Các bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam được kiểm soát tốt trong đầu năm 2020
Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), ở nước ta các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sốt rét… là những bệnh dịch lưu hành, nhiều dịch bệnh có tính chất phát triển theo mùa, vì vậy công tác phòng, chống trước mùa dịch để giảm tối đa số mắc và tử vong là rất quan trọng.
Bộ Y tế cho biết, các tháng đầu năm 2020 tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh do COVID -19, tuy nhiên tại Việt Nam nhờ được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ và sự chủ động giám sát, đáp ứng dịch sớm của ngành y tế, sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương, tình hình bệnh COVID-19 tiếp tục được kiểm soát tốt, cả nước ghi nhận 16 trường hợp mắc trong đó đã có 15 trường hợp khỏi bệnh, trường hợp còn lại sức khỏe ổn định.
Bộ Y tế cũng cho biết, các bệnh dịch lưu hành trên cả nước ổn định, không ghi nhận bệnh dịch có số mắc gia tăng đột biến. Các bệnh lưu hành chủ yếu như sốt xuất huyết, tay chân miệng… đều có xu hướng giảm, so với cùng kỳ năm 2019. Số mắc sốt xuất huyết giảm 46%, tay chân miệng giảm 44%, sốt phát ban nghi sởi giảm 76%, số trường hợp dương tính với sởi giảm 16 lần, các dịch bệnh khác ổn định, không ghi nhận các ổ dịch tập trung tại cộng đồng.
Các bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2019 (ảnh minh hoạ)
Theo đó, để kiểm tra sự chủ động, sẵn sàng trong công tác đáp ứng, phòng chống trước mùa dịch, đặc biệt tại khu vực miền Trung, ngày 19/2/2019, Cục Y tế dự phòng đã đi kiểm tra tình hình dịch bệnh và công tác chuẩn bị, sẵn sàng ứng phó dịch tại khu vực miền Trung (Quy Nhơn, Bình Định).
Kết quả cho thấy tình hình dịch hiện đang được kiểm soát tốt. So với cùng kỳ năm 2019, trên toàn khu vực số bệnh nhân sốt rét giảm 65%, tỷ lệ ký sinh trùng sốt rét giảm 63%, không có sốt rét ác tính và không có tử vong do sốt rét; số mắc sốt xuất huyết giảm 21%, những tỉnh có số mắc sốt xuất huyết cao ở cuối năm 2019 là Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị đã có xu hướng giảm mạnh trong các tuần gần đây, các dịch bệnh khác ổn định không có gì đặc biệt. Công tác phòng chống dịch cũng đã và đang được triển khai chủ động và đồng bộ.
Trong đợt kiểm tra, đoàn công tác chỉ đạo khu vực miền Trung tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch, phát hiện sớm và khoanh vùng xử lý ổ dịch kịp thời, triệt để, không để lây lan, bùng phát, tăng cường các biện pháp giảm mắc, giảm tử vong, tập huấn và truyền thông phòng chống dịch bệnh.
Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), ở nước ta các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sốt rét… là những bệnh dịch lưu hành, nhiều dịch bệnh có tính chất phát triển theo mùa, vì vậy công tác phòng, chống trước mùa dịch để giảm tối đa số mắc và tử vong là rất quan trọng.
Video đang HOT
Do đó, để tiếp tục chủ động kiểm soát tốt các bệnh truyền nhiễm ngay từ đầu năm, đề nghị mỗi người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế như: Tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, duy trì diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy hàng tuần, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh cá nhân… để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.
Cùng với đó, các cơ quan y tế dự phòng thường xuyên giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch và tham mưu cho các cấp chính quyền, phối hợp với các ban ngành đoàn thể và toàn dân có các biện pháp kịp thời.
T.Nguyên
Theo SK&ĐS
Những 'bệnh nhân số 0' bị coi là kẻ gieo rắc mầm bệnh
Mary Mallon là bệnh nhân số 0 đặc biệt nhất lịch sử Mỹ bởi cô là người đầu tiên được phát hiện mắc thương hàn nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào.
Bệnh nhân số 0 (patient zero) là thuật ngữ chỉ người đầu tiên lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên, trong quá khứ, thuật ngữ này không bao hàm ý nghĩa như vậy. Cách dùng "patient zero" thường bị gắn với định kiến của nhiều người về những bệnh nhân "gieo rắc mầm bệnh".
Bắt nguồn từ một thuật ngữ bị hiểu sai
Năm 1988, bệnh nhân Gatan Dugas, tiếp viên Canada gốc Pháp, trở thành bệnh nhân đầu tiên nhiễm HIV tại Mỹ. Trong hồ sơ của Dugas, các bác sĩ ghi chú "patient O", viết tắt của "Out of California". Điều này hàm ý đánh dấu rằng bệnh nhân đã rời khỏi California trước khi dịch bệnh bùng phát.
Tuy nhiên, chữ "O" lại bị nhìn nhầm sang thành số 0 (zero). Ngay lập tức, Gatan Dugas bị đổ lỗi là người "gieo rắc mầm bệnh" HIV tới Mỹ, theo CNN.
Gatan Dugas, người đầu tiên nhiễm virus HIV tại Mỹ. Ảnh: BBC.
