Các bệnh viện Đà Nẵng gấp rút bổ sung thiết bị
Các bệnh viện được chỉ định điều trị bênh nhân Covid-19 cấp tốc lắp đặt máy thở, máy chạy thận, sẵn sàng đón tiếp số lượng bệnh nhân lớn hơn.
Bác sĩ Nguyễn Đại Vĩnh, Giám đốc Trung tâm Y tế Hòa Vang cho biết bệnh viện sẽ là nơi điều trị cho các bệnh nhân chạy thận nhân tạo Covid-19. Với sự giúp đỡ cùa các chuyên gia đến từ Bệnh viện Bạch Mai, chỉ trong thời gian ngắn, trong tối nay, 1/8, bệnh viện sẽ lắp xong 10 máy chạy thận nhân tạo và ngày 2/8 sẽ lắp thêm 10 máy nữa. Đồng thời, các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai đã tư vấn và giám sát việc lắp đặt 2-4 phòng điều trị hồi sức tích cực (ICU) cho các bệnh nhân nặng.
Tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, giám đốc Lê Thành Phúc thông tin bệnh viện đang điều trị 33 bệnh nhân Covid-19. Chuẩn bị cho các tình huống tiếp theo, Sở Y tế Đà Nẵng đã giao cho bệnh viện cải tạo các phòng điều trị nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu điều trị của bệnh nhân.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế tại Đà Nẵng, đề nghị các cán bộ y tế vượt qua khó khăn, thử thách, bám sát công việc, điều trị tốt cho người bệnh và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn động viên nhân viên y tế Đà Nẵng. Ảnh: Tuấn Dũng.
Ông đã đến từng bệnh phòng, động viên các bác sĩ đang trực tiếp điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng, động viên các bác sĩ yên tâm làm việc và cho biết Bộ Y tế đã và đang hỗ trợ hết mình cho các bác sĩ trên mặt trận tuyến đầu này.
Hiện nay, bệnh viện này đang điều trị cho 10 bệnh nhân Covid-19. Tới đây, sẽ chuyển hết số bệnh nhân này đến các bệnh viện được chỉ định như Trung tâm Y tế Hòa Vang và Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.
Bệnh viện C Đà Nẵng hiện nay không còn bệnh nhân Covid-19, đang tích cực thực hiện khử khuẩn và cách ly.
Video đang HOT
Ông Huỳnh Đức Thơ, chủ tịch Đà Nẵng nói thành phố đang dồn toàn lực cho công tác phòng chống Covid-19, với sự giúp đỡ của các chuyên gia đầu ngành của Bộ Y tế đang có mặt tại thành phố, chắc chắn Đà Nẵng sẽ chiến thắng đợt dịch này.
Các lực lượng chi viện của Bộ Y tế bao gồm: Đội Điều tra, giám sát dịch; Đội điều trị; Đội xét nghiệm đang phối hợp tích cực với y tế Đà Nẵng và các lực lượng trên địa bàn để nâng cao năng lực xét nghiệm và điều trị, giúp y tế Đà Nẵng chuẩn bị cơ sở vật chất để điều trị bệnh nhân Covid-19.
Phó giáo sư Trần Như Dương, Đội trưởng Đội điều tra giám sát dịch, khuyến cáo lãnh đạo TP Đà Nẵng, cần siết chặt việc thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội. Đồng thời đề nghị TP Đà Nẵng cần thành lập ngay tổ giám sát Covid-19 tại cộng đồng.
“Kinh nghiệm của Hà Nội và nhiều địa phương khác, là tổ giám sát này có vai trò rất quan trọng. Mỗi tổ chỉ cần 1-2 người địa phương có uy tín trong tổ dân phố, đi từng nhà, động viên, thăm hỏi để biết người dân có ai ốm, ho, sốt…rồi báo ngay cho y tế”, ông Dương nói.
Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Đội trưởng Đội điều trị cho biết, cần phải tăng cường kiểm soát cách ly, phân loại phát hiện nhanh các ca bệnh. Thông tin từ các bệnh viện cho thấy, xuất hiện nhiều bệnh nhân dương tính với nCoV có bệnh lý nền, đòi hỏi sự cảnh giác cao hơn.
Trong 8 ngày qua, Đà Nẵng ghi nhận tổng cộng 104 ca, Quảng Nam 26, TP HCM 7, Hà Nội hai, Thái Bình, Quảng Ngãi và Đăk Lăk mỗi nơi một. Các ca bệnh chủ yếu liên quan đến cụm bệnh viện ở Đà Nẵng.
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn thăm hỏi, động viện bệnh nhân Covid-19. Ảnh: Tuấn Dũng.
Thứ trưởng Y tế: 'Nhiều bệnh nhân Covid-19 nặng cần điều trị'
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết đến lúc này ngành y tế vẫn kiểm soát được dịch bệnh, song có những bệnh nhân nặng cần tập trung điều trị.
Những bệnh nhân Covid-19 nặng chủ yếu là những người cao tuổi, có bệnh nền hoặc những bệnh nhân chạy thận nhân tạo ở Bệnh viện Đà Nẵng.
Sáu bệnh nhân được ghi nhận trong tình trạng nặng là 416, 418, 436, 438, 437, 433. Trong đó, có hai ca là 416 và 437 đã phải can thiệp ECMO. Một số bệnh nhân nặng đã được chuyển đến Bệnh viện Trung ương Huế, giảm bớt gánh nặng cho Đà Nẵng.
"Họ hầu hết có những biến chứng về hô hấp, tim mạch, nhiễm trùng", Thứ trưởng Sơn nói với VnExpress, trưa 30/7.
Theo ông Sơn, toàn ngành y tế đang tập trung cả về nhân lực và trang thiết bị để hỗ trợ Đà Nẵng cũng như các địa phương có dịch, từ kiểm soát dịch bệnh cho đến điều trị bệnh nhân.
Bộ Y tế đã cử 6 đội công tác đặc biệt gồm các chuyên gia hàng đầu đến Đà Nẵng hỗ trợ chống dịch Covid-19. Các đội gồm các chuyên gia có kinh nghiệm trong việc điều tra dịch tễ, cách ly, điều trị và xét nghiệm. Các nhóm chuyên gia của Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bạch Mai cũng đã có mặt để điều trị các bệnh nhân nặng.
Trước bối cảnh lây nhiễm nCoV cộng đồng nhanh chóng, cùng việc đón công dân nước ngoài về, có cả những người dương tính, khiến số lượng bệnh nhân nhiều, ông Sơn cho biết thời điểm này, hệ thống y tế vẫn đủ năng lực chống đỡ. Khả năng thu dung cách ly và điều trị vẫn đáp ứng. Giai đoạn trước, Bộ Y tế đã xây dựng kịch bản tiếp nhận và điều trị cho hơn 3.000 bệnh nhân nhiễm nCoV. Tuy nhiên, tuỳ vào tình hình dịch bệnh cũng như số lượng bệnh nhân mà kế hoạch đón công dân về nước có thể thay đổi. Việc này quyết định bởi Ban chỉ đạo quốc gia, Thủ tướng chính phủ.
Về trang thiết bị y tế, hiện ngành có khoảng 7.000 máy thở ở các bệnh viện. Hệ thống ECMO vẫn đủ để điều trị trong giai đoạn hiện tại. Ngành y tế đã có kế hoạch mua thêm ECMO, đặt ở các bệnh viện lớn để điều trị bệnh nhân nặng. Số lượng giường bệnh đảm bảo cho việc cách ly và điều trị cho các bệnh nhân.
Việt Nam có 90.000 bác sĩ, 125.000 điều dưỡng. Hầu hết các bác sĩ được đào tạo đa khoa, có thể huy động cho phòng dịch khi cần.
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn. Ảnh: Ngọc Thành.
Hiện nay, tình hình dịch bệnh phức tạp hơn, các ca lây nhiễm cộng đồng liên tục được ghi nhận. Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, đề nghị các bệnh viện viện cần tuyệt đối tuân thủ yêu cầu về quy trình tiếp nhận, sàng lọc, phân luồng, cách ly người bệnh, điều trị, chống nhiễm khuẩn... Các bệnh viện phải có kế hoạch dự phòng khi tình huống đông bệnh nhân, thực hiện phân tuyến điều trị, giảm thiểu tử vong, hỗ trợ chuyên môn cho Đà Nẵng điều trị các bệnh nhân nặng.
"Các bệnh viện tuyệt đối không được chủ quan, lơ là dù chỉ một phút trong điều trị Covid-19, bởi căn bệnh này rất nguy hiểm, lơ là một chút là bệnh nhân có thể diễn biến xấu rất nhanh. Chúng ta phải nỗ lực cao nhất, không để có bệnh nhân tử vong", ông Khuê nói.
Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, khi có các yếu tố dịch tễ nghi ngờ nhân viên y tế phải trang bị ngay phương tiện phòng hộ cá nhân để phòng ngừa lây nhiễm.
"Cuộc chiến phòng chống Covid-19 còn dài, phía trước còn rất nhiều thách thức. Đầu tiên chúng ta phải bảo vệ các bác sĩ và nhân viên y tế, để còn có người điều trị cho bệnh nhân", ông Khuê nói.
Bên cạnh đó, các bệnh viện, các khoa phòng tiếp tục đảm bảo thông khí, bám sát hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế.
Tính đến trưa nay, Việt Nam ghi nhận 459 ca nhiễm, trong đó 369 người đã khỏi, còn 90 bệnh nhân đang điều trị.
Số ca Covid-19 đang điều trị tại Việt NamBắt đầu thực hiệncách ly xã hội (1/4)Cách ly xã hộithành phố Đà Nẵng (28/7)01/0301/0501/07050100150200Sunday, Jul 12, 07:00Đang điều trị : 22
Chỉ huy tiền phương chống dịch Bộ Y tế làm việc với Thừa Thiên - Huế Chiều 31/7, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP Đà Nẵng, đã đến Bệnh viện Trung ương Huế (cơ sở 2, đóng tại huyện Phong Điền, tỉnh TT-Huế; cách TP Huế 20 km về phía Bắc) thực hiện công tác chỉ đạo chống dịch tại miền Trung. Trung...