Các bước bảo dưỡng ô tô đơn giản giúp bạn tiết kiệm chi phí nuôi xe
Bảo dưỡng ô tô đúng cách và thường xuyên sẽ giúp tăng tuổi thọ, độ bền, độ mới cho xế cưng. Bạn có thể tự thực hiện một số hạng mục cơ bản mà không cần phải đưa xe đến garage hoặc tốn tiền nhờ thợ sửa tại các cơ sở tư nhân.
Các bước bảo dưỡng ô tô đơn giản giúp bạn tiết kiệm chi phí nuôi xe
Theo những người có nhiều kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng ô tô, những sự cố bất ngờ trên đường thường xuất phát từ nguyên nhân do chủ xe lơ là, không quan tâm đến chuyện bảo dưỡng ô tô. Oto.com.vn xin hướng dẫn các bạn tự thực hiện những bước bảo dưỡng ô tô đơn giản để giảm thiểu sự cố hỏng hóc và tiết kiệm chi phí “nuôi” xe.
I. Chuẩn bị dụng cụ cần thiết
Găng tay vải: Đây là một dụng cụ hỗ trợ bạn trong việc kiểm tra ổ máy, dầu máy và bánh xe.
Khăn: Khăn để làm sạch những vị trí bẩn và cần dùng đến khi kiểm tra dầu máy.
Máy đo áp suất không khí: Dụng cụ này dùng để kiểm tra áp suất không khí bánh xe.
Các dung dịch cần thiết: Những dung dịch cần chuẩn bị là dung dịch rửa kính, nước làm mát, dung dịch vệ sinh, dung dịch khử mùi…
II. Các bước bảo dưỡng ô tô cần thực hiện
1. Rửa xe
Trong quá trình vận hành, bụi bặm, nắng nóng, nước mưa sẽ khiến các bộ phận cơ khí bị hư hao. Do đó, rửa xe thường xuyên sẽ làm tăng độ bền và mới của các chi tiết “lộ thiên” ở bên ngoài. Chỉ cần vòi nước, khăn và dung dịch vệ sinh chuyên dụng là bạn có thể hoàn thành đầu việc này một cách dễ dàng.
2. Vệ sinh khoang xe
Những mảnh vụn thức ăn, rác bẩn, mùi mồ hôi sẽ tạo thành một không gian bí bách cho chiếc xe. Bạn cần chú ý loại bỏ hoàn toàn những thứ trên thông qua việc vệ sinh và dùng dung dịch khử mùi.
Video đang HOT
3. Bảo dưỡng lốp xe
Trước tiên, bạn cần kiểm tra độ mòn trên lốp xe bằng việc quan sát kỹ phần vân lốp, răng lốp. Khi nhận thấy chúng có dấu hiệu mài mòn, bạn nên thay thế để đảm bảo an toàn, đặc biệt là trong trường hợp thực hiện những cú phanh gấp trên đường.
Tiếp đó, sử dụng máy đo áp suất lốp để kiểm tra bánh xe, nhất là khi xe đã trải qua một quá trình sử dụng lâu dài.
4. Kiểm tra hệ thống đèn chiếu sáng, đèn xi-nhan
Hệ thống đèn chiếu sáng có vai trò quan trọng đối khi xe vận hành vào ban đêm hoặc trong điều kiện thời tiết sương mù. Do đó, bạn nên kiểm tra xem hệ thống đèn có hoạt động tốt hay không, có bị mờ không để có phương án sửa chữa nếu cần.
5. Làm sạch khoang động cơ
Khoang động cơ là nơi có cấu tạo phức tạp, nhiều chủ xe tỏ ra ái ngại khi phải “động tay chân” vào khu vực này. Thế nhưng, bạn có thể bỏ qua mặc cảm mình là người không chuyên để tự tin thực hiện những thao tác vệ sinh đơn giản hoặc chí ít là kiểm tra xem khoang động cơ có bị rò rỉ dầu nhớt hay không, dây dẫn có bị chuột cắn phá hay không….
6. Kiểm ắc quy
Ắc quy có vai trò quan trọng trong việc khởi động xe và cung cấp năng lượng cho hệ thống chiếu sáng và âm thanh của xe. Có hai loại ắc quy là ắc quy khô (không cần bổ sung nước) và ắc quy nước (cần bổ sung nước). Những dòng xe ô tô mới đa phần sử dụng ắc quy khô, khi đó kim đồng hồ phía trên chỉ màu xanh là bình thường.
7. Kiểm tra dây cu roa quạt gió
Dùng một ngón tay ấn vào phần giữa hai bên dây. Nếu xe trũng xuống từ 10-15 cm là bình thường. Nếu độ trũng vượt quá mức trên hoặc có biểu hiện sắp đứt thì nên tiến hành thay dây mới.
