Các biến thể đặc biệt của “Đại bàng bất khả chiến bại” F-15
Bên cạnh F-15E Strike Eagle là phiên bản nâng cấp, bổ sung khả năng đánh đất thì “Đại bàng bất khả chiến bại” F-15 còn có 6 biến thể đặc biệt khác được sửa đổi phục vụ nghiên cứu. Các phiên bản của F-15E Strike Eagle
F-15E Strike Eagle
Máy bay tấn công mặt đất đa chức năng 2 chỗ ngồi của Không quân Mỹ, có khả năng mang vũ khí hạt nhân, được sản xuất trong giai đoạn 1985 – 2001.
F-15E Strike Eagle
F-15I Ra’am (Thần sấm)
Đây là phiên bản F-15E sản xuất cho Israel với hệ thống điện tử hàng không của Israel. Máy bay được trang bị radar AN/APG-70I, có tất cả 25 chiếc đã xuất xưởng.
F-15I Ra’am
F-15K Slam Eagle
Phiên bản F-15E dành riêng cho Hàn Quốc với các hệ thống điện tử hàng không của Hàn Quốc. Máy bay được trang bị radar AN/APG-63(V)1, có 60 chiếc được sản xuất.
F-15K Slam Eagle
F-15S
Phiên bản F-15E dành cho Saudi Arabia, trang bị radar AN/APG-70. Có 67 chiếc được sản xuất, tất cả chuẩn bị nâng cấp lên phiên bản F-15SA.
F-15S
F-15SA
Phiên bản F-15E sản xuất cho Saudi Arabia, trang bị radar AN/APG-63(V)3 và một số hệ thống điện tử hàng không mới. Saudi Arabia đặt mua 84 chiếc và nâng cấp phiên bản F-15S lên chuẩn F-15SA.
F-15SA
F-15SG
Phiên bản F-15E sản xuất cho Singapore (định danh trước là F-15T). Đây là biến thể xuất khẩu đầu tiên được trang bị radar AN/APG-63(V)3 và một số hệ thống điện tử hàng không mới. Không quân Singapore hiện đã sở hữu phi đội 40 chiếc F-15SG.
F-15SG
F-15SE Silent Eagle
Video đang HOT
Đây là một phiên bản đề xuất với các tính năng chiến đấu của máy bay thế hệ thứ 5, chẳng hạn như vũ khí được đặt trong thân và dùng vật liệu hấp thụ sóng radar.
F-15SE Silent Eagle có khoang vũ khí hòa nhập khí động (Conformal Weapon Bay/ CWB) để giữ vũ khí trong thân thay vì thùng nhiên liệu hòa nhập khí động, cánh đuôi đứng nghiêng ra phía ngoài 15 độ để giảm mặt cắt radar; phần lớn diện tích của CWB để chứa vũ khí, một số ít được sử dụng để chứa nhiên liệu.
F-15SE được tối ưu hóa cho nhiệm vụ không chiến. Chiếc F-15E sản xuất đầu tiên (c/n 86-0183), đã được sửa đổi để trở thành F-15SE Silent Eagle.
F-15SE bay lần đầu tiên vào tháng 7/2010 với một khoang vũ khí hòa nhập khí động bên trái và phóng thành công 1 tên lửa AIM-120 AMRAAM từ CWB.
Khách hàng tiềm năng của “Đại bàng thầm lặng” là Saudi Arabia, Israel, Nhật Bản và Hàn Quốc; Tuy nhiên Saudi Arabia lựa chọn phiên bản nâng cấp F-15SA, trong khi Israel, Nhật Bản và Hàn Quốc đã chọn F-35 Lightning II.
F-15SE Silent Eagle
Các phiên bản thử nghiệm
F-15A-6 Streak Eagle (c/n 72-0119)
Một chiếc F-15A không sơn, tháo hết các hệ thống điện tử nhằm biểu diễn khả năng tăng tốc của máy bay.
Chiếc F-15 này đã lập các kỷ lục về thời gian leo cao: 3.000 m trong 27,27 giây; 6.000 m trong 39,33 giây; 9.000 m trong 48,86 giây; 12.000 m trong 59,38 giây; 15.000 m trong 1 phút 17,02 giây; 20.000 m trong 2 phút 2,94 giây; 25.000 m trong 2 phút 41,025 giây từ ngày 26/1 – 1/2/1975.
