Các bước cơ bản khi lái ô tô số tự động
Khác với ô tô số sàn, thao tác điều khiển ô tô số tự động đơn giản và mang lại cảm giác thoải mái hơn, tuy nhiên tài xế cần “khắc cốt ghi tâm” các bước cơ bản để đảm bảo an toàn khi lái ô tô số tự động.
Thao tác điều khiển ô tô số tự động đơn giản và mang lại cảm giác thoải mái hơn
Ô tô số tự động với ưu thế về cách vận hành đơn giản ngày càng được nhiều người dùng ô tô ưa chuộng. Thực tế cho thấy, tại thị trường ô tô Việt Nam những năm gần đây, các nhà sản xuất, phân phối ô tô thường chú trọng vào các phiên bản xe số tự động. Một số hãng như Honda đã bỏ phiên bản số sàn đối với các mẫu xe như City, CR-V… So với ô tô số sàn, việc lái ô tô số tự động nhìn chung đơn giản và tạo cảm giác thoải mái hơn. Tuy nhiên, để tránh xử lý sai lầm dẫn đến việc mất an toàn, người lái cần nắm rõ các bước cơ bản.
Những hình ảnh minh họa được WikiHow mô phỏng dưới đây sẽ giúp người học cũng như các tài mới dễ hình dung “khắc cốt ghi tâm” các bước cơ bản khi lái ô tô số tự động:
Mở cửa bằng chìa khóa cơ hoặc chìa khóa thông minh để vào vị trí ghế lái. Hiện tại, phần lớn các dòng xe số tự động trên thị trường đều được trang bị khoá thông minh, người dùng chỉ cần nhấn nút trên chìa khóa hoặc tay nắm để mở cửa. Khi mở cửa chú ý quan sát xung quanh để đảm bảo an toàn.
Cũng giống như cách lái xe số sàn, người lái cần điều chỉnh vị trí ghế ngồi, vô lăng, gương chiếu hậu… để có tư thế ngồi phù hợp, thoải mái nhất với vóc dáng của mình và đảm bảo tầm nhìn, bao quát xung quanh. Chú ý chỉnh vị trí, khoảng cách ghế sao cho chân trái có thể thoải mái nhấn bàn đạp ga, phanh.
Xác định chức năng của các bộ phận, kí hiệu cơ bản trên xe: Khác với xe số sàn, ô tô số tự động chỉ có bàn đạp phanh, ga. Chân phanh bên trái và chân ga bên phải. Người lái chỉ dùng chân phải, gót chân luôn đặt sát sàn xe, tạo tư thế thoải mái để có thể chuyển đổi giữ ga, phanh theo hình chữ V. Trên cần số ô tô sử dụng hộp số tự động, người lái sẽ bắt gặp các ký hiệu P-R-N-D hay có thêm các ký hiệu M, S, D1, D2, D3… Về cơ bản, số tự động sẽ có ký hiệu sau:
- P (Parking): đậu xe. R (Reverse): lùi xe. M (Manual): ( -) Vận hành như số sàn, cho phép xe chuyển sang số 1, 2, 3, 4, 5 và ngược lại (gạt về dấu ” ” là tăng số, dấu “-” là giảm số). S (Sport): Số kiểu thể thao, gần giống như chế độ M kể trên để chuyển số theo ý muốn người lái. D1 (Drive 1), D2 (Drive 2): Sử dụng khi cần đi tốc độ chậm, đường khó đi hoặc tăng tốc. Tuy nhiên công dụng rất quan trọng của những số này là hỗ trợ đổ đèo an toàn. OD (Overdrive): Số để vượt tốc, đổ đèo
Video đang HOT
Cài dây an toàn: Đây là thao tác cơ bản người dùng ô tô cần ghi nhớ. Việc thắt dây sẽ giúp bạn và mọi người ngồi trên ô tô luôn an toàn trước những rủi ro khi lưu thông ngoài đường.
Các bước lái ô tô số tự động
Khởi động xe : Đạp bàn đạp phanh, đồng thời xoay chìa khoá khởi động xe (hoặc nhấn nút với các xe có trang bị nút khởi động).
Chuyển số : Vẫn tiếp tục giữ chân phải nhấn bàn đạp phanh. Chuyển cần điều khiến số về chế độ D (Drive). Chú ý, một số xe như Mercedes-Benz cần chuyển số tích hợp trên vô lăng. Với xe có cần số giữa hai ghế trước, thường sẽ có một nút bấm trên cần số để mở khóa. Sau khi mở khóa, bạn có thể di chuyển cần số vào vị trí mong muốn.
Nhả phanh đỗ xe (phanh tay) : Với các xe dùng phanh tay cơ, bạn phải nhấn nút mở khóa sau đó hạ phanh tay. Một số dòng xe dùng phanh tay điện tử người dùng chỉ cần nhấn nút để nhả phanh.
Nhìn gương chiếu hậu, quan sát xung quanh: Quan sát quanh xe để kiểm tra chướng ngại vật hoặc vật thể chuyển động gần xe. Đảm bảo rằng mắt bạn tập trung chủ yếu vào hướng chuyển động của xe.
Cho xe di chuyển : Từ từ giảm áp lực khỏi chân phanh, xe sẽ dần chuyển động. Nhấc chân khỏi chân phanh, dùng chân này nhẹ nhàng nhấn chân ga để xe chuyển động nhanh hơn. Khi lái xe bình thường, bạn không cần đổi số xe để thay đổi tốc độ.
