Các BV ngăn chặn lây nhiễm Covid-19, bảo vệ người mang bệnh nền
Tại các bệnh viện ở TPHCM, nhất là những khoa “trọng yếu”, có các bệnh nhân mắc bệnh nền, công tác chống lây nhiễm Covid-19 được siết chặt.
Nhận diện nguy cơ
Kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại đến nay, Bệnh viện Ung bướu TPHCM đã phân luồng 3 cổng riêng biệt cho nhân viên y tế, bệnh nhân nội trú và ngoại trú, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Bộ Y tế, hướng dẫn của Sở Y tế về phòng chống Covid-19 trong cơ sở khám chữa bệnh. Bác sĩ Diệp Bảo Tuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TPHCM cho biết, bệnh viện cũng mới thành lập 2 đơn vị là khoa cách ly tập trung và khoa điều trị bệnh nhân nặng. Đối với những bệnh nhân ung thư kèm các bệnh lý khác như tiểu đường, phổi, suy giảm miễn dịch, suy thận… đều được chuyển đến điều trị riêng, được ngăn cách qua ba lớp cửa, có bảo vệ túc trực 24/24h. Các bệnh nhân này cũng được cung ứng các dịch vụ ăn uống, phát thuốc, lấy máu, siêu âm… tại phòng bệnh để không tiếp xúc với những người bên ngoài.
Hỗ trợ khai báo y tế cho bệnh nhân và thân nhân.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Tuấn, điều đáng ngại là trong khuôn viên bệnh viện chật hẹp, nhưng mỗi ngày có đến từ 9.000-10.000 người bệnh, thân nhân đến khám ngoại trú và điều trị nội trú, chưa kể hơn 2.000 nhân viên y tế. Lượng bệnh nhân nằm viện đông cũng rất khó thực hiện giãn cách nên nguy cơ lây nhiễm rất lớn.
“Xác định bệnh nhân ung thư là những bệnh nhân có nhiều nguy cơ có hệ miễn dịch yếu do tác động của bệnh cũng như là tác động của điều trị thành ra có nhiều nguy cơ nặng hơn khi làm họ chẳng may nhiễm nCoV. Chúng tôi cố gắng hết sức phòng ngừa, không cho thăm bệnh. Còn nuôi bệnh thì chỉ 1 người nhà ở lại chăm, những tình huống cần thiết thì mới là người thân nhân thường trực trên khoa, còn nếu không thì chỉ chăm theo giờ”- bác sĩ Tuấn cho biết.
Phòng khám sàng lọc đặt cạnh khoa cấp cứu của BV Nhân dân Gia Định.
Theo PGS.TS.BS Hồ Thượng Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất, tỷ lệ bệnh nhân mắc Covid-19 trở nên nặng hơn và tử vong đa phần rơi vào trường hợp người lớn tuổi. Sự lão hóa của cơ thể khiến sức đề kháng của người già bị suy giảm, hệ miễn dịch yếu hơn. Ngoài ra, đa số người cao tuổi cũng thường mang theo nhiều yếu tố bệnh nền trong cơ thể, mắc các bệnh mạn tính kèm theo. Đây cũng là một trong các nguyên nhân người già nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc dịch bệnh. Đặc biệt, khi đã bị nhiễm virus, tốc độ suy đa phủ tạng càng nhanh và càng dễ tử vong, tử vong sớm hơn so với các đối tượng khác. Vì thế, đây là đối tượng cần bảo vệ nghiêm ngặt khỏi nguy cơ mắc Covid-19. Tại Bệnh viện Thống Nhất, mỗi khoa của bệnh viện đều triển khai công tác phòng dịch theo tình hình riêng, như giảm số bệnh nhân trong cùng một phòng bệnh, giảm số lần tái khám và đẩy mạnh khám chữa bệnh tại nhà cho người bệnh lớn tuổi.
Video đang HOT
Bảo vệ chặt những điểm trọng yếu
Khoa Huyết học của Bệnh viện Chợ Rẫy mỗi năm điều trị cho khoảng 7.000 lượt bệnh nhân, trong đó 4.000 lượt nhân nội trú và 3.000 lượt ngoại trú. Trong số này có 70% bệnh nhân mắc các bệnh lý về máu ác tính, 30% còn lại là các bệnh lý lành tính. ThS.BS Hoàng Thị Thúy Hà, Phó Trưởng Khoa Huyết học cho biết, bản thân bệnh máu ác tính khiến bệnh nhân suy giảm miễn dịch, lấn át tất cả tế bào miễn dịch bình thường. Các bệnh nhân bị bệnh máu có sử dụng những thuốc ức chế miễn dịch nên hệ miễn dịch suy giảm nhiều, nếu mắc Covid-19 thì diễn tiến rất nặng và có tiên lượng tử vong. Vì vậy, ngay khu vực chờ thang máy vào khoa này buộc phải dựng lên 2 hàng rào chắn bằng sắt để ngăn chặn người không có liên quan xâm nhập vào khu vực điều trị.
