Các bước kiểm tra thử khi mua xe cũ chơi Tết
Dưới đây là các kinh nghiệm “xương máu” để tránh bị hớ khi mua xe ô tô cũ.
Càng tới gần Tết nguyên đán, thị trường xe cũ càng trở nên sôi động. Những chiếc xe đã qua sử dụng là lựa chọn hàng đầu đối với những khách hàng có ngân sách eo hẹp. Nếu may mắn, có thể bạn sẽ kiếm được một chiếc xe có chất lượng tốt và tiết kiệm được một khoản tương đối so với việc mua xe mới.
Tuy nhiên, nỗi lo muôn thuở khi đi mua xe cũ là mua nhầm phải xe chất lượng kém, đã qua “mông má”, xe từng bị tai nạn v.v… Để tránh việc phải mua hớ, bạn hãy tham khảo một số kinh nghiệm sau đây.
Các bước kiểm tra thử khi mua xe cũ
Trước khi lái thử xe, bạn hãy đi một vòng xung quanh xe để kiểm tra. Chú ý tới những tới những chi tiết, vị trí có màu sơn không đồng nhất, không khớp với tông màu chính của xe, đây có thể là dấu hiệu của việc xe từng bị va chạm, đâm đụng.
Tiếp theo, cúi xuống gầm xe để kiểm tra tình trạng bị chảy dầu, nhớt. Quan sát tình trạng của lốp xe, nếu lốp xe quá cũ, mòn thì giá trị của xe sẽ bị giảm nhiều. Một bộ lốp xe mới có thể sẽ tiêu tốn của bạn cả chục triệu đồng.
Bước tiếp, bạn hãy khởi động xe, bật đèn pha, đèn khẩn cấp rồi ra ngoài tiếp tục quan sát. Hãy chú ý đến các tiếng động lạ, mùi lạ và các dấu hiệu bất thường. Việc thay thế một bóng đèn xi-nhan không sáng chỉ tốn vài trăm nghìn nhưng đó cũng có thể bắt nguồn do phần điện xe bị hỏng.
Nếu ống xả bị ám màu xanh lam hoặc đen, nguyên nhân có thể bắt nguồn từ lỗi động cơ hoặc hệ thống kiểm soát khí thải có vấn đề.
Kiểm tra nội thất
Video đang HOT
Nên kiểm tra kỹ hệ thống điều hòa trên xe. Ảnh: Autointhebox
Việc đầu tiên là kiểm tra các đèn bên trong khoang lái, nếu đèn sáng yếu cũng có thể bắt nguồn từ nguyên nhân lỗi hệ thống điện.
Khi kiểm tra hệ thống giải trí trên xe, hãy thử khả năng kết nối với điện thoại di động, bật nhạc to để xác định tình trạng loa không bị rè, méo tiếng.
Một việc rất quan trọng là kiểm tra hệ thống điều hòa và sưởi trên xe. Kể cả khi đi kiểm tra xe vào mùa đông, bạn cũng phải bật điều hòa ở chế độ làm mát để đảm bảo mọi thứ hoạt động bình thường, chú ý tới những mùi khó chịu phả ra từ khe gió điều hòa. Tiếp theo, hãy kiểm tra sự vận hành trơn tru của các cửa sổ điện.
Đặc biệt, hãy để ý các vết nước đọng, mùi ẩm mốc ở sàn xe, nội thất, đây là dấu hiệu rõ ràng nhất của việc xe từng bị ngập nước.
Sau khi quan sát bằng mắt, việc tiếp theo là chạy thử xe. Khi ngồi ở ghế lái mà không cảm thấy thoải mái thì có lẽ kích thước chiếc xe không phù hợp với bạn. Nếu cố gắng mua chiếc xe này, cảm giác khó chịu sẽ đeo bám bạn hàng ngày.
Bạn nên lái thử xe ở nhiều địa hình, chạy thử trên đường cao tốc để thử sức khả năng tăng tốc của xe, lái xe qua những đoạn đường xấu gồ ghề để kiểm tra tình trạng của hệ thống treo, giảm xóc.
Lái thử xe là khâu quan trọng nhất khi đi mua xe cũ. Hãy chú ý đến những đèn báo lỗi trên bảng điều khiển, hiện tượng bất thường khi tăng tốc, chuyển số, phanh xe.
Những rung lắc trên ghế ngồi có thể bắt nguồn từ các lỗi ở phía sau của xe, trong khi rung lắc ở vô lăng có thể do lỗi của hệ thống lái, hệ thống treo trước.
Đưa xe đến gara để xác định lỗi của xe. Ảnh: drewdalyonline
Bạn có thể kiểm tra bằng cách buông lỏng vô lăng và rà phanh. Một chiếc xe hoạt động bình thường phải dừng lại theo đường thẳng hoặc hơi nghiêng sang phải. Nếu xe bị phanh giật cục hoặc ngoặt sang trái thì sẽ rất nguy hiểm khi tham gia giao thông thực tế vì sẽ dẫn đến nguy cơ đâm vào các xe ngược chiều.
Khi đạp phanh nếu có cảm giác rung thì có nghĩa là rotor phanh đã bị cong vênh, còn trường hợp phải đạp phanh sâu mới có tác dụng thì má phanh đã quá mòn.