8. Kiểm tra dầu máy
Dầu máy là một yếu tố giúp động cơ hoạt động trơn tru. Bạn kiểm tra dầu máu bằng cách rút tay cầm màu vàng ở đồng hồ đo dầu ra, đặt nó lên khăn và lau sạch. Tiếp đến kiểm tra mức độ đục của dầu. Sau khi lau xong, cắm thanh đo dầu vào vị trí cũ. Rút thanh đo ra, quan sát thấy dầu dính ở khoảng giữa F và L là bình thường. Bạn nên chú ý thay dầu máy khi xe đi từ 3000-5000km/lần.
9. Kiểm tra hệ thống phanh
Phanh là bộ quận có tính chất quyết định đến sự an toàn tính mạng của người ngồi trong xe khi tham gia giao thông. Kiểm tra phanh thường xuyên sẽ hạn chế tối đa rủi ro không mong muốn.
Kiểm tra phanh không khó như nhiều người nghĩ, hãy dùng mắt quan sát xem má phanh bị mòn không hoặc để ý trong lúc lái xe, má phanh phát ra tiếng kêu khó chịu hoặc cảm nhận tay lái bị lệch khi sử dụng phanh hay không… để kịp thời thay phanh mới.
10. Kiểm tra nước làm mát
Mở nắp hộp đựng nước làm mát và nhìn xem mực nước trong bình đang ở mức Full hay Low? Nước làm mát nằm giữa hai mức Full và Low là phù hợp nhất.
11. Bổ sung dung dịch rửa kính
Lượng nước rửa kính quá ít thì nên bổ sung ngay để đảm bảo kính xe luôn sạch sẽ, trong suốt.
Với những hạng mục bảo dưỡng nêu trên, bạn hoàn toàn có thể tự chăm sóc chiếc xe của mình khi rảnh rỗi, vừa tiết kiệm chi phí nuôi xe vừa được cầm lái chiếc xe mới, sáng loáng và an toàn. Những người có nhiều kinh nghiệm sử dụng ô tô cho rằng, việc chăm sóc xe thường xuyên sẽ cung cấp cho bạn nhiều kiến thức thú vị về chiếc xe, trong nhiều trường hợp cần đem đến garage tư nhân sửa chữa, bạn có thể sử dụng kiến thức đó để hạn chế bị “chặt chém”.
Theo DDDN
Đổ thừa dầu nhớt ô tô tác hại không ngờ ít tài xế biết
Nhiều tài xế không biết rằng việc đổ thừa dầu máy ô tô sẽ có tác hại khôn lường tới các bộ phận của xe cần tránh tuyệt đối.
Mức dầu máy ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của động cơ ô tô. Lượng dầu máy quá ít hoặc quá nhiều đều gây hại cho động cơ và nghiêm trọng hơn có thể gây hỏng hóc. Việc đổ thừa dầu máy bôi trơn cho động cơ ô tô thông thường sẽ chỉ gây ra nóng máy trong trường hợp thừa ít. Tuy nhiên, nếu thừa quá nhiều sẽ để lại hậu quả khôn lường.
Đổ thừa dầu nhớt dẫn tới nóng máy
Khi lỡ tay đổ nhớt quá mức cần thiết, số nhớt thừa đó không có chỗ để lưu thông. Khi máy nổ, trục máy xoay, lượng nhớt thừa sẽ có bọt vì bị trộn lẫn không khí. Nhớt có bọt không thể làm nhiệm vụ bôi trơn một cách hiệu quả, thậm chí không thể lưu thông được, dẫn đến tình trạng nóng máy và hư hại các bộ phận trong đầu máy. Khi đó, có thể đèn cảnh báo Check Engine nổi sáng.
Dầu máy ô tô không nên đổ thừa quá nhiều sẽ gây hậu quả nghiêm trọng
Đổ thừa dầu nhớt có thể gây trượt ly hợp
Ở đầu và cuối trục khuỷu có các phớt ngăn dầu nhớt lọt ra ngoài động cơ. Nếu động cơ đổ quá nhiều dầu, lượng dầu quá lớn sẽ khiến áp suất bên trong động cơ tăng cao. Hậu quả là dầu nhớt bên trong động cơ sẽ tạo ra một áp lực lớn lên các phớt đầu và cuối trục khuỷu, các gioăng này khá mỏng manh và dễ khiến dầu tràn ra ngoài động cơ.
Theo các chuyên gia chăm sóc bảo dưỡng ô tô, điều nguy hiểm hơn có thể xảy ra ở đây là dầu nhớt có thể tràn qua bánh đà và gây trượt ly hợp.
Đổ thừa dầu nhớt sẽ gây hại trục khuỷu và tay biên
Quá nhiều dầu nhớt khiến trục khuỷu và tay biên phải chịu nhiều ma sát hơn khi tiếp xúc với dầu. Lực cản quá lớn của dầu nhớt khiến chúng có thể bị cong và nghiêm trọng hơn là có thể gây vỡ máy.
