Các bị cáo vụ VN Pharma đã ‘phân công chặt chẽ’ để buôn thuốc giả ra sao?
Theo HĐXX, mỗi bị cáo trong VN Pharma, mỗi người mỗi việc, quan hệ chặt chẽ với nhau.
Các bị cáo tại phiên tòa sáng 25.9. Ảnh: Ngọc Dương
Hôm nay (25.9), HĐXX tiếp tục thẩm vấn các bị cáo trong vụ án buôn bán thuốc ung thư giả H-Capita 500mg Caplet, xảy ra tại Công ty Cổ phần VN Pharma – VN Pharma.
Chủ tọa Phạm Lương Toản làm rõ vai trò từng bị cáo.
Trong sáng 25.9, bị cáo Thông được chuyển đến Bệnh viện 115 cấp cứu Ảnh: Duy Tính
Theo đó, bị cáo Nguyễn Trí Nhật (nguyên Phó tổng giám đốc VN Pharma) là người thực hiện các chỉ đạo của Nguyễn Mạnh Hùng (nguyên Tổng giám đốc VN Pharma) ký hợp đồng mua bán, hợp đồng phân phối giữa 3 bên với Công ty Austin Hồng Kông, Công ty Helix Canada do bị cáo Phan Cẩm Loan soạn thảo, nhằm hợp thức hồ sơ, chứng từ, nâng giá mua lô thuốc H-Capita từ 27 USD/hộp lên 75 USD/hộp. Đó là cơ sở để VN Pharma nhập khẩu 9.300 hộp thuốc H-Capita, nhưng thực tế Công ty Austin Hồng Kông không có hàng.
Lời khai của cựu chủ tịch VN Pharma trong phiên xử vụ thuốc ung thư giả
Tương tự, bị cáo Ngô Anh Quốc (nguyên Phó tổng giám đốc VN Pharma) khai, không tham gia đàm phán mua thuốc, không biết nguồn gốc lô thuốc; biết việc nâng giá mua lô thuốc H-Capita từ 27 USD/hộp lên 75 USD/hộp. Nhưng thực hiện theo chỉ đạo của Hùng, hợp thức hồ sơ, chứng từ thanh toán và chỉ đạo bị cáo Lê Thị Vũ Phương (nguyên kế toán trưởng VN Pharma) để ngoài sổ sách kế toán số tiền nâng giá thuốc, nhằm sử dụng chi phí cho việc tiêu thụ thuốc do VN Pharma nhập khẩu.
Về con dấu Công ty Helix Canada, bị cáo Phan Cẩm Loan (nguyên Phó trưởng phòng XNK VN Pharma) khai, khoảng tháng 6.2013, thực hiện chỉ đạo của Nguyễn Minh Hùng. Loan đã lấy mẫu dấu trên Giấy chứng nhận lưu hành tự do của thuốc H-Capita (viết tắt FSC), các thuốc đã nhập khẩu những năm trước cung cấp nhân viên phòng Hành chính nhân sự đi làm. Chi làm xong đưa cho Loan, sau đó Loan đưa cho bị cáo Hoàng Trúc Vy (nguyên nhân viên Phòng nghiên cứu và phát triển VN Pharma quản lý, sử dụng.
Bị cáo Phạm Văn Thông ngất xỉu trong phiên tòa xét xử VN Pharma
Về con dấu Công ty Austin Hồng Kông, Loan khai, khoảng giữa tháng 9.2013, Hùng chỉ đạo Loan đến nhà Phạm Anh Kiệt (nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH 1TV Dược Sài Gòn – Saphaco) lấy con dấu của Công ty Austin Hồng Kông và dấu tên, chữ ký ông Luk Heung Tung về Công ty VN Pharma để sử dụng. Nguyễn Minh Hùng sử dụng con dấu này đóng lên hợp đồng mua bán thuốc H-Capita giữa Công ty Helix Canada và Công ty Austin Hồng Kông.
Về con dấu Công ty Austin Hồng Kông, bị cáo Kiệt khai khoảng giữa năm 2006, thông qua mối quan hệ làm ăn, Kiệt được ông Luk là Giám đốc và ông Jin là trợ lý của ông Luk giao con dấu Công ty Austin Hồng Kông và con dấu chữ ký của ông Luk cho Kiệt giữ, mục đích để đóng lên các hợp đồng ký kết giữa Công ty Austin Hồng Kông với đối tác tại VN. Thời điểm năm 2012-2013, Kiệt đã sử dụng con dấu Công ty Austin Hồng Kông đóng trên các tờ giấy A4 trắng theo yêu cầu của Nguyễn Minh Hùng, do nhân viên của Hùng mang đến nhà Kiệt. Đến khoảng tháng 6.2013, Kiệt giao hẳn 2 con dấu trên cho Hùng. Kiệt khai, Hùng sử dụng 2 con dấu trên như thế nào để nhập khẩu lô thuốc H-Capita Kiệt không biết, không tham gia bàn bạc, không được hưởng lợi gì.
Trong giờ giải lao tại phiên xét xử ngày 25.9, bị cáo Phạm Văn Thông (65 tuổi, dược sĩ) được chở đi cấp cứu do sức khỏe yếu.
Dược sĩ Thông là bị cáo được Nguyễn Minh Hùng thuê viết hồ sơ kỹ thuật thuốc H-Capita, từ đó bị cáo Thông phát hiện công thức thuốc trên FSC không đúng, từ đó Cường cung cấp lại FSC mới để Hùng chuyển Thông, bổ sung hợp thức hóa hồ sơ gửi Cục Quản lý dược cấp phép nhập khẩu thuốc giả.
Bị cáo Thông đã được chuyển đến Bệnh viện 115.
Đối với bị cáo Hoàng Trúc Vy, cáo trạng xác định, khi Hùng nhờ bị cáo Phạm Văn Thông (dược sĩ) viết hồ sơ kỹ thuật thuốc H-Capita, Vy nhận “nhiệm vụ” theo dõi, đôn đốc tiến độ Thông. Sau đó, Thông gửi email thông báo cho Nguyễn Minh Hùng, Vy và một số bị cáo khác biết công thức thuốc trên FSC không đúng, yêu cầu Hùng cấp FSC mới. Từ đó, bị cáo Võ Mạnh Cường (41 tuổi, nguyên Giám đốc Công ty TNHH TM hàng hải Quốc tế H$C) đã gửi lại FSC mới, Vy đã chuyển cho Thông.
Bị cáo Bùi Ngọc Duy (nguyên Trưởng phòng Phòng nghiên cứu và phát triển VN Pharma) khai con dấu Công ty Helix Canada được lưu trữ tại Phòng Nghiên cứu phát triển. Duy không biết ai là người đi làm con dấu này. Sau khi vụ án được khởi tố, Duy đã vứt bịch 10 con dấu có tại Phòng Nghiên cứu phát triển, trong đó có con dấu công ty Helix Canada.
Tại tòa, Duy thừa nhận hành vi, HĐXX cũng đặt vấn đề việc vứt con dấu được lưu trữ tại CQĐT là bị cáo đang cản trở quá trình điều tra, đang che dấu một sự thật khách quan…
Từ lời khai của các bị cáo tại tòa, HĐXX đánh giá, các bị cáo trong VN Pharma, mỗi người được phân công một việc, có quan hệ chặt chẽ với nhau…
Theo thanhnien
Xét xử vụ VN Pharma: Lộ diện thêm nhiều loại thuốc giả đã tiêu thụ hết
Theo lời khai của Nguyễn Minh Hùng, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc VN Pharma, ngoài H-Capita, 4 loại thuốc của Health 2000 được nhập về và đã đưa ra thị trường tiêu thụ hết.
Hôm qua (24.9), TAND TP.HCM bắt đầu phiên tòa xét xử sơ thẩm lần 2 vụ án buôn bán thuốc ung thư giả xảy ra tại Công ty CP VN Pharma (VN Pharma) đối với bị cáo Nguyễn Minh Hùng (41 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc VN Pharma), Võ Mạnh Cường (41 tuổi, nguyên Giám đốc Công ty TNHH TM hàng hải Quốc tế H&C) và 10 đồng phạm cùng về tội "buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh", thuốc H-Capita 500 mg Caplet. Phiên tòa dự kiến kéo dài đến 30.9.
Thứ trưởng Bộ Y tế không đến tòa theo triệu tập
Ngoài 12 bị cáo, có gần 200 cá nhân, tổ chức được tòa triệu tập. Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường (58 tuổi) được HĐXX triệu tập đến tòa với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và là người làm chứng. Tuy nhiên, ông Cường có đơn xin vắng tại phiên tòa.
Nguyễn Minh Hùng Ảnh: Ngọc Dương
Liên quan đến vụ án, ông Trương Quốc Cường được biết đến với vai trò nguyên Cục trưởng Cục Quản lý dược giai đoạn năm 2013, đã ký công văn cho VN Pharma nhập khẩu 200.000 hộp thuốc H-Capita 500 mg Caplet, nhãn mác Công ty Helix Canada, là thuốc giả chữa ung thư vú, ung thư đại tràng. Ngoài ông Cường, theo báo cáo của thư ký phiên tòa, trong tổng số gần 200 cá nhân, tổ chức tòa triệu tập, rất nhiều cá nhân có đơn xin vắng mặt tại phiên xử.
Theo HĐXX, những người này đã có đơn xin vắng mặt, đồng thời có lời khai đầy đủ tại cơ quan điều tra nên quá trình xét xử, các luật sư, viện kiểm sát sẽ sử dụng lời khai của họ tại cơ quan điều tra và HĐXX sẽ xem xét, đánh giá. Nếu xét cần thiết phải triệu tập lần nữa, HĐXX sẽ triệu tập.
Lời khai của cựu chủ tịch VN Pharma trong phiên xử vụ thuốc ung thư giả
Có mặt tại tòa, đại diện VN Pharma là ông Nguyễn Thanh Hồng; đại diện Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM là ông Dương Công Minh, Trưởng phòng kế hoạch; đại diện Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) là ông Nguyễn Thành Lâm, Phó cục trưởng. Những người này được tòa triệu tập với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Phạm Văn Thông (dược sĩ) Ảnh: Ngọc Dương
Bắt đầu phiên xét xử, HĐXX cũng thông báo cho những người tham gia phiên tòa trong hồ sơ vụ án có những tài liệu được đóng dấu mật, tuyệt mật chưa được giải mật. Vì vậy, trong quá trình sử dụng tài liệu này, các luật sư cần lưu ý, nếu ai vì sử dụng tài liệu mà lộ mật sẽ bị xử lý theo quy định.
Nguyễn Minh Hùng nhận tội, xin lỗi người dân
Trong phần chủ tọa thẩm vấn bị cáo tại tòa, Nguyễn Minh Hùng thừa nhận toàn bộ hành vi khách quan theo cáo trạng. Hùng khai quen biết Võ Mạnh Cường khi Cường bán cho một số loại thuốc Health 2000.
Chủ tọa hỏi tại sao tin Cường, Hùng khai Cường đưa một số hình ảnh về nhà máy bên Canada, rồi giới thiệu là đại diện của Health 2000 và Công ty Helix Canada tại VN, cung cấp giấy ủy quyền có đóng dấu công ty nên bị cáo tin. "Lúc chào hàng thuốc H-Capita, Cường cung cấp cho bị cáo giấy chứng nhận lưu hành tự do của thuốc H-Capita và giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc do Bộ Y tế Canada cấp cho Công ty Helix Canada, được đóng dấu hợp pháp hóa Lãnh sự của Đại sứ quán VN tại Canada và ký tên Tham tán Nguyễn Văn Quyền, đều là bản chính, nên bị cáo rất tin tưởng Cường", Nguyễn Minh Hùng khai thêm.
Xét xử vụ án thuốc giả rúng động dư luận tại công ty VN Pharma
Đối với hành vi thuê bị cáo Phạm Văn Thông (dược sĩ) làm giả "Tiêu chuẩn và phương pháp kiểm nghiệm thuốc", được viết bằng tiếng Anh và có hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt, mang tên nhà sản xuất Công ty Helix Canada, Hùng khai thời điểm xảy ra sự việc Hùng không biết việc "nhờ" dược sĩ Thông viết là sai. "Do Cường kêu giấy "Tiêu chuẩn và phương pháp kiểm nghiệm thuốc" là bảo mật, nên bị cáo mới nhờ bị cáo Thông làm tài liệu này". Chủ tọa bức xúc cắt ngang: "Bị cáo là người kinh doanh dược chuyên nghiệp. Bị cáo thừa hiểu "Tiêu chuẩn và phương pháp kiểm nghiệm thuốc" là do nhà sản xuất viết nhưng khi thuốc chưa về, bị cáo lại thuê người khác viết, thì đúng hay sai". Hùng trả lời: "Dạ...".
Võ Mạnh Cường Ảnh: Ngọc Dương
Cuối phần thẩm vấn, Nguyễn Minh Hùng trình bày: "Đến hôm nay, bị cáo nhận thức được nguồn gốc sản xuất H-Capita là không có, là thuốc ung thư giả. Nhưng về chất lượng thuốc, mong HĐXX xem xét. Tất cả là do sự thiếu hiểu biết của bị cáo. Do bị cáo không tìm hiểu về nguồn gốc thuốc. Bị cáo làm rất nhiều điều sai trái dẫn đến ngày hôm nay. Bị cáo xin lỗi người dân, xin lỗi các cơ quan chức năng về hành vi sai trái của mình".
Ngoài H-Capita, VN Pharma nhập thêm thuốc giả nào?