F-15A-6 Streak Eagle
F-15A-17 (c/n 76-0086 và c/n 77-0084)
Hai chiếc F-15A được nâng cấp để thử nghiệm mang vũ khí chống vệ tinh là tên lửa Ling-Temco-Vought ASM-135.
Vào ngày 21/1/1985, đại tá Ralph B.Filburn điều khiển chiếc F-15A-17 (c/n 76-0086) lần đầu tiên phóng thành công một tên lửa ASM-135 vào quỹ đạo.
Vào ngày 13/9/1985, đại tá Wilbert D. Person điều khiển chiếc F-15A-17 (c/n77-0084) tiêu diệt thành công vệ tinh Solwind P78-1 ở độ cao 555 km, tốc độ của tên lửa khi bắn hạ mục tiêu là 24.400 km/h.
Chiếc F-15A-17 (c/n 77-0084) đã bay ngóc ở góc 65 độ với tốc độ Mach 1,22 và phóng tên lửa ASM-135 ở độ cao 11,6 km khi máy bay ở tốc độ Mach 0,94.
F-15A-17 (c/n 76-0086) mang tên lửa chống vệ tinh ASM-135 dưới bụng
F-15A-17 (c/n 77-0084) phóng tên lửa ASM-135 và tiêu diệt vệ tinh Solwind P78-1
F-15 STOL/MTD (Short Takeoff and Landing/ Maneuver Technology Demonstrator – Cất và hạ cánh quãng ngắn/ Biểu diễn công nghệ Cơ động) (c/n 71-0290).
Chiếc F-15B đầu tiên đã được chuyển đổi thành phiên bản thử nghiệm cất cánh và hạ cánh ngắn, biểu diễn công nghệ cơ động. Trong những năm cuối thập niên 1980, chiếc F-15B này được lắp cánh mũi cùng với vòi phụt chỉnh hướng vector hình vuông.
F-15 STOL/MTD
F-15 ACTIVE (Advanced Control Technology for Integrated Vehicles/ Công nghệ điều khiển tiên tiến tích hợp cho máy bay) (c/n 71-0290)
Chiếc F-15B đầu tiên sau khi được chuyển đổi thành phiên bản STOL/MTD đã bàn giao cho NASA để tiếp tục cải tiến thành ACTIVE với vòi phụt chỉnh hướng vector mới. F-15 ACTIVE có thể thực hiện động tác Pugachev’s Cobra nổi tiếng của Su-27.
F-15 ACTIVE
F-15 IFCS (Intelligent Flight Control System/ Hệ thống điều khiển bay thông minh) (c/n 71-0290)
Chiếc F-15 ACTIVE sau đó lại được chuyển đổi thành một máy bay thử nghiệm hệ thống điều khiển bay thông minh. Chiếc F-15B (c/n 71-0290) là chiếc F-15 lâu đời nhất vẫn còn bay đến khi về hưu vào tháng 1/2009.
F-15IFCS
F-15B Aeronautics Research Test Bed (Máy bay nghiên cứu hàng không) (c/n 74-0141)
Đây là một chiếc F-15B được chuyển đổi thành phòng thí nghiệm bay của NASA.
F-15B Aeronautics Research Test Bed
Theo Trí Thức Trẻ
5 loại vũ khí "đắt hàng" của Nga
Với lợi thế về giá, vũ khí quân sự của Nga đang trở thành sản phẩm thu hút sự quan tâm của quân đội nhiều nước trên thế giới. National Interest đã điểm 5 mẫu vũ khí đang được "săn đón" của Mátxcơva.
Theo tạp chí National Interest của Mỹ, hiện nay dù vũ khí quân sự củaWashington đang được bán khắp thế giới, nhưng vẫn có những quốc gia không thể mua các loại vũ khí sát thương từ Mỹ vì các lý do chính trị hoặc vì những lo ngại về mặt chiến lược. Với các nước đó, Nga luôn là phương án hoàn hảo để thay thế.
Dù nhiều chủng loại vũ khí của Nga không thực sự so sánh được với các loại vũ khí tương đương của Mỹ nhưng Mátxcơva vẫn bán được khá nhiều sản phẩm của mình vì giá cả rẻ hơn, báo Mỹ bình luận.
