều là những người già dễ bị tổn thương và có bệnh nền. Dưới đây là đánh giá của một số nước châu Âu xảy ra tình trạng trên:
Na Uy đã làm dấy lên báo động vào tuần trước khi nước này có đến 33 ca tử vong trong tổng số 20.000 người về hưu được tiêm mũi vaccine đầu tiên ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech.
Viện Y tế Cộng đồng Na Uy cho biết có ít nhất 13 người tử vong sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19, những người này không chỉ rất cao tuổi mà còn mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Cơ quan này cũng nhấn mạnh rằng chưa có phân tích nào chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng trên nhưng với các bệnh nhân lớn tuổi và dễ bị tổn thương thì các tác dụng phụ thông thường của việc tiêm chủng như sốt hoặc buồn nôn đều có thể góp phần dẫn đến cái chết.
Các thông tin tử vong tại Na Uy đã lan truyền sự quan ngại cũng như gia tăng sự hoài nghi của những người phản đối vaccine, buộc chính quyền nhiều nước phải lên tiếng khẳng định không có mối liên hệ giữa việc tiêm vaccine và những người tử vong sau khi tiêm chủng.
Video đang HOT
Cho đến ngày 22/1 vừa qua, nước Pháp đã có khoảng 800.000 người được tiêm chủng, trong đó có 9 người chết vì các bệnh mãn tính tại các trung tâm chăm sóc y tế hoặc tại nhà. Cơ quan dược phẩm quốc gia của Pháp ANSM cung cấp thông tin dựa trên các bằng chứng hiện có rằng: “Không thể đưa ra kết luận rằng những ca tử vong có liên quan đến việc tiêm chủng”.
Trong số 13 người cao tuổi tử vong sau tiêm tại Thụy Điển và 7 người tại Iceland, không có mối liên hệ nào với việc tiêm vaccine. Tại Bồ Đào Nha, một nhân viên chăm sóc y tế chết sau 2 ngày tiêm chủng song Bộ Tư pháp nước này thông báo kết quả khám nghiệm tử thi không phát hiện liên quan đến việc tiêm ngừa COVID-19.
Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) cho biết mặc dù có những ca tử vong nhưng tới nay chưa có quan ngại cụ thể nào được ghi nhận đối với loại vaccine Comirnaty – tên thương mại của vaccine Pfizer. EMA nhấn mạnh chính quyền các nước cần điều tra về các ca tử vong để quyết định liệu vaccine có phải chịu trách nhiệm về nguyên nhân của những người chết vừa qua không.
Cơ quan chức năng của các nước và Ủy ban châu Âu cần phải kiểm tra tất cả các vấn đề liên quan đến tiêm vaccine được báo cáo bởi các chuyên gia y tế, công ty dược phẩm và bệnh nhân. Hiện tại, số lượng và nguyên nhân của những trường hợp tử vong sau khi tiêm vaccine đều không có vấn đề bất thường.
Tại nhiều nước như Pháp, Na Uy, Anh và Tây Ban Nha, những người dễ bị tổn thương và lớn tuổi được ưu tiên tiêm ngừa COVID-19 trước. Cơ quan quản lý dược phẩm MHRA của Vương quốc Anh cho biết: “Không bất ngờ khi một số người trong nhóm đối tượng trên có thể tự nhiên ốm mệt hoặc tình trạng của họ trở nên trầm trọng hơn sau khi tiêm chủng. Thế nhưng, vaccine không đóng bất kỳ vai trò nào trong các trường hợp đó”. Tử vong là vấn đề rất nhạy cảm và có rất nhiều cách tiếp cận để cung cấp thông tin cho công chúng.
Pháp cùng vài nước Bắc Âu đã lập báo cáo các trường hợp tử vong sau tiêm cũng như nêu rõ các tác dụng phụ của tiêm vaccine ngay cả khi không có mối liên hệ nào được thiết lập.