Nếu không phải là người có kinh nghiệm, bạn hãy đưa chiếc xe định mua tới kiểm tra ở các gara sửa chữa có uy tín. Các thợ sửa chữa sẽ cho bạn biết số chi phí phải bỏ ra nếu muốn khôi phục chiếc xe về trạng thái bình thường, để từ đó đưa ra quyết định có mua xe hay không, hoặc làm căn cứ để mặc cả giá với chủ xe.
Kiểm tra chất lượng xe cũ như thế nào trước khi mua?
Ngoài việc kiểm tra ngoại thất, nội thất và động cơ, người mua xe cũ nên kiểm tra lịch sử bảo dưỡng của xe để tránh rủi ro.
Những chi tiết ngoại thất sẽ phản ánh khá sát với quá trình sử dụng của người sở hữu ô tô
Kiểm tra ngoại thất
Việc đầu tiên mà người mua xe cũ cần làm là kiểm tra ngoại thất. Hãy kiểm tra xem bên ngoài có vết trầy xước gì không, gioăng cao su cửa xe còn chắc chắn hay không, viền nắp ca-pô có bị kênh hay không... Ngoài ra, khách hàng cũng nên kiểm tra các bộ ốc vít, độ mòn của lốp xe, độ sâu của rãnh lốp, đĩa phanh có bị mòn nhiều hay không, bề mặt la-zang đã bị xước, móp hay mẻ chỗ nào...
Các chi tiết bên trong khoang động cơ và nắp ca-pô sẽ cho người mua biết được xe đã từng bị va chạm mạnh hay chưa
Kiểm tra gầm xe
Nhìn vào gầm xe cũng có thể đánh giá được lịch sử di chuyển và sử dụng của xe để đánh giá chất lượng xe. Nếu gầm xe có những vết lõm do đá văng vào, rỉ sét trong quá trình sử dụng thì chất lượng của xe cũng không còn được đánh giá cao.
Kiểm tra nội thất
Hãy kiểm tra bề mặt ghế ngồi (đặc biệt là ghế lái xe), nếu xe đã đi nhiều thì ghế sẽ có nhiều nếp nhăn (nhất là đối với ghế da sẽ thể hiện rất rõ). Ngoài ra, những chi tiết như độ mòn của vô lăng xe, các nút bấm trên vô lăng, các núm tăng giảm âm lượng, chỉnh điều hòa, người mua cũng cần kiểm tra. Xe sử dụng càng nhiều thì các chi tiết này sẽ càng dễ xuất hiện hao mòn, đổi màu, trầy xước.
Kiểm tra các thông số và lịch sử thay đổi của xe (nếu có)
Những thông tin mà người mua ô tô cũ cần biết gồm: thời điểm sản xuất xe, thời điểm xe được đăng ký lần đầu (thời điểm những lần đăng ký sau nếu xe qua 2 đời chủ trở lên). Khách hàng mua xe có thể căn cứ vào thời điểm đăng ký xe lần đầu để tính quãng đường xe đã đi mỗi năm.
Thông thường, một mẫu xe để đi gia đình, đi làm di chuyển trong phố là chủ yếu sẽ đi được khoảng 10.000 km/năm (1 vạn km). Đối với những mẫu xe hạng sang thì sẽ di chuyển ít hơn (dưới 1 vạn km). Tuy nhiên, đối với những chiếc xe đã chạy dịch vụ hoặc để kinh doanh thì quãng đường di chuyển có thể dao động từ 20.000 đến 30.000 km/năm.
Ngoài ra, trong thời gian sử dụng xe, các chủ xe sẽ đưa xe đi bảo dưỡng định kỳ tại các garage. Và hoạt động đó sẽ được các thợ bảo dưỡng ghi lại thông tin chính xác trong sổ nhật ký bao gồm số km, thời gian, nội dung...
Người mua ô tô sẽ có cái nhìn chân thực hơn khi trực tiếp cầm lái chiếc xe
Lái thử xe
Khi trực tiếp điều khiển xe, người mua sẽ có đánh giá trực quan hơn về cảm giác lái, khả năng tăng tốc của xe, độ rung của xe và độ trễ chân ga sau một thời gian sử dụng.
Mang xe đến các xưởng dịch vụ chính hãng
Nếu người mua xe đã tự mình tìm hiểu hết các thông tin xe kể trên mà vẫn chưa yên tâm về chất lượng, nếu người bán xe cho phép, khách hàng có thể mang xe đến các xưởng dịch vụ, các trung tâm bảo dưỡng xe chính hãng. Mặc dù mất thêm một chút chi phí (khoảng trên dưới 1 triệu đồng), nhưng đây là nơi tin cậy nhất để kiểm tra chất lượng xe cũ trước khi mua xe và sử dụng.
Cách nào giúp người mua ô tô cũ không bị lừa? Thị trường xe cũ hiện nay rất lớn, nếu được quản lý tốt sẽ đảm bảo được việc minh bạch trong mua bán, giá thành phù hợp với nhiều người dân... Dữ liệu thông tin phương tiện là chìa khóa quan trọng giúp quản lý thị trường ô tô cũ, giảm thiểu rủi ro cho khách hàng Trước sự bát nháo, lộn xộn...