Trung Quốc dĩ nhiên là khách hàng lớn nhất mua vũ khí Nga. Các nước Ấn Độ, Brazil, Indonesia và Iran cũng đến với Nga để bổ sung cho kho vũ khí của mình.
Các loại vũ khí dưới đây được xem là sản phẩm bán chạy nhất hoặc được mong đợi nhất của Nga - một trong các cường quốc vũ khí thế giới.
Máy bay tiêm kích Sukhoi Su-27
Máy bay tiêm kích Sukhoi Su-27 (Ảnh Internet.)
Dù bị mẫu phản lực đa nhiệm "đàn em" Su-35 hiện vượt mặt trên nhiều phương diện, Su-27 (tên gọi khác là Flanker) vẫn là mẫu máy bay đáng tin cậy với Nga và nhiều nước khác kể từ thời Chiến tranh Lạnh đến nay.
Được biên chế cho Không quân Xô Viết vào năm 1985, máy bay phản lực tiêm kích Su-27 có thể đạt tốc độ hơn 2.500km/h. Khi Liên Xô tan rã, các nước Nga, Belarus, Ukraine, Kazakhstan và Uzbekistan chia nhau thừa hưởng đội bay Su-27 của Liên Xô. Đến nay, hai nước Ấn Độ và Trung Quốc đã sở hữu máy bay Su-27, đồng thời được Nga nhượng quyền để sản xuất mẫu máy bay này.
Từng phục vụ trong nhiều sứ mệnh khác nhau trong nhiều năm, Su-27 hứa hẹn tiếp tục là lực lượng chủ yếu của không quân nhiều nước trong những năm tới đây, kể cả khi có những mẫu máy bay mới có thiết kế đắt tiền hơn.
Máy bay tiêm kích Sukhoi Su-35
Máy bay tiêm kích Sukhoi Su-35. (Ảnh Internet)
Su-35 của hãng Sukhoi được cho là máy bay chiến đấu xuất sắc nhất của không quân Nga cho đến khi Mátxcơva có thể cho ra đời mẫu thiết kế T-50 PAK FA. Điều đó là dễ hiểu, bởi Su-35 chính là bản nâng cấp của máy bay Su-27 với tên gọi "Super Flanker". Su-35 có thể đương đầu với hầu hết các mẫu tiêm kích cơ thế hệ 4 của Mỹ. Một số quan chức Không quân Mỹ còn đánh giá Su-35 có thể là mối đe dọa cho máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ năm F-35 JSF.
Với tầm hoạt động lên tới 1.600 km, Su-35 là một vũ khí hữu hiệu cho bất kỳ nước nào muốn triển khai sức mạnh ở cự ly xa. Bề mặt thân và cánh được phủ một loại vật liệu thẩm thấu tín hiệu radar (RAM), Su-35 có được tính năng tàng hình của máy bay thế hệ 5 trong khi vẫn giữ được cấu trúc đáng tin cậy của máy bay thế hệ 4. Su-35 tương thích với rất nhiều loại vũ khí không đối đất hoặc không đối không hiện có nên có thể được sử dụng cho nhiều sứ mệnh khác nhau.
Hiện chưa có thông tin nào về thương vụ mua bán chiến đấu cơ Su-35 nhưng tờ National Interest cho rằng Mátxcơva rất muốn tìm các khách hàng cho chiếc Super Flanker này. Ngoài, Trung Quốc, Nga cũng nhắm đến những khách hàng tiềm năng khác như Hàn Quốc, Indonesia, Ấn Độ và Brazil.
Xe tăng T-90
Xe tăng T-90. (Ảnh Internet)
Do của tập đoàn Uralvagonzavod (UVZ) thiết kế, xe tăng T-90 đã có nhiều năm chiến đấu trong biên chế quân đội Liên Xô cũng như Nga sau này. Mẫu T-90 cũng được sử dụng rộng rãi trong quân đội nhiều nước trên khắp thế giới, trong đó có cả kẻ thù của Liên Xô hoặc Nga.