Trong thời gian tới, MHRA sẽ ra tuyên bố liên quan các trường hợp tử vong nhằm tránh lan rộng tình trạng báo động do tiêm chủng. Cơ quan này tuyên bố: “Chúng tôi sẽ cung cấp cụ thể tất cả các phản ứng nghi ngờ được báo cáo liên quan đến việc tiêm chủng vaccine COVID-19 cùng với những đánh giá của chúng tôi một cách thường xuyên trong tương lai”.
Giới chức y tế của châu Âu khẳng định các ca tử vong không đặt ra bất kỳ hoài nghi nào về tính an toàn của các loại vaccine. Na Uy đã không điều chỉnh chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19. Quốc gia này đã khuyến cáo các bác sỹ đánh giá toàn diện sức khỏe của các bệnh nhân dễ bị tổn thương trước khi tiêm chủng, một chính sách được rất nhiều nước thực hiện.
Theo như thống kê của AFP cho đến ngày 23/1, toàn cầu đã có hơn 60 triệu liều vaccine được tiêm tại ít nhất 64 nước và vùng lãnh thổ.
Mỹ trải qua tuần chết chóc nhất vì Covid-19 kể từ tháng 4
Mỹ ghi nhận hơn 15.600 ca tử vong vì Covid-19 trong vòng 7 ngày qua, biến đây thành tuần có số người chết nhiều nhất kể từ tháng 4.
Trong vòng 5 ngày kể từ hôm 2/12, giới chức y tế Mỹ đã báo cáo hơn một triệu ca nhiễm Covid-19, theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopskin. Quốc gia này cũng ghi nhận 15.658 ca tử vong trong vòng 7 ngày, cao nhất kể từ tháng 4.
Trong khi đó, thống kê của New York Times chỉ ra trong một tuần qua, mỗi ngày Mỹ báo cáo trung bình 2.249 ca tử vong, vượt mức kỷ lục hồi tháng 4 là 2.232 ca/ngày.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, hiện ghi nhận tổng cộng hơn 15 triệu ca nhiễm, trong đó hơn 290.000 ca tử vong vì nCoV kể từ khi dịch bùng phát hồi đầu năm. Nước này đã có 6 ngày liên tiếp mà hơn 100.000 người nhập viện điều trị vì Covid-19.
Nhân viên y tế Mỹ tại một điểm xét nghiệm Covid-19 ở Los Angeles, bang California hôm 1/12. Ảnh: Reuters.
Trước tình hình đại dịch diễn biến nghiêm trọng như hiện nay, nhiều chuyên gia y tế lo ngại số ca nhiễm và tử vong ở Mỹ sẽ tiếp tục tăng mạnh khi quốc gia này bước vào dịp lễ lớn cuối năm, như Giáng sinh và năm mới.
"Chúng ta đang chuyển từ mùa lễ Tạ ơn sang Giáng sinh và tình hình sẽ rất thách thức", Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ, cảnh báo hôm 7/12.
Theo Viện Đánh giá và Đo lường Sức khỏe của Đại học Washington, số ca tử vong trung bình trong tháng vì Covid-19 tại Mỹ được dự đoán sẽ tăng gần gấp đôi trong tháng 12, lên hơn 70.000, sau đó tiếp tục tăng lên hơn 76.000 vào tháng 1, trước khi giảm xuống trong tháng 2.
Giới chức y tế Mỹ đang nỗ lực để có thể phân phối sớm các ứng viên vaccine tiềm năng của Pfizer và Moderna, hai loại vaccine đang chờ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép sử dụng khẩn cấp.
Bất chấp nhiều thách thức về sản xuất và phân phối, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex Azar nói trong cuộc phỏng vấn với Axios hôm 7/12 rằng hàng chục triệu người Mỹ sẽ được tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho tới ngày 20/1 tới.
Các trường tiểu học ở New York mở cửa trở lại Ngày 7/12, các trường tiểu học công lập tại thành phố New York đã mở cửa đón học sinh trở lại trường học, trong khi giới chức Mỹ cảnh báo hoạt động ăn uống trong nhà tại các nhà hàng có thể tạm thời bị cấm trong vài ngày tới nếu số ca nhập viện do mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp...