Các bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu nộp bao nhiêu tiền khắc phục hậu quả?
Tính đến ngày 18/7, 54 bị cáo trong đại án “ chuyến bay giải cứu” đã nộp tiền khắc phục hậu quả gần 130 tỷ đồng và 1,5 triệu USD.
Theo thống kê của Viện Kiểm sát, 54 bị cáo trong đại án “chuyến bay giải cứu” đã nộp tiền khắc phục hậu quả gần 130 tỷ đồng và 1,5 triệu USD. Riêng nhóm bị cáo nhận hối lộ đã nộp lại gần 90 tỷ đồng.
Người nhận hối lộ nhiều nhất trong vụ án này là Phạm Trung Kiên – cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ y tế với 253 lần, nhận tổng số tiền hơn 42 tỷ đồng, hưởng lợi hơn 30 tỷ đồng.
Tại phiên tòa sáng 18/7, luật sư bào chữa cho ông Kiên cho biết, vợ bị cáo đang đi nộp thêm số tiền khắc phục 8 tỷ đồng. Luật sư đánh giá đây là số tiền nộp khắc phục đặc biệt lớn, bị cáo Kiên đã khắc phục 35 tỷ đồng trong tổng số 42 tỷ đồng đã nhận hối lộ.
Trong phần luận tội ngày 17/7, Phạm Trung Kiên bị Viện Kiểm sát đề nghị mức án tử hình.
Các bị cáo tại tòa.
Bị cáo Vũ Anh Tuấn – Phó trưởng phòng tham mưu, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh (Bộ Công an), bị cáo buộc nhận hối lộ hơn 27 tỷ đồng, hưởng lợi 22,8 tỷ đồng.
Khi vụ án bị khởi tố, ông Tuấn đã trả lại cho một số doanh nghiệp khoảng 3,1 tỷ đồng nên số tiền bị cáo còn hưởng lợi là 19,6 tỷ đồng. Đến nay ông Tuấn cùng gia đình đã nộp cho cơ quan điều tra 20 tỷ đồng. Ông Tuấn bị Viện Kiểm sát đề nghị mức án 19-20 năm tù.
Cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng bị cáo buộc nhận hối lộ 21,5 tỷ đồng, gia đình bị cáo đã nộp khắc phục hậu quả 16 tỷ đồng. Ông Dũng bị Viện Kiểm sát đề nghị mức án 12-13 năm tù.
Trong nhóm bị cáo nhận hối lộ, bị cáo Nguyễn Quang Linh (cựu Trợ lý Phó Thủ tướng) nộp hơn 4,4 tỷ đồng; Trần Văn Dự (cựu Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập cảnh, Bộ Công an) nộp hơn 3,1 tỷ đồng; Chử Xuân Dũng (cựu Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội) nộp hơn 2 tỷ đồng.
Cũng nhóm tội này, bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan – cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), bị cáo buộc nhận hối lộ số tiền 25 tỷ đồng nhưng đến nay mới nộp khắc phục 900 triệu đồng. Bà Lan bị Viện Kiểm sát đề nghị 18-19 năm tù.
Bị cáo nộp lại số tiền ít nhất là Đỗ Hoàng Tùng – cựu Cục phó Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) với 200 triệu đồng, trong khi đó ông Tùng bị cáo buộc nhận hối lộ 12,2 tỷ đồng. Ông Tùng bị đề nghị 9-10 năm tù.
Bị cáo Nguyễn Anh Tuấn – cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội, môi giới hối lộ hơn 61 tỷ đồng đến nay đã nộp khắc phục hậu quả 1,5 triệu USD. Ông Tuấn bị Viện Kiểm sát đề nghị mức án 2-3 năm tù.
Riêng bị cáo Hoàng Văn Hưng – cựu Trưởng phòng thuộc Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an, bị cáo buộc lừa đảo, chạy án, chiếm đoạt số tiền 18,8 tỷ đồng. Song quá trình điều tra và xét xử tại phiên tòa ông Hưng một mực kêu oan, khẳng định không chiếm đoạt số tiền này nên chưa nộp khắc phục khoản tiền nào.
Viện Kiểm sát đề nghị tiếp tục truy thu 24,1 tỷ đồng nhận hối lộ của cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) Nguyễn Thị Hương Lan. Cùng đó là kê biên 2 căn hộ chung cư cao cấp, một chiếc Lexus đứng tên bà Lan.
Viện Kiểm sát phong tỏa gần 20 tỷ đồng và 366.000 USD trong các sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng của Đỗ Hoàng Tùng – cựu Cục phó Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao).
Khi khám xét nhà của ông Nguyễn Anh Tuấn – cựu Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội, cơ quan điều tra tạm giữ 210.000 USD và 146 lượng vàng. Viện Kiểm sát đề nghị tiếp tục tạm giữ số tài sản này và phong tỏa 1 tỷ đồng trong tài khoản của ông Tuấn để đảm bảo thi hành án.
Trong số 54 bị cáo thuộc đại án “chuyến bay giải cứu”, 21 bị cáo bị truy tố tội nhận hối lộ; 23 bị cáo bị truy tố về tội đưa hối lộ; 4 bị cáo bị truy tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; 4 bị cáo bị truy tố về tội môi giới hối lộ; 1 bị cáo bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; 1 bị cáo bị truy tố về cả hai tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và đưa hối lộ.
Viện Kiểm sát xác định 23 cá nhân là đại diện các doanh nghiệp đã đưa hối lộ hơn 226 tỷ đồng, 4 cá nhân môi giới hối lộ hơn 74 tỷ đồng và lừa đảo chiếm đoạt số tiền gần 25 tỷ đồng.
Vụ 'chuyến bay giải cứu': 'Không đủ dũng cảm để nhận tội'
Nói lời sau cùng trong phiên tòa "chuyến bay giải cứu", bị cáo Phạm Trung Kiên, cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, cho rằng do áp lực về mức án nhận hối lộ nên bản thân đã không đủ dũng cảm để nhận tội, nói dối cơ quan điều tra.
Chiều 21.7, HĐXX cho 54 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" được nói lời sau cùng trước khi nghị án.
Cựu Thư ký Thứ trưởng khóc nấc: Án tử hình quá nghiệt ngã, bị cáo mới ngoài 40
Trong vụ án này, bị cáo Phạm Trung Kiên và bị cáo Nguyễn Quang Linh, cựu thư ký Phó thủ tướng thường trực, cùng bị truy tố tội nhận hối lộ. Trong đó, ông Linh bị đề nghị mức án từ 7 - 8 năm tù; ông Kiên bị cáo buộc nhận hối lộ nhiều nhất trong nhóm tội này, bị đề nghị mức án tử hình.
Các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu". Ảnh TRẦN PHAN
Khai báo gian dối vì không đủ dũng cảm nhận tội
Mở đầu lời nói sau cùng của mình tại tòa, ông Kiên gửi lời xin lỗi HĐXX. Ông Kiên cho hay, mức án tử hình mà viện kiểm sát đề nghị là một bản án rất nghiệt ngã đối với cuộc đời mình, bản thân ông không nghĩ phải đối diện với mức án cao như vậy, phải loại trừ ra khỏi cuộc sống khi mới ngoài 40 tuổi.
"Bị cáo xin lỗi bố mẹ, xin HĐXX khi lượng khung hình phạt xem xét thời điểm xảy ra đại dịch Covid-19, khi đó không ai gần với ai cả. Khi đó, bị cáo đi cùng nhiều đoàn của Bộ Y tế để hướng dẫn người cách ly và công việc này ròng rã nhiều ngày liền, cộng thêm sự thiếu hiểu biết của pháp luật dẫn đến hành xử không đúng quy định", ông Kiên nói.
Bị cáo Phạm Trung Kiên. Ảnh TRẦN PHAN
Trình bày thêm, bị cáo Kiên mong HĐXX xem xét gia cảnh hiện nay, khi bố đẻ ở chiến trường Tây nguyên trở về đã ngoài 70 tuổi, mẹ đẻ bị tâm thần nhiều năm, bố vợ cũng là thương binh, mẹ vợ thì ung thư phải phẫu thuật.
"Bị cáo là con trai duy nhất trong gia đình, hoàn cảnh bị cáo như thế này, một mình vợ phải gánh vác cuộc sống 2 bên, chăm sóc 2 con nhỏ" ông Kiên bật khóc nói.
Theo ông Kiên, khi nhận thông tin về vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), ông đã nhận thức được hành vi sai trái của mình, nhưng trước đó bị Covid-19 và áp lực về bản án nên đã "không đủ dũng cảm để nhận tội".
Nhưng trong buổi làm việc đầu tiên với cơ quan điều tra, ông Kiên cho rằng mình đã khai rõ về việc các doanh nghiệp chuyển tiền mà không dám thừa nhận hành vi của mình là nhận hối lộ mà nói dối là các khoản vay.
Cuối cùng, ông Kiên xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt để được sống, trở về, có thể phụng dưỡng bố mẹ, chăm sóc con cái.
Không rèn luyện nên đánh rơi đạo đức
Đến lượt mình, bị cáo Nguyễn Quang Linh gửi lời xin lỗi lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Văn phòng Chính phủ vì sai phạm của mình.
"Những sai phạm này, bản thân bị cáo đã nhận thức được từ rất sớm, rất ân hận và ăn năn hối cải, thành khẩn trước cơ quan điều tra", ông Linh nói.
Bị cáo Nguyễn Quang Linh. Ảnh TRẦN PHAN
Nói về nguyên nhân của những sai phạm, ông Linh cho hay, xuất phát từ việc bản thân không rèn luyện, đánh rơi mất đạo đức công vụ của chính mình. Do vậy, từ khi bị tạm giam cho đến bây giờ và thời gian tới, bị cáo Linh cho rằng bản thân phải tiếp tục rèn luyện đạo đức và hướng thiện.
Ông Linh mong HĐXX xem xét quá trình công tác và các tình tiết giảm nhẹ để cho mình một bản án nhẹ nhất, sớm được trở về với xã hội, đoàn tụ với gia đình.
Sau khi hơn 20 bị cáo nói lời sau cùng, HĐXX thông báo tạm nghỉ và tiếp tục làm việc vào 8 giờ sáng mai 22.7.
Vụ 'chuyến bay giải cứu': Cựu Thư ký Thứ trưởng Y tế từng muốn chết Sau khi tìm hiểu pháp luật và biết hành vi của mình bị xử lý rất nặng, từ 20 năm, chung thân thậm chí tử hình, bị cáo Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, đã rất hoảng sợ và có triệu chứng chỉ muốn chết. Ngày 14.7, TAND TP.Hà Nội tiếp tục phiên sơ thẩm xét xử 54...