T-90 là phiên bản cải tiến từ mẫu xe tăng T-72 từ thời Xô-viết và tỏ ra rất đáng tin cậy. Tuy kích cỡ nhỏ hơn mẫu M1A1 Abrams của Mỹ một chút và không hiện đại bằng nhưng T-90 vẫn rất hữu ích trên các chiến trường mà quân Nga tham chiến, từ Ukraine đến Gruzia. Với nhiều khách hàng trên thế giới, xe tăng T-90 vẫn là một lựa chọn dễ chịu, thậm chí còn hấp dẫn hơn cả các mẫu mới của cả phương Tây và Nga.
T-90 có một pháo chính cỡ nòng 125mm và các tên lửa chống tăng đất đối đất. Dù kích thước nhỏ hơn các mẫu tương ứng từ phương Tây, vũ khí của T-90 đủ mạnh để tiêu diệt các loại vũ khí chống tăng khi đụng độ. Báo Mỹ cho hay tính năng này rất được các khách hàng ưa chuộng.
Ngoài Nga, nhiều nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, trong đó có các nước Azerbaijan và Turkmenistan cũng được thừa hưởng đội xe T-90. Ấn Độ cũng là nước sở hữu nhiều xe tăng T-90 và có ý định tăng thêm con số xe T-90 lên khoảng 1.700 chiếc, trong đó có 1.000 chiếc là sản xuất nhượng quyền.
Siêu xe tăng T-14 Armata
Siêu xe tăng T-14 Armata. (Ảnh Internet)
T-14 Armata cũng là một sản phẩm UVZ và xuất hiện công khai lần đầu tiên trong lễ duyệt binh tại Quảng trưởng Đỏ nhân ngày Chiến thắng 07/5/2015.
T-14 Armata là mẫu xe tăng hoàn toàn mới của Nga từ sau kỷ nguyên Xô-viết và đang khiến giới chuyên môn phương Tây lo lắng vì những tính năng vượt trội, bất chấp sự cố kỹ thuật của Armata trong lần đầu trình diễn tại Mátxcơva.
Pháo chính của Armata có cỡ nòng 125 mm và đặc biệt là cơ chế nạp đạn tự động hoàn toàn. Tháp pháo tự động bên trong sẽ giảm bớt thiệt hại về người do hỏa lực đối phương trên chiến trường. Lớp giáp bảo vệ T-14giống với thiết kế hiệu quả của phương Tây hơn là các mẫu cũ dưới thời Xô-viết.
Trong tương lai, quân đội Nga không phải là lực lượng duy nhất được trang bị T-14 vì hiện nay cả Ấn Độ và Trung Quốc đều tỏ ra quan tâm tới việc nâng cấp các xe tăng chiến đấu vốn chủ yếu cũng là mua từ Nga hoặc Liên Xô cũ. Hãng sản xuất Armata UVZ cũng đang mời chào khách hàng từ các nước Trung Á thuộc Liên Xô cũ.
Dàn tên lửa S-400
Dàn tên lửa S-400. (Ảnh Internet)
Năm 2007, quân đội Nga lần đầu tiên công bố S-400 sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển. Với tầm bắn lên đến 400 km, tên lửa S-400 có thể đảm bảo một phạm vi phòng thủ rộng lớn chống lại hỏa lực của kẻ thù.
Sau nhiều năm đàm phán, Trung Quốc là khách hàng nước ngoài đầu tiên mua được hệ thống S-400 từ Nga. Điều này thực sự đặt các nhiệm vụ không quân của Mỹ và đồng minh ở Tây Thái Bình dương vào thế nguy hiểm, nhất là trong bối cảnh căng thẳng giữa Bắc Kinh với Mỹ và các đồng minh ở khu vực này đang tăng cao.
Cho dù hiện tại Trung Quốc là nước duy nhất mua được S-400 thì đã có nhiều nước khác như Ả-rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ và Belarus mong muốn mua được hỏa lực này. Thậm chí, một số quan chức Nga còn được cho là đã bày tỏ mong muốn bán hệ thống tên lửa S-400 cho Iran.
Hoài My
Theo Dantri/National Interest
Nhật Bản "khát" chiến đấu cơ Mạng tin Defense News tiết lộ, Nhật Bản có thể đối mặt với tình hình thiếu hụt máy bay chiến đấu trong thập kỷ tới, trong bối cảnh quốc gia này lên kế hoạch "cho nghỉ hưu" một số chiến đấu cơ cũ kỹ như F-2 và F15 bắt đầu từ năm 2020. Các chiến đấu cơ F-15 của Nhật sẽ bắt đầu...