Đổ thừa dầu nhớt gây cong và gãy tay biên
Những nốt hàn và màng đệm có tác dụng bịt các khe hở, gia tăng sự kết nối khi lắp ghép các bộ phận. Khi đổ nhớt quá nhiều, vượt trên nhu cầu và sức chịu đựng của đầu máy, lượng nhớt thừa có thể tạo thêm sức ép trong hệ thống, làm rách các chỗ nối kết phát sinh nhiều chỗ rò rỉ. Khi các nốt hàn và màng đệm bị hở, rách nhớt trong hệ thống sẽ thiếu (sau khi nhỉ ra quá nhiều), cần phải được tiếp vào luôn luôn...
Đổ thừa dầu nhớt sẽ lọt lên buồng đốt gây hiện tượng khói đen
Dầu máy quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng dầu sục lên buồng đốt khi động cơ hoạt động. Điều này dẫn đến dầu nhớt bị đốt cháy cùng với xăng và gây ra hiện tượng khói đen ở khí thải động cơ. Tình trạng này diễn ra lâu dài làm tắc bộ lọc xúc tác khí thải và nguy hiểm hơn, có thể dẫn đến vỡ turbo động cơ.
Áp lực lên cặp phớt đầu và đuôi trục khuỷu
Cặp phớt đầu và cuối trục khuỷu có chức năng ngăn dầu nhớt lọt ra ngoài động cơ, chủ yếu là ở bộ phận tiếp giáp với puly (đầu trục khuỷu) hay ở phía bánh đà (đuôi trục). Càng đổ nhiều dầu thì cacte càng chứa ít không khí đi. Khi động cơ hoạt động, piston di chuyển lên xuống tạo lên 1 áp lực đẩy về phía dưới, trong cacte càng nhiều không khí thì áp suất này càng thấp, việc thay không khí bằng dầu nhớt sẽ khiến áp suất này cao lên (ép khí dễ hơn là ép chất lỏng). Hậu quả là dầu nhớt trong cacte sẽ tạo ra 1 lực ép lớn lên thành cacte và nguy hiểm hơn là lên các phớt đầu và cuối trục khuỷu, các gioăng này khá mỏng manh và dễ dàng để dầu tràn ra phía ngoài động cơ, đặc biệt là phía bánh đà và có thể khiến dầu tràn lên cả ly hợp.
Đổ nhiều dầu nhớt sẽ gây tràn qua ống thoát hơi gây ô nhiễm môi trường
Quá nhiều dầu sẽ đẩy áp suất trong cacte cao lên, điều này có thể khiến dầu tràn qua ống thoát hơi. Vai trò của ống thoát hơi này là giúp hút bớt hơi dầu trong cacte ra ngoài và giảm áp suất tạo ra bởi quá trình lên xuống của piston. Thay thì thải hơi dầu ra ngoài gây ô nhiễm môi trường, ống thoát này đưa hơi dầu trở lại buồng đốt thông qua cổ hút gió. Trong trường hợp có quá nhiều dầu trong cacte, dầu có thể chạy ngược lại thông qua đường ống này, lọt vào buồng đốt thông qua cổ hút gió. Hệ quả là cổ hút bị nghẹt do dích muội dầu máy.
Đối với các động cơ Diesel, do cấu tạo hoạt động bằng dầu nên phần nhớt này đóng góp thêm nhiên liệu vào quá trình cháy của động cơ, khiến chúng hoạt động lồng lộn hơn. Đối với các động cơ xăng, hiện tượng này không diễn ra do chúng hoạt động dưới áp suất thấp hơn máy dầu, không thể đủ áp suất để đốt cháy dầu máy.
Cách xử lý khi đổ quá nhiều nhớt
Trong khi đổ nhớt, hãy dùng que thăm nhớt (dipstick) để thăm dò mức nhớt trong bình... Nếu đổ quá chừng một quart - đó không phải là điều đáng lo. Dư tới 2 quartz là quá nhiều; dư 3 quartz chắc chắn sẽ kéo theo những tổn hại lớn lao.
Khi đã đổ nhớt quá tay phải rút nhớt ra ngay bằng cách kích xe lên cao, chui vào gầm xe tháo nút xả ở đáy bình nhớt, từ từ rút cho nhớt chảy ra... Công việc không khó khăn, chỉ làm mất thêm chút thời gian để xử lý.
Theo VietQ
Khi nào nên thay các phụ tùng quan trọng của ô tô? Không đơn giản là nhớ rửa xe, thay dầu, đổ xăng,...bảo dưỡng ô tô đúng cách còn là khi bạn nắm vững lịch trình thay các phụ tùng quan trọng của ô tô Theo dõi lịch thay thế phụ tùng cho ô tô Lịch thay phụ tùng, bảo dưỡng xe của bạn cần có ít nhất những hạng mục sau: Lọc nhiên liệu...