Các bộ trưởng tài chính G7 cam kết về đại dịch và chuỗi cung ứng toàn cầu
Các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đề phòng các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 và phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh xuất hiện ngày càng nhiều lo ngại về biến thể Omicron.
Toàn cảnh Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G7 tại London, Anh, ngày 4/6/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Thông cáo báo chí sau hội nghị trực tuyến ngày 13/12 do Anh chủ trì nêu rõ tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng làm gia tăng lạm phát trên toàn khắp thế giới và có thể đảo ngược đà phục hồi kinh tế sau tác động của đại dịch COVID-19. Theo đó, các nước G7 “nhất trí duy trì cảnh giác đề phòng các biến thể mới của virus gây đại dịch COVID-19 đồng thời hợp tác về các vấn đề cung ứng toàn cầu và trao đổi quan điểm làm cách nào để tăng khả năng bền vững của các chuỗi cung ứng, cũng như dự báo chính xác hơn về khả năng gián đoạn chuỗi cung ứng có thể xảy ra trong tương lai”.
Các bộ trưởng tài chính G7 cũng ra một tuyên bố về các nỗ lực nhằm chống lại tình trạng kháng thuốc kháng sinh – “đại dịch thầm lặng” ước tính đã cướp đi sinh mạng của 700.000 người trên toàn cầu mỗi năm và tác động không nhỏ đến nền kinh tế. G7 cam kết sẽ tiến hành các bước đi để “tạo các điều kiện kinh tế tốt” nhằm tăng cường nghiên cứu và phát triển thuốc kháng sinh, đảm bảo việc tiếp cận kháng sinh, đưa các loại thuốc mới đến tay những người cần trợ giúp y tế.
Đây là hội nghị cuối cùng do Anh tổ chức trên cương vị nước Chủ tịch luân phiên G7 trước khi Đức tiếp quản chức vụ này năm 2022.
Nước Anh ngày đầu được 'giải phóng' khỏi COVID-19
Vương quốc Anh chính thức mở cửa lại từ hôm nay 17-5 sau 4 tháng phong tỏa nghiêm ngặt để chống dịch. Người dân Anh có thể tự do đi lại, ôm nhau hay uống bia nơi công cộng, ăn tối trong nhà hàng hay xem phim tại rạp.
Video đang HOT
Người dân Anh được phép tụ tập trên 30 người, ăn uống và xem phim thoải mái từ ngày 17-5 sau 4 tháng đằng đẵng nhốt mình trong nhà vì lệnh phong tỏa - Ảnh: REUTERS
Hãng tin Reuters mô tả ngày nới lỏng lệnh phong tỏa như một sự kiện trao quyền tự do cho 65 triệu người dân Anh.
Quốc gia này đang trong tiến trình mở cửa theo từng giai đoạn, đặt mục tiêu trở lại là một quốc gia bình thường vào tháng 6 tới.
Kể từ ngày 17-5, các cuộc tụ họp ngoài trời trên 30 người sẽ được phép, các gia đình có thể đến thăm và gặp nhau trong nhà.
Quán cà phê, quán bar và nhà hàng sẽ mở cửa lại để phục vụ tại chỗ và trong nhà. Các trường học sẽ không bắt học sinh đeo khẩu trang nữa.
Theo Reuters, cảm giác như được giải phóng của dân Anh xuất phát từ việc chính quyền đã quản lý cứng rắn với họ chưa từng thấy trong thời bình.
Các cơ sở tôn giáo bị đóng cửa, các bữa tiệc của giới trẻ bị cảnh sát đột kích. Giấy phạt 10.000 bảng Anh được gửi tới nhà những ai vi phạm lệnh phong tỏa.
"Và khi tự do vẫy gọi một lần nữa, đã có sự phấn khích từ dân chúng", Reuters viết. Nữ diễn viên Joanna Lumley là một trong những người như vậy.
"Tôi sẽ ôm tất cả những người tôi có thể gặp. Tôi sẽ giành lấy những em bé từ tay của mẹ chúng và ôm người già. Tôi sẽ ôm những cô bé và cậu bé. Nếu bị bắt về đồn, tôi cũng sẽ ôm các anh cảnh sát", Lumley phấn khích trong cuộc nói chuyện với báo Telegraph .
Nền kinh tế Anh năm ngoái suy giảm tồi tệ bất chấp các nỗ lực ứng cứu của chính phủ. Việc nới lỏng các biện pháp phòng dịch sẽ cho phép kinh tế xứ sương mù hồi sinh trong thời gian tới.
Một cuộc khảo sát cho thấy các doanh nghiệp Anh tăng cường tìm kiếm nhân viên mới từ tuần rồi. Các quán rượu, nhà hàng cũng như các công ty du lịch và khách sạn khác đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày 17-5.
Clare Smyth, bếp trưởng của nhà hàng Core ở London, cho biết cô đã trông chờ ngày được phép mở cửa lại nhà hàng từ rất lâu.
"Tôi quá háo hức vào lúc này. Chắc tôi sẽ khóc vào lúc khách hàng bước vào nhà hàng quá", nữ đầu bếp bộc bạch với Reuters.
Thủ tướng Boris Johnson, người đã áp đặt 3 đợt phong tỏa toàn quốc, khuyên người dân nên cẩn trọng.
"Cùng nhau, chúng ta đã đạt được một cột mốc quan trọng khác trong lộ trình thoát khỏi tình trạng phong tỏa, nhưng chúng ta phải thực hiện bước tiếp theo này với sự thận trọng cao độ".
Theo ông Johnson, sự xuất hiện của biến thể B.1.617.2 được ghi nhận lần đầu tiên ở Ấn Độ có thể khiến kế hoạch tái mở cửa toàn quốc bị trì hoãn.
Một số cố vấn khoa học cho Chính phủ Anh lo ngại biến thể này sẽ nhấn chìm nước Anh vì dễ lây hơn biến thể B.1.1.7.
Mỹ may mắn thoát virus corona biến thể Anh, chuyên gia đang lo biến thể Ấn Độ Dù ca nhiễm đã giảm so với hồi đầu năm nhưng dịch COVID-19 ở Mỹ chưa thể kết thúc một sớm một chiều. Các chuyên gia lo ngại biến thể virus corona sẽ làm đảo chiều thành công chống dịch thời gian qua của nước này. Nhân viên y tế dọn dẹp một bệnh viện dã chiến ở California hồi tháng 2 khi...