Trước khi chuyển hướng nên bật tín hiệu đèn xi nhan, chú ý quan sát, đánh lái theo hướng xác định di chuyển.
Giảm tốc độ : Khi muốn giảm tốc độ nên chú ý quan sát phía trước, các gương chiếu hậu… Buông chân phải khỏi chân ga và chuyển qua chân phanh, từ từ nhấn chân phanh để xe không dừng đột ngột.
Đỗ xe: Khi đã tới nơi, bạn dừng hẳn xe bằng cách nhấn chân phanh từ từ, kéo cần phanh tay, gạt cần số vào vị trí “P”. Tắt máy bằng cách vặn chìa khóa ngược chiều kim đồng hồ hoặc nhân nút. Đừng quên tắt đèn và hệ thống giải trí trước khi rời khỏi xe.
Lùi xe: Nếu bạn cần lùi xe, hãy đảm bảo xe đã dừng hẳn trước khi cài số lùi. Gạt cần số về chế độ “R”, quan sát kiểm tra phía sau/xung quanh xe xem có chướng ngại vật nào không. Từ từ nhấc chân khỏi chân phanh và đặt lên chân ga.
4 thói quen ai cũng mắc khiến xe số nhanh xuống cấp
Xe số tự động tưởng dễ lái nhưng nếu thiếu hiểu biết, bạn sẽ khiến chiếc xe bị xuống cấp nhanh chóng.
Nhiều người cho rằng, lái xe số tự động đơn giản hơn xe số sàn, mà không biết rằng những thói quen đơn giản có thể khiến xe số tự động xuống cấp nhanh chóng. Cùng xem qua 4 thói quen nhiều người mắc phải khi lái xe số tự động dưới đây.
Không bảo dưỡng hộp số
So với kiểu xe số sàn, phần hộp số của xe ôtô số tự động rất quan trọng. Bạn cần tìm hiểu kỹ cơ chế hoạt động và bảo dưỡng để đảm bảo độ bền và tuổi thọ cho xe.
Nếu bạn không chú ý mang xe đi bảo dưỡng định kỳ, xe dễ bị một số vấn đề, như không thể vào số, có mùi lạ, hộp số có tiếng ồn, trượt số, rò rỉ chất lỏng truyền dẫn.
Cần bảo dưỡng định kỳ cho hộp số để nâng cao tuổi thọ cho xe số tự động. Ảnh: Honda Việt Nam
Xuống dốc ở số 0
Nhiều người lái xe thường nghĩ rằng khi xuống dốc nên chuyển về số N (hay còn gọi là số 0) để tiết kiệm xăng hơn. Ai cũng cho rằng xe sẽ theo đà của dốc để tiếp tục lăn bánh và việc chuyển xe về số N sẽ giúp hộp số được nghỉ ngơi. Tuy nhiên, sự thật đây chỉ là lý thuyết.
Khi chuyển xe về số N để xuống dốc, hộp số không được cung cấp thêm dầu bôi trơn nhưng vẫn phải tiếp tục hoạt động khiến hộp số và hệ thống phanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hơn nữa, khi xe đi hết đoạn dốc, người lái lại chuyển xe về vị trí D trong lúc xe vẫn đang lăn bánh. Sự chuyển giao đột ngột này cũng gây ra những ảnh hưởng không tốt cho bộ phận hộp số.
Chuyển số P khi xe còn di chuyển
Trong một số trường hợp khi đường đi không thuận lợi, người lái xe hay có xu hướng đạp phanh rồi chuyển xe về số P và khóa nhanh tay. Khi bỏ việc phanh chân, xe sẽ chuyển động hơi mạnh và bị dằn xuống, lâu ngày sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hộp số.
Bạn có thể cải thiện thói quen này bằng cách chuyển số N trước đó rồi phanh tay, đến khi xe dừng hẳn, đứng yên lại mới chuyển về số P.
Khi xe dừng hẳn bạn hãy chuyển về số P để tăng độ bền cho hộp số. Ảnh: Huyndai Việt Nam
Chuyển số khi xe đang lăn bánh
Khi mới lái xe số tự động hoặc chuyển từ xe số sàn sang xe số tự động, không ít người lái thường xuyên chuyển về số N để cho xe chạy theo quán tính và rà phanh trước khi dừng đèn đỏ.
Cá biệt có một số trường hợp khi xe đang chạy trên đường cao tốc, người lái cũng có thói quen chuyển về số N ở tốc độ cao, cho xe chạy theo quán tính nhằm tiết kiệm nhiên liệu.
Tuy nhiên bạn có thể không biết rằng khi lái xe chuyển từ số D sang N hoặc ngược lại thì các chi tiết bên trong hộp số cũng thay đổi hoạt động theo. Nếu việc này diễn ra với tần suất cao thì có thể làm giảm tuổi thọ của hộp số.
Xe số sàn và xe số tự động khác như thế nào, ưu nhược điểm ra sao? Số sàn và số tự động, 2 hộp số phổ biến nhất hiện nay trên ô tô nhưng không phải ai cũng biết điểm khác biệt chính giữa hai loại này. Mỗi loại hộp số sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau. Vì vậy, bạn cần hiểu được ưu điểm để phát huy và nhược điểm để hạn chế khi sử dụng...