Tại tòa, Nguyễn Minh Hùng khai thuốc H-Capita là thuốc bắt buộc phải kê theo đơn của bác sĩ nên khi thuốc về VN, Hùng chỉ đạo bị cáo Ngô Anh Quốc, Chủ tịch HĐTV Công ty Dược Nam Anh (cũng là công ty do Hùng thành lập) liên danh với Công ty CP dược phẩm T.Ư 1 Pharbaco dự thầu và trúng thầu tại Sở Y tế TP.HCM, cung cấp hơn 471.000 viên thuốc (tương đương 15.709 hộp) trong các bệnh viện tại TP.HCM. Tuy nhiên, thuốc chưa đưa vào bệnh viện thì vụ việc bị phát hiện.
Ngô Anh Quốc và Nguyễn Trí Nhật (đều là nguyên Phó tổng giám đốc VN Pharma) Ảnh: Ngọc Dương
Ngoài H-Capita, Nguyễn Minh Hùng khai VN Pharma có nhập khẩu 4 loại thuốc của Health 2000 và số thuốc này đã được đưa ra thị trường tiêu thụ hết. Tuy nhiên, bị cáo khai không nhớ đó là loại thuốc gì.
Trong khi đó, hồ sơ vụ án thể hiện Nguyễn Minh Hùng đã sử dụng Giấy phép đăng ký lưu hành (Visa) do Bộ Y tế cấp cho Công ty Codupha và Công ty Vimedimex năm 2009 - 2010 để mua 4 loại thuốc mang tên Công ty Health 2000 Canada sản xuất, gồm: Kafotax 1000, Kaderox 250, H2K Levofloxacin và H2K Ciprofloxacin.
Quá trình nhập khẩu các thuốc trên, Nguyễn Minh Hùng và đồng phạm đã làm giả hợp đồng mua bán, chứng từ nhập khẩu thuốc với Công ty Austin Hồng Kông. Tuy nhiên, do thời hạn điều tra đã hết, cơ quan điều tra tách hồ sơ, tiếp tục điều tra, làm rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan đến việc lập hồ sơ, cấp phép nhập khẩu các thuốc mang nhãn mác Health 2000 Canada nêu trên.
4 loại thuốc giả đều là kháng sinh
Kafotax 1000 là kháng sinh chỉ định điều trị nhiễm khuẩn đường niệu - sinh dục; viêm mô tế bào, chốc lở, nhọt, áp xe; viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản; viêm ruột, lỵ trực khuẩn; viêm màng não; nhiễm khuẩn huyết, bệnh lậu...
Kaderox 250 là kháng sinh trị viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amiđan, viêm thanh quản, viêm họng; viêm phổi, viêm phế quản cấp, đợt cấp viêm phế quản mãn tính; viêm bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo...
H2K Levofloxacin là kháng sinh dung dịch truyền tĩnh mạch; chỉ định điều trị nhiễm trùng nhẹ, trung bình và nặng ở người lớn trên 18 tuổi như: viêm xoang cấp, đợt cấp viêm phế quản mãn, viêm phổi, viêm phổi mắc phải trong cộng đồng...
H2K Ciprofloxacin là kháng sinh dung dịch tiêm truyền; chỉ định điều trị viêm phổi, viêm phế quản, viêm màng phổi, áp xe phổi, giãn phế quản bội nhiễm, đợt cấp viêm phế quản mạn; viêm cầu thận cấp và mạn, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang; viêm tai giữa, viêm xoang; nhiễm lậu cầu...
Nâng khống giá thuốc để bù chi phí "hoa hồng" cho y bác sĩ
Hồ sơ vụ án thể hiện, từ tháng 10.2014 - 5.2015, VN Pharma sử dụng hơn 14,1 tỉ đồng có được từ việc nâng khống giá mua thuốc và nguyên liệu làm thuốc, để chi phí cho việc bán thuốc. Trong đó, đã xác định được 6,8 tỉ đồng (320.850 USD) là tiền nâng giá lô thuốc H-Capita, số tiền còn lại chưa xác định được là tiền nâng giá của những lô thuốc nào.
Toàn bộ số tiền này do không hạch toán vào sổ sách kế toán, không có tài liệu, chứng cứ thể hiện việc nhận tiền, quà của các bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế tại các bệnh viện mà VN Pharma bán thuốc nên cơ quan điều tra không đủ căn cứ kết luận hành vi cụ thể trong việc nhận tiền, quà của các bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế tại các bệnh viện.
Về nội dung này, hôm qua, HĐXX cho biết sẽ tiếp tục làm rõ tại phiên tòa.
Theo thanhnien
Những bí mật "động trời" tại VN Pharma Các bị cáo trong vụ án VN Pharma đã phù phép hợp đồng mua bán, làm giả nhiều hóa đơn, chứng từ quan trọng để đưa hàng ngàn hộp thuốc điều trị ung thư giả vào bệnh viện bán cho bệnh nhân. Sáng 25-9, phiên tòa xét xử các bị cáo trong đường dây mua bán thuốc ung thư giả xảy ra tại...