Các biện pháp trừng phạt không khiến Nga thay đổi chính sách đối ngoại
“Các biện pháp trừng phạt sẽ không bao giờ khiến Nga thay đổi chính sách đối ngoại của mình”, Itar-Tass dẫn lời thư ký báo chí của Tổng thống Nga Putin.
Ông Dmitry Peskov, thư ký báo chí của Tổng thống Nga Putin – Ảnh: Reuters
Ông Dmitry Peskov, thư ký báo chí của Tổng thống Nga Putin ngày 4.3 khẳng định việc tiếp tục gây sức ép bằng các biện pháp trừng phạt sẽ không ảnh hưởng gì đến chính sách đối ngoại của Nga.
Ông Peskov nhấn mạnh: “Các biện pháp trừng phạt chắc chắn là một con dao 2 lưỡi, chúng gây ra sự khó chịu đối với Nga nhưng cũng làm đau các doanh nghiệp và nền kinh tế của những quốc gia chơi trò trừng phạt đó”, theo Itar-Tass.
Phát biểu trên của ông Peskov đưa ra sau khi trang web của Nhà Trắng hôm 3.3 đăng tải tuyên bố của Tổng thống Mỹ Barack Obama về quyết định gia hạn trừng phạt Nga thêm 1 năm, liên quan đến tình hình ở Ukraine.
Bộ Ngoại giao Nga ngày 4.3 cho rằng, động thái nói trên từ phía Mỹ chỉ có thể xem là một nỗ lực để ngăn chặn tiến trình hòa bình ở miền đông Ukraine, theo Russia Today.
Video đang HOT
“Vừa khi có dấu hiệu giải quyết hòa bình cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Ukraine thì Washington ngay lập tức gây mất ổn định tình hình”, Russia Today dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Aleksandr Lukashevich.
Ông Lukashevich nói rằng khi thỏa thuận ngừng bắn Minsk, với sự đóng góp quan trọng của Tổng thống Putin, trở thành thực tế thì chính quyền Mỹ lại gia hạn việc áp đặt các biện pháp trừng phạt trước đó và cam kết những trừng phạt mới, chống lại Nga, Lugansk và Donetsk.
Quan hệ giữa Mỹ và Nga đã xấu đi nhanh chóng trong thời gian qua, liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Mỹ lên án việc Nga sáp nhập Crimea vào lãnh thổ của mình, đồng thời cáo buộc Nga hỗ trợ phe ly khai ở miền đông Ukraine. Từ tháng 3.2014, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Trong khi đó, Nga bác bỏ mọi cáo buộc và nhiều lần lên tiếng chỉ trích việc Mỹ áp đặt trừng phạt.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Anh, Đức bàn biện pháp trừng phạt Nga nếu đàm phán thất bại
Ngoại trưởng Anh Philip Hammond hôm qua cho biết nước này cùng Đức đang thảo luận việc duy trì và mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với Nga trong trường hợp đàm phán 4 bên về khủng hoảng Ukraine không có đột phá.
Binh sĩ Ukraine di chuyển trên xe bọc thép chở quân (APC) gần thành phố Debaltseve, miền đông Ukraine. Ảnh: Reuters.
"Chúng tôi đang tích cực thảo luận về việc duy trì và mở rộng các cơ chế trừng phạt cùng với Đức", Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Anh Philip Hammond phát biểu trước quốc hội, đồng thời cho biết ông muốn kéo dài những biện pháp trừng phạt hiện có tới cuối năm nay.
Bình luận trên được đưa ra trong bối cảnh lãnh đạo các nước Ukraine, Nga, Pháp và Đức hôm nay sẽ nhóm họp tại thủ đô Minsk của Belarus nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt cuộc giao tranh ở miền đông Ukraine. Tình trạng bạo lực ở khu vực này đã làm hơn 5.000 người thiệt mạng kể từ khi bùng phát vào giữa tháng 4 năm ngoái.
"Tất nhiên họ (Đức) muốn tìm kiếm cơ hội mà cuộc gặp ngày mai (11/2) có thể mang lại", ông Hammond nói.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko hôm qua thông báo cuộc đàm phán hòa bình lần này là cơ hội cuối cùng để thiết lập một lệnh ngừng bắn vô điều kiện trong cuộc xung đột với phe ly khai.
"Cuộc gặp ngày mai tại Minsk là một trong những cơ hội cuối cùng để tuyên bố một lệnh ngừng bắn và rút pháo hạng nặng vô điều kiện", thông báo trên website tổng thống lại dẫn lời ông Poroshenko trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Tây Ban Nha Jose Manuel Garcia-Margallo.
Bà Heidi Tagliavini, đại diện của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), rời đi sau khi cuộc gặp nhóm tiếp xúc về tình hình đông Ukraine tổ chức ở Minsk kết thúc. Ảnh: Reuters.
Trong cùng ngày, hãng tin TASS dẫn nguồn giấu tên nói các đại điện của Nga, Ukraine, phe ly khai và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) (nhóm tiếp xúc) trong cuộc gặp tại Minsk đã thống nhất một lệnh ngừng bắn ở đông Ukraine đi kèm với cơ chế giám sát và kế hoạch rút vũ khí hạng nặng. Tính pháp lý và các cuộc bầu cử tại khu vực miền đông vẫn đang được thảo luận.
Tuy nhiên, các đại diện của nhóm tiếp xúc 4 bên này sau đó phủ nhận thông tin đạt được thỏa thuận ngừng bắn. Kênh truyền hình Nga Rossiya24dẫn lời ông Denis Pushilin, đại diện phe ly khai, cho biết còn quá sớm để đàm phán về bất kỳ thỏa thuận nào và các bên đang tạm nghỉ.
Pushilin nói ông đã chuyển cho phía Ukraine một đề nghị về "các bước quân sự và chính trị" tiến tới giảm căng thẳng và đàm phán chỉ có thể tiếp tục sau khi phái đoàn Kiev xem xét chúng. Ông không chỉ rõ đàm phán sẽ tiếp tục vào hôm qua hay sau này.
Bất kỳ thất bại nào trong đàm phán của nhóm tiếp xúc cũng là điềm báo không tốt cho cuộc gặp 4 bên diễn ra hôm nay, trong bối cảnh phe ly khai đang thắt chặt vòng vây quanh Debaltseve, cửa ngõ kết nối Donetsk và Luhansk.
Như Tâm
Theo VNE
Nhật Bản siết chặt an ninh sau vụ hành quyết con tin Sau khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hành quyết con tin thứ hai người Nhật Bản và đe dọa đưa Nhật Bản vào danh sách mục tiêu khủng bố, Chính phủ Nhật Bản đã ra lệnh siết chặt các biện pháp an ninh nhằm bảo vệ công dân nước này cả ở trong và ngoài nước. Thủ tướng Nhật...