“Những bệnh nhân mà nghi ngờ thì đã có phòng cách ly theo dõi, đảm bảo đúng tiêu chuẩn ví dụ khoảng cách 2m, nhân viên thăm khám, bác sĩ điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân là phải có đồ bảo hộ”- BS Hoàng Thị Thúy Hà cho biết.
Phòng khám có hệ thống hút lọc tuần hoàn không khí và tấm chắn ngăn cách giữa bệnh nhân và nhân viên y tế.
Bác sĩ Chuyên khoa II Hồ Văn Hân – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết, Khoa Lọc máu của bệnh viện mỗi ngày thực hiện 5 ca và mỗi ca khoảng 20 bệnh nhân. Do đặc thù bệnh nhân lọc máu phải ra vào bệnh viện thường xuyên nên nguy cơ lây nhiễm cao. Vì vậy, Khoa đã có phòng cách ly riêng, bệnh nhên nếu có các triệu chứng nghi ngờ hoặc yếu tố dịch tễ sẽ được lấy mẫu phết họng xét nghiệm truy tìm SARS-CoV-2. Các y bác sĩ cũng đẩy mạnh truyền thông đến các bệnh nhân có bệnh nền, người bệnh ở Khoa Lão là: hạn chế tiếp xúc, theo dõi sức khỏe, phản hồi ngay với bác sĩ khi ở nhà có các triệu chứng nghi ngờ.
Đặc biệt, bệnh viện cũng thành lập phòng khám sàng lọc đặt tại Khoa Cấp cứu và Khoa Khám bệnh, hoạt động 24/24h. Các bác sĩ đã sáng chế ra hệ thống hút lọc khí tuần hoàn lưu động trong các phòng khám này nhằm hạn chế tối đa lây nhiễm giữa nhân viên y tế và bệnh nhân.
“Nguyên tắc hoạt động như hệ thống là giống như hệ thống áp lực âm, những không khí do bệnh nhân hít thở và các giọt bắn sẽ được hệ thống này hút và lọc, xử lý qua màng lọc Heba, có tia cực tím sẽ xử lý trước khi đẩy không khí ra ngoài, giảm được nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế và môi trường xung quanh”- BS Hồ Văn Hân cho biết.
Nhiều ngày qua, TPHCM không có ca mắc Covid-19 trong cộng đồng. Tuy nhiên, các bệnh viện đều xác định: Tại những khoa điều trị các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, có nhiều bệnh nhân đã phụ thuộc máy móc, sự sống rất mong manh, phải đề cao cảnh giác trước nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Công tác tăng cường các biện pháp phòng chống sẽ giúp mỗi cơ sở y tế là một pháo đài vững chắc, sớm đẩy lùi đại dịch Covid-19./.
Quyết định táo bạo cứu bệnh nhân 16 tuổi trong gang tấc
Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến - trưởng khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho biết các bác sĩ của khoa Ngoại 1 vừa đưa ra một quyết định táo bạo và đã giúp bệnh nhân 16 tuổi có thể kéo dài thêm cuộc sống.
BS Nguyễn Văn Tiến và các đồng nghiệp mổ cho bệnh nhân
Bệnh nhân N.N.T. bị ung thư đại trực tràng khi cô bé tròn 14 tuổi. Cái tuổi mà trong cơ thể bắt đầu thay đổi để trở thành một thiếu nữ và bắt đầu nhận thức được cuộc sống. Bỏ hết việc học hành dang dở, lăn lóc trong bệnh viện và chịu sự tàn phá khủng khiếp của các loại vũ khí hủy diệt: phẫu thuật cắt 1/2 đại tràng và đặt hậu môn nhân tạo bên thành bụng suốt đời.
Sau nhiều đợt hoá trị đổ hàng đống hoá chất vào cơ thể, hi vọng bệnh được ổn định một thời gian thì đầu năm 2019 cô bé bị di căn buồng trứng.
Bác sĩ Tiến cho biết, lần này được phẫu thuật cắt phần phụ và mạc nối lớn sau đó lại tiếp tục "dội" hoá chất vào cơ thể của em. Ổn định được khoảng 6 tháng thì bụng em bất đầu to dần mệt khó thở, em liền nhập vào khoa nội Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đánh giá không còn khả năng hoá trị nên chuyển sang khoa ngoại 1.
Bác sĩ Tiến cho hay, đối với trường hợp của bé, bác sĩ nhận định đây là trường hợp di căn buồng trứng lan tràn phúc mạc chèn ép ổ bụng và chèn ép phổi gây khó thở nên tiến hành lên chương trình phẫu thuật.
Tuy nhiên, khi bắt đầu phẫu thuật cô bé bị sốt cao và thiếu máu nặng nên hoãn mổ.
Sau nhiều ngày hồi sức bé vẫn không cải thiện được và đôi lúc gia đình và bác sĩ cũng lắc đầu bất lực.
Cô bé ôm bụng khổng lồ, những cơn kêu la rên siết, cơn khó thở đẫm mồ hôi. Bác sĩ Tiến tâm sự nhìn cô bé như sắp từ giã cõi đời nên toàn thể các bác sĩ Khoa Ngoại 1 không cầm được nước mắt và họ đưa ra một quyết định táo bạo của tập thể: quyết định mổ cấp cứu khẩn cấp để lấy khối bướu giải áp cho bé và có giải thích khả năng tử vong rất cao nếu mổ, người nhà quyết định thà cho nó cơ hội cuối cùng.
Hình ảnh bụng của bệnh nhân trước khi mổ.
E kíp trực của khoa ngoại 1 tập trung toàn bộ tiến hành mổ cho bé. Sau 3 giờ vật lộn với tử thần đã lấy toàn bộ khối bướu và dịch nặng trên 18kg ra khỏi cơ thể và điều diệu kỳ ổ bụng lại sạch ngoài khối bướu và dịch không thấy bướu xâm lấn trong bụng.
Bác sĩ Tiến cho biết quyết định táo bạo giúp cứu cô bé trong gang tấc. Bệnh nhân có thể sống thêm một thời gian khá dài nữa như vậy là bé cũng có thể lập gia đình mặc dù chất lượng sống giảm vì mang hậu môn nhân tạo và không thể có con được vì đã cắt hết 2 buồng trứng.
Trong ca phẫu thuật táo bạo này, bác sĩ Tiến chia sẻ sự nhạy cảm nghề nghiệp của tập thể, sự quyết đoán phẫu thuật kịp thời để cứu một sinh mạng dù biết rằng nếu thất bại thì..
Ung thư đại tràng là ung thư gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan.
Ung thư đại tràng thường bắt đầu lành tính (gọi là polyp). Polyp không phải là u nhưng là một tổn thương có hình dạng giống như một khối u, có cuống hoặc không, do niêm mạc đại tràng và tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành. Polyp không phải là ung thư nhưng chúng có thể phát triển thành ung thư sau một thời gian dài.
Kiểm tra đại trực tràng thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để phòng tránh ung thư.
Ung thư đại tràng có thể phòng tránh được thông qua thói quen ăn uống lành mạnh. Có nhiều yếu tố nguy cơ mà mọi người có thể phòng tránh được như:
Các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu) được xem là có liên quan mật thiết đến ung thư đại tràng. Ăn khoảng 160g/ngày hoặc chế độ ăn với thịt quá 5 lần/tuần có nguy cơ cao gấp 3 lần. Dưới hình thức chiên, nướng, thịt xông khói, dăm bông, xúc xích, chất đạm sẽ làm tăng yếu tố sinh ung thư, còn mỡ sẽ bị chuyển hóa bởi vi khuẩn trong lòng ruột, làm tăng sản các tế bào biểu mô bất thường và phát triển thành ung thư. Ăn nhiều thịt, mỡ, đạm, ít chất xơ dễ dẫn đến béo phì và có nguy cơ cao gây ung thư đại tràng, nên cần thay đổi chế độ ăn khoa học hơn để phòng bệnh.
Các thức ăn chứa nhiều chất xơ (rau xanh, trái cây) giúp làm giảm nguy cơ ung thư vì chất xơ giúp gia tăng tiêu thụ acid folic, loại khỏi lòng ruột các yếu tố độc hại vì giảm thời gian ứ đọng phân. Ngoài ra, chất xơ làm giảm pH trong lòng đại tràng và tăng sản xuất các acid béo chuỗi ngắn và yếu tố vi lượng chống hiện tượng ôxy hóa.
Găng tay không có tác dụng giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19 Nhiều người cho rằng dùng găng tay sẽ củng cố thêm cho việc ngăn chặn lây nhiễm Covid-19 tuy nhiên sự thật không hề như vậy và thậm chí còn gây thiếu hụt vật dụng cho các nhân viên y tế. Đeo khẩu trang và thường xuyên vệ sinh tay với xà phòng hoặc chất khử trùng được xác định là những phương...