Nhiều thập kỷ trôi qua, một nghiên cứu trên Tạp chí Nature vào năm 2017 đã chính thức xóa tên Dugas khỏi những gán mác trước đây liên quan đến HIV. Nhóm tác giả cho biết căn bệnh này tại Mỹ có nguồn gốc từ một dịch bệnh Caribbean đã tồn tại vào những năm 1970.
Dù vậy, thuật ngữ "patient zero" vẫn được lưu truyền và sử dụng như một cách gọi về bệnh nhân đầu tiên lây nhiễm bất kỳ một loại bệnh nào. Trong lịch sử, rất nhiều "bệnh nhân số 0" bị phân biệt đối xử vì nhiều người cho rằng đây là những người "gieo rắc mầm bệnh".
Bệnh nhân số 0 không có triệu chứng
Mary Mallon là người đầu tiên phát hiện nhiễm thương hàn tại Mỹ và là bệnh nhân số 0 nổi tiếng nhất trong lịch sử. Cô còn được biết đến với cái tên "Typhoid Mary". Theo TS Richard Stein của Đại học Y khoa New York (Mỹ), tác giả cuốn sách "Siêu lây lan trong các bệnh truyền nhiễm", Mary là người đầu tiên trong lịch sử Mỹ mang trong mình vật ký sinh của bệnh thương hàn mà không bị bất kỳ tổn hại sức khỏe nào từ vi khuẩn.
Mary sinh năm 1869, mất năm 1938 trong gia đình nghèo nhất một quận của Bắc Ireland. Năm 1884, cô di cư sang Mỹ sinh sống. Cô vốn là đầu bếp chịu trách nhiệm chuẩn bị cho các bữa ăn cho nhiều gia đình tại New York những năm 1900. Sau khi ăn món ăn Mary nấu, các vị khách lần lượt lên cơn sốt, tiêu chảy. Nó khiến cô phải liên tục đổi nơi làm việc từ năm 1900-1907.
Mary Mallon được gọi với biệt danh "Typhoid Mary", bệnh nhân đầu tiên nhiễm sốt thương hàn nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào. Ảnh: BBC.
Cho đến khi Mary phục vụ cho nhà Charles Warren, một quý ông ngân hàng giàu có, điều bí ẩn mới được giải đáp. Như những gia đình trước, sau khi ăn những món do Mary nấu, 6 thành viên trong nhà phát bệnh khiến cư dân ở Vịnh Oyster hoảng loạn.
Trước đây, thương hàn thường bị coi là bệnh của những người nghèo, chỉ có ở các khu ở chuột. Vì vậy, họ không hiểu vì sao mầm bệnh lại "leo" được đến nơi này. Warren đã mời nghiên cứu bệnh học George Soper đến. Ông George đã phát hiện ra mầm mống của bệnh là từ Mary Mallon.
Là một vi khuẩn siêu lây lan những điều đặc biệt là thương hàn trú ngụ trong cơ thể Mary Mallon mà không gây cho cô bất kỳ tổn hại sức khỏe nào. Mary thậm chí không có triệu chứng sốt cao, tiêu chảy như những bệnh nhân khác. Sự thiếu hiểu biết và không ác ý, Mary đã vô tình trở thành "mầm bệnh di động" trong nhiều năm. Các bác sĩ đã cố gắng giải thích trong cơ thể cô chứa một quần thể vi khuẩn phát triển mạnh, nhưng cô không tin vào điều này.
Mary Mallon (ngoài cùng bên trái) bị cách ly 26 năm. Ảnh: BBC.
George Sober viết trong bài nghiên cứu năm 1939 về bức chân dung của Mary Mallon, ông miêu tả cô là người phụ nữ nóng tính, bướng bỉnh và tức giận khi bị buộc cách ly. Mary cũng không làm một việc gì lâu dài, cô chẳng có bạn bè thân thiết.
Mary được cho là đã lây nhiễm bệnh cho 51 người, ba trong số đó tử vong, theo History. Cô bị buộc cách ly 2 lần, tổng cộng 26 năm. Trong suốt thời gian đó, Mary liên tục kiện Bộ Y tế New York vì tình trạng bị cách ly.
Đến nay, giới y khoa vẫn chưa thể lý giải được liệu rằng Mary Mallon thực sự là bệnh nhân của vi khuẩn thương hàn hay chỉ là "vật trung gian" khiến nhiều người bị lây nhiễm.
Thương hàn là bệnh do vi khuẩn Salmonella typhi gây nên. Theo Cục y tế dự phòng, bệnh khởi phát đột ngột với sốt cao kéo dài, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, mạch chậm, táo bón hoặc tiêu chảy và ho khan. Tuy nhiên, cũng có trường hợp nhẹ hoặc không triệu chứng. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn xâm nhập cơ thể người cảm thụ, trung bình từ 8-14 ngày.
Theo Zing
Khi nào vaccine phòng ngừa virus corona được điều chế thành công? Trong bối cảnh dịch bệnh do virus corona lây lan mạnh, các quốc gia trên thế giới đều mong muốn sớm có vaccine điều trị loại virus này. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có tổ chức nào dám khẳng định về thời điểm chính xác vaccine phòng ngừa virus corona được điều chế thành công. Virus corona chủng mới đột biến